- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Nơi nghỉ chân tốt nhất trong lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam
Lễ hội Bà Chúa Xứ còn gọi là lễ Vía Bà được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam, Châu Đốc, An Giang.
Phần lễ của lễ Vía Bà gồm năm lễ: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế.
Lễ tắm Bà: Lễ này được tổ chức vào lúc 24 giờ đêm 23 rạng ngày 24. Nói là tắm bà, nhưng thực tế là lau lại bụi bặm trên tượng thờ và thay áo mão cho Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khoẻ mạnh và trừ ma quỷ. Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó mọi người được tự do lễ bái.
Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà: Lễ này được tiến hành vào lúc 15 giờ ngày 24. Các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối diện với miếu bà làm lễ Thỉnh Sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, và bài vị Hội đồng. Khi vào đến Miếu Bà, các bài vị trên được an vị ngôi chính điện, Ban quản trị dâng hương thỉnh an, lễ thỉnh sắc kết thúc. Tục lệ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu đã có từ lâu để tỏ lòng biết ơn ông là người có công khai phá vùng đất hoang vu này.
Lễ Túc Yết: Lễ được tổ chức 0 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Tất cả các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp hàng hai bên trước tượng Bà. Vật cúng gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết có ít lông heo gọi chung là “mao huyết”, một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối. Ông chánh bái làm lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà, dâng tế, sau đó thì hóa một ít giấy vàng bạc.
Lễ xây chầu: Sau cúng túc yết là Lễ xây chầu. Ông chánh bái sẽ bước tới bàn thờ đặt giữa võ ca, hai tay cầm dùi trống nâng ngang trán khấn vái. Phía bên trái bàn thờ có một tô nước và một nhành dương liễu. Ông chánh bái ca công cầm nhành dương nhúng vào tô nước rồi vảy nước ra xung quanh, vừa đọc to những lời cầu nguyện. Đọc xong, ông chánh bái ca công đặt tô nước, cành dương trở lại bàn thờ, ông đánh ba hồi trống và xướng “ca công tiếp giá”, lập tức đoàn hát bộ nổi chiêng trống rộ lên và chương trình hát bộ bắt đầu. Các tuồng hát bộ sau đây thường được diễn tại miếu bà: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương…
Lễ Chánh tế: Đến 4 giờ sáng ngày 26 cúng Chánh tế (nghi thức giống như cúng “túc yết”). Chiều ngày 27 đưa sắc Thoại Ngọc Hầu về Sơn Lăng.
Phần hội diễn ra rất sôi nổi đan xen với phần lễ, các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén… thu hút nhiều du khách. Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là một lễ hội mang bản sắc dân tộc đậm nét, nhưng cũng chứa đựng nhiều màu sắc địa phương Nam Bộ. Lễ hội thực sự là một lễ hội văn hoá dân gian đáp ứng nhu cầu văn hoá xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân.
Dĩ nhiên khi đến tham dự lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam, bạn sẽ phải tìm cho mình một nơi lưu trú thật thoải mái và dễ chịu. Một trong số những khách sạn, khu nghỉ dưỡng tốt ở Núi Sam, không thể không kể đến Victoria Núi Sam Lodge.
Mở cửa đón khách vào tháng 10 năm 2013, Victoria Núi Sam Lodge là khách sạn mới nhất thuộc chuỗi Victoria Hotels & Resorts bao gồm một quần thể 26 bungalow riêng biệt với nhiều diện tích khác nhau.
Được xây dựng theo phong cách tối giản, hiện đại, hoà quyện với thiên nhiên xung quanh, Victoria Núi Sam quyến rũ du khách bằng nét mộc mạc tự nhiên hơn là những tiện nghi xa hoa sang trọng. Nội thất của mỗi phòng cũng được thiết kế và bài trí theo phong cách nhẹ nhàng tinh tế với trần nhà cao, sàn gạch và đồ gỗ cùng tông màu đỏ ấm. Đặc biệt, mỗi phòng đều có cửa ra vào thiết kế theo phong cách Pháp, dẫn lối đến khu vực ban công ngoài trời riêng biệt rộng 12m², nhìn ra một không gian thoáng đãng hướng tầm mắt xuống thung lũng nên thơ bên dưới.
Tận hưởng ẩm thực địa phương là một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Bữa tối ấm cúng tại Lá Giang Restaurant & Bar với 120 chỗ ngồi cả trong nhà lẫn ngoài trời sẽ thoả mãn cả thực khách khó tính nhất với đa dạng các món ăn Việt Nam, đậm đà hương vị đặc trưng miền Tây Nam Bộ. Khi hoàng hôn buông xuống du khách có thể quây quần tại khu vực vọng lâu, một nét kiến trúc đặc sắc của Victoria Núi Sam Lodge. Tại đây, du khách có thể ngả lưng trên ghế sofa, nhấm nháp ly cocktail thơm nồng và ngắm nhìn toàn cảnh núi non 360 độ trong một không gian lãng mạn tinh tế.
Theo Như Ý (tổng hợp)
Kinh nghiệm viếng chùa Bà Đen, Tây Ninh
Là một trong những nơi nổi tiếng của Tây Ninh, gắn liền với điểm đến núi Bà Đen huyền thoại, chùa Bà Đen được đông đảo du khách ghé đến thăm viếng và cầu nguyện bởi ý nghĩa tâm linh.
2 ngày 1 đêm du xuân Ninh Bình
Chỉ cách Hà Nội chưa tới 100 km, Ninh Bình với nhiều danh thắng đẹp cả về cảnh quan và ý nghĩa lịch sử, rất phù hợp cho chuyến du lịch đầu xuân Bính Thân.
Du lịch Tây Tạng – khám phá cuộc sống ở vùng đất kì bí nhất thế giới
Dù tách biệt với thế giới bên ngoài, cộng với thời tiết, địa hình cũng rất khắc nghiệt nhưng Tây Tạng vẫn là điểm đến mơ ước của nhiều phượt thủ trên thế giới. Tuy nhiên, nếu một lần được đặt chân tới Tây Tạng, bạn sẽ choáng ngợp với sự mênh mông và hùng
Lạc bước giữa ‘biển’ hoa ở công viên Hitachi Seaside Nhật Bản
Bên cạnh nét văn hóa độc đáo, Nhật Bản còn hút khách du lịch bởi những công trình kiến trúc đậm màu truyền thống cùng những cánh đồng hoa được mệnh danh là “thiên đường có thật” trên thế giới.
Vẻ đẹp mây Tà Xùa giữa ngày và đêm
Đến Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La), du khách được trải nghiệm hành trình săn mây hấp dẫn và cuốn hút với khung cảnh mây trắng phủ kín một thung lũng yên bình.