- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Phượt thủ không chuyên trên con đường trek đẹp nhất Việt Nam
Sau nhiều đắn đo có nên đi hay không chặng Tà Năng – Phan Dũng, mình quyết định, một lần trong đời được ngắm nhìn thế giới thì có gì phải tiếc, vậy là vác balo lên và đi.
Sau nhiều đắn đo có nên đi hay không , mình quyết định, một lần trong đời được ngắm nhìn thế giới thì có gì phải tiếc, vậy là vác balo lên và đi.
Phượt thủ không chuyên trên cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam
Cung đường Tà Năng – Phan Dũng là một trong những cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam, từ huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) xuyên rừng Tà Năng qua xã Phan Dũng (Tuy Phong, Bình Thuận).
Chuẩn bị
Ngoài đồ ăn vật dụng cá nhân được dặn dò trước đó, thứ đầu tiên, quan trọng nhất là sức khỏe. Mình từng leo núi Bà Đen 3 lần, nhưng leo được Bà Đen chưa chắc đi được Tà Năng. Thế là quyết tâm trước khi đi 20 hôm, ngày ngày vác bao lô toàn nước ra công viên đi bộ luyện thể lực. Lúc đầu mình đi đi 1 tiếng, vác 5 kg, rồi tăng dần thành 1,5 tiếng với 7kg, 2 tiếng 8 với kg. Thực tế khi đi, mình vác tới 13 kg. Mình chưa bao giờ đi đâu mà vác đồ tới 13kg chứ đừng nói đi trekking xuyên rừng.
Phương tiện di chuyển: Ôtô, xe máy và đi bộ
Thời gian: 22h30 đêm 29/4 – 9h ngày 2/5
Khởi động
22h30, mình có mặt trên xe ôtô cùng với 30 người nữa, vật vờ trên xe, tới chợ Đà Loan tầm 6h hôm sau – nơi cả đoàn bắt đầu đi vào phía bên trong khu rừng. Lúc đầu, mọi người nghỉ ngơi ăn sáng, mua đồ linh tinh còn thiếu cho chuyến đi. Sau đó may sao ôtô chở vào thêm một đoạn nữa, rồi cả đám mới cuốc bộ 5 km đầu tiên tới tiệm tạp hóa cuối cùng, trước khi chính thức hành trình xuyên rừng.
Lúc này mình chính thức hồi hộp và… háo hức, cảm thấy balo vẫn còn nhẹ lắm, sức lực dồi dào. Đi là đi thôi.
Hình như đoàn xuất phát tiếp lúc 9h. Tất nhiên là mình không biết đường, chỉ đi theo người dẫn và các bạn đã đi rồi. Nhìn con đường xa tít tắp, cũng đôi lần chột dạ: khi nào mới tới đích, có bị lạc không, bị lạc chắc cũng không sao đâu nhỉ, đã chuẩn bị 13 kg cho 3 ngày cơ mà…
Có đi rồi mới biết, những đoạn đường đầu tiên bằng phẳng là thế, càng về sau độ khó càng tăng. Nắng lên cao rực rỡ. Trên đường, thấy một đoàn khác thuê xe công nông chở vào phía bên trong, trong lòng chợt cảm thấy có chút ghen tị.
Bắt đầu những con dốc đầu tiên, cũng là bắt đầu thấy cảnh tượng hùng vĩ của núi rừng. Cảnh vật hùng vĩ quá, nắng quá, và cả nặng quá nữa. Cần đi hết 3 con dốc mới tới chỗ nghỉ trưa. Mình tò mò liệu có đi hết 3 con dốc thật sao? Mới đi hết được 1 con dốc thôi, đứa nào đứa nấy thở mệt, mặt mày bơ phờ chứ đừng nói 3 con. Thế là quyết định dừng lại ở con dốc thứ nhất luôn. Chỗ này nghỉ trưa là hợp lý rồi, vì ở trên đồi cao giữa rừng thông, gió thổi vi vu mát rượi.
Vậy là hết nửa ngày. Nửa ngày còn lại đúng là thảm họa, chỉ toàn leo dốc, xuống dốc. Balo lúc này nước đã vơi bớt một ít nhưng cảm giác độ nặng tăng lên, 13 kg mà cứ tưởng 31 kg.
Bây giờ nghĩ lại, thấy dốc vẫn còn sợ, có những đoạn dài thật dài và cao thật cao. Mình ngã tới 5 lần trong những lúc đi xuống, có lần suýt lăn thẳng xuống, may mà có cái balo nặng níu lại.
Hãi hùng nhất là lúc chiều tối, khi đi xuống đoạn thung lũng là điểm cắm trại. Lần đầu tiên trong đời mình đi được đoạn dốc ghê như vậy. Lúc đó 18h mà trời đã tối sập, nhưng nhờ vậy không nhìn thấy đoạn đường đó kinh dị như thế nào.
Đất không bẳng phẳng mà bị xới tung lên, một bên gọi là vực thì không đúng, mà cũng chỉ là phía bên rừng ở tít bên dưới thôi. Vừa đi mình vừa nghĩ, lỡ sảy chân một cái thì không biết người ở nơi đâu. Vậy nên mình quyết định chỗ nào đi được thì đi, chỗ nào bò được thì bò…
Gần 20h, đến được điểm cắm trại, mình nể mọi người trong đoàn thật. Hạnh phúc nhất lúc này của một cô gái là được tắm và gội đầu, tắm lộ thiên dưới suối, nước suối mát lạnh.
