- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Phượt 5 nước Đông Nam Á với 6,5 triệu đồng
Hành trình kéo dài 12 ngày của tôi bắt đầu từ suy nghĩ: tại sao chỉ đặt vé máy bay khứ hồi bay qua Singapore, về lại Việt Nam, mà không đi tiếp các nước trong khu vực?
Mục đích của chuyến đi chỉ đơn giản là qua tham quan các nước Singapore - Malaysia - Thái Lan - Lào, sau đó quay về Hà Nội.
Di chuyển
Hành trình của tôi sử dụng 8 phương tiện để di chuyển:
Máy bay: Bay từ Việt Nam qua Singapore bắt đầu hành trình, và bay từ Hà Nội về TP.HCM kết thúc hành trình.
Do tôi săn vé máy bay giá rẻ, chi phí từ Việt Nam qua Singapope là 784.000 đồng. Còn lượt về từ Hà Nội do không có vé giá rẻ nên chi phí bay hết 969.000 đồng.
Xe bus: Phương tiện di chuyển chính để qua cửa khẩu các nước từ Singapore - Malaysia - Thái Lan - Lào - về Hà Nội.
Tàu điện ngầm: Phương tiện di chuyển chủ yếu ở các khu vực trung tâm của Singapore, Kuala Lumpur (Malaysia), Bangkok (Thái Lan).
Tàu hỏa: Phương tiện di chuyển toàn hành trình tại Thái Lan từ Hat Yai (miền Nam Thái Lan) đến Chiang Mai (miền Bắc Thái Lan).
Tuk tuk: Phương tiện di chuyển ở những khu vực không có tàu điện ngầm và đó là phương tiện chủ yếu tại khu vực trung tâm như Chiang Mai (Thái Lan), Vientiane (Lào).
Ôtô: Là lần đầu tiên đi đến Singapore, do chưa quen với hệ thống tàu điện ngầm, xe bus, hệ thống bản đồ của Singapore, tôi nên sử dụng Uber để tiết kiệm thời gian, đi từ sân bay Singapore về đến khách sạn.
Xe máy: Phương tiện di chuyển khám phá 3 tỉnh miền Bắc Thái Lan. Lộ trình khoảng 700 km cho cung đường Chiang Mai - Chiang Rai - Pai.
Đi bộ: Đây là phương tiện chính trong việc quyết định giảm thiểu tối đa chi phí toàn hành trình. Tôi đi bộ khoảng hơn 100 km.
Tổng chi phí di chuyển tốn khoảng 4.254.000 đồng.
Thật tuyệt vời khi hành trình ngẫu hứng nhưng tôi lại có thể đi thật xa. Điểm xa nhất có thể đến là Tam Giác Vàng (Golden Triangle), điểm tiếp giáp của 3 nước Lào - Thái Lan - Myanmar. |
Ngủ
Khách sạn: Một lần ở Singapore để xác nhận nhập cảnh dễ dàng hơn (tốn 300.000 đồng một đêm).
Dorm: Một lần ở Pai (khu vực miền Bắc Thái Lan, tốn 200 Baht = 130.000 đồng).
Làm quen và ngủ nhờ trên chiếc ghế của chú bảo vệ một đêm.
Tôi ngủ nhờ trên ghế của một nhân viên an ninh. |
Ngủ trên xe bus: 3 đêm
Ngủ trên tàu hỏa: 2 đêm
Ngủ ở nhà ga tàu hỏa Bangkok: 1 đêm
Ngủ ở cây xăng: Một lần ở Chiang Rai.
Ngủ lang giữa đèo: Một lần ở đèo nằm giữa Chiang Rai - Pai.
Ngủ lều: Cắm trại một đêm
Ngủ là khoản chi phí khá tốn kém trong hành trình, nhưng tôi chỉ tốn 430.000 đồng cho 12 ngày.
Mỗi cách ngủ đều có một trải nghiệm riêng, tuy nhiên cũng đòi hỏi chút kinh nghiệm nhất định. Tôi khuyến khích các bạn nên trải nghiệm, nếu là con gái có thể thử cùng nhóm 2-4 người.
Trong hành trình đi xe bus từ Malaysia đến Hat Yai (Thái Lan), tôi bị xe bus bỏ rơi ở cửa khẩu khi đang làm thủ tục, nên đến Hat Yai trễ hơn so với hành trình dự định là 2 tiếng. Tại thời điểm vào 21h30, nhiều khách sạn đã đóng cửa hoặc còn mở cửa thì phí ở cũng khá cao, dao động từ 450-700 baht.
Khi tôi đang đi bộ tìm với hy vọng thấy khách sạn bình dân, một chú bảo vệ bảo có ghế ngồi trực đêm, không chê có thể ngủ tạm. Sau đó, tôi được bạn của chú dẫn đi khám phá thành phố trong đêm. Đây là kỷ niệm tuyệt vời của tôi về những người dân thân thiện Thái Lan.
Ở sau lan can có những cái trụ phân làn giao thông dành cho taxi và xe bus (gắn biển Shutter Bus - xe miễn phí đưa đón khám phá Bangkok), khá đông người đi lại nên tôi rủ một người bạn phượt ở Indonesia ngủ cùng cho an toàn. |
Ăn uống
Mục tiêu của hành trình là đi qua các nước Đông Nam Á dài ngày, do đó để tránh tình trạng không hợp khẩu vị dễ đau bụng (nặng hơn là tiêu chảy), tôi chỉ ăn các món ăn có gạo - thường không phải là đặc sản hay món ăn đặc sắc của đất nước đó.
Tuy nhiên, đến gần cuối hành trình (ngày thứ 9), đồ ăn Thái quá hấp dẫn tôi dù toàn dầu mỡ. Tôi tiêu 25 baht ăn đồ nướng, hôm sau đau bụng cả ngày.
Trung bình một ngày, tôi tiêu hết 100.000 đồng cho đồ ăn. Tôi hạn chế việc ăn đặc sản vì sợ ảnh hưởng đến lịch trình, và điều đó là đúng.
Tổng chi phí ăn uống khoảng 1,5 triệu đồng.
Hi vọng nhật ký của tôi có thể giúp cho các bạn chưa đi vòng quanh Đông Nam Á có thể hình dung rõ hơn về hành trình mà các bạn dự định sẽ đi sắp tới.
Miến măng ngan – món ngon mùa đông Hà Nội
Giữa thời tiết lạnh của mùa đông Hà Nội, bát miến măng ngan có đủ vị chua cay hòa quyện khiến thực khách thấy ấm bụng hơn.
Hải sản nướng bán rong trên bờ biển Phan Thiết
Chiều tới, khu vực bờ biển Đồi Dương, Phan Thiết lại tấp nập du khách, dân địa phương tản bộ, tắm biển và không thể thiếu các hàng rong bán hải sản nướng thơm lừng.
Bánh cuốn trứng và cháo ấu tẩu nơi cao nguyên đá
Du khách đến Hà Giang dù bất kỳ mùa nào trong năm cũng khó lòng bỏ qua một đĩa bánh cuốn trứng nóng hổi và tô cháo ấu tẩu có vị đắng đặc trưng.
Cuba và những điều bất ngờ
Tôi sống ở Canada và chỉ mất 3 tiếng bay là tới Cuba. Mỗi năm tôi đều sang Cuba để nghỉ ở những bờ biển tuyệt đẹp và mỗi lần, tôi lại khám phá được những bất ngờ.