Ngày 2
Sau ngày đầu mình, đã thấm mệt, toàn thân đau nhức, nhất là hai vai. Nhưng đoạn đường tiếp theo là đã qua Phan Dũng rồi, nghĩ tới đó là mình thấy có động lực để đi tiếp. Nửa ngày thứ hai cũng vẫn còn rất nhiều dốc, thế mà các anh đi trước bảo đường bằng phẳng, không khó nữa đâu. Về sau đoàn mới biết là đi lạc, lạc qua tận tới đỉnh của thác Yaly, trong khi đường đúng dễ đi hơn nhiều. Chẳng quay lại được, vậy là cả đám dắt tay nhau đi tiếp.
Đi qua nhiều đoạn có suối, lúc này mình mặc kệ lạc hay không, thấy suối mừng hơn bắt được vàng, lao xuống suối cho thỏa mãn trước, còn lại tính sau. Gặp bạn dẫn đoàn cũng vui tính, thấy suối là nhảy ùm xuống luôn.
Tìm đường đi lúc này việc đấy là quan trọng nhất. Đi đâu về đâu bây giờ? Tôi cũng đành đi theo các anh dẫn đường. Qua được dốc rồi, qua được suối rồi, đến được rừng cây lá thấp, gọi cho vui thôi chứ là rừng trúc.
Mưa bất chợt ập xuống, mát quá nhưng ướt hết. Chúng tôi gọi đây là cơn mưa thần thánh, vừa nắng vừa mưa. Lúc này các bạn dẫn đường mặt bơ phờ, nói gì đến dân không chuyên như chúng tôi.
Đến ngã 3, mọi người thắc mắc rẽ trái hay rẽ phải, tốt nhất là đi theo bạn dẫn đường, may sao đó là quyết định đúng chứ không đi đường kia là quay ngược lại Tà Năng rồi. Mình lúc này đã không còn sức lực nữa, hai vai mất cảm giác, chỉ biết cắm mặt xuống đất mà đi…
Cuối cùng cũng ra được đúng đường, đến bản làng của người dân ở Phan Dũng. Đây là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời những người ở đây, mệt mỏi bao nhiêu cũng tan biến hết . Lúc đó khoảng 16h.
Còn đoạn đường cuối cùng để ra tới bìa rừng, 15 km cuối nữa thôi, và có xe ôm. Đoàn trả giá một xe 2 người giá 200.000 đồng, thế là đi, chứ đi bộ chắc mình ở lại cắm lều còn hơn. Đi xe ôm còn được chơi cảm giác mạnh, đường suối và dốc mà các bác cứ phóng vèo vèo. Mỗi lần vượt dốc, mình sợ đứa ngồi phía sau rơi xuống đường.
Tối ngày 2, sau khi tới tiệm tạp hóa nghỉ ngơi tắm rửa, tầm 19h30 cả đoàn thuê xe tải ra ngoài biển Cổ Thạch. Không ngờ đoạn đường từ trong Phan Dũng ra ngoài Cổ Thạch cũng thích thật, đi xe mui trần, gió tạt vào mặt, đường đèo quanh co. Mình nghĩ thầm nếu có xe máy mà đổ mấy cái đèo này thì sướng không gì bằng. Ai ngờ xe mui trần hứng trọn cơn mưa, cả đám chen chúc ngồi che áo mưa, buồn cười thật…
Những giờ cuối cùng ở Cổ Thạch, cả đoàn được thấy thế giới văn minh, cùng ăn đêm, dạo biển, chụp hình, ôn lại những con đường lạc lối…
Sáng ngày thứ 3 cả đoàn lên xe về, gần 21hcó mặt ở Sài Gòn, kết thúc chuyến đi.
Đoàn mình đã đi bộ cũng hơn 50 km, đúng nghĩa là trèo đèo vượt suối. Hành trình tưởng khó – ai ngờ khó thật. Cảnh vật tưởng đẹp – ai ngờ đẹp thật: rừng thông reo, rừng cây lá thấp, đồi cỏ nhú, suối thần tiên…
Đối với mình, mỗi mùa có vẻ đẹp khác nhau, mùa mưa có cỏ xanh mơn mởn, khí trời tươi mát. Mùa nóng có cỏ non mới nhú giữa đám cỏ màu cháy, bướm bay đầy trời.
Và chuyến đi không chỉ là ngắm cảnh. Đi là để cảm nhận, trải nghiệm, để thử thách bản thân, đi để có thêm bạn bè.
Theo Zing News
Lang thang bên triền núi lửa
Mùa hè oi bức, thật thích hợp cho một chuyến lênh đênh trên thuyền khám phá những trầm tích núi lửa nằm yên bình bên sóng hàng triệu năm ở Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi), cùng cơ hội thưởng thức hải sản tươi sống ngọt lịm.
Những món cay nồng đậm chất miền Trung
Tới Quảng Bình du khách phải thưởng thức cháo canh buổi sáng còn đến Quảng Trị hãy tìm về làng Phương Lang để ăn suất bánh ướt no nê.
Gia đình Lý Hải – Minh Hà gợi ý tour nghỉ hè trong nước
Vịnh Vĩnh Hy, Đà Lạt, Phú Quốc, Vũng Tàu, Cát Bà, Ninh Bình hay Mai Châu là những địa điểm phù hợp với gia đình có con nhỏ.
Trốn Hà Nội lên Suối Giàng tránh nóng
Suối Giàng với khí hậu mát mẻ, thoáng đãng quanh năm còn được du khách ví như Sapa của tỉnh Yên Bái.
Vùng đất ‘phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn’
Nếu từng thắc mắc điển tích “Phúc như Đông Hải trường lưu thủy, Thọ tỷ Nam Sơn bất lão tùng”, đến Tam Á, bạn sẽ được trải nghiệm câu chúc này.