- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Những sự tích ông táo chầu trời ít ai biết? Cúng gì để tiễn đưa ông Công, ông Táo?
Nội dung
Sự tích ông Táo chầu trời ở Việt Nam được lưu truyền dựa trên nhiều sự tích, và không phải người nào cũng có thể hiểu và biết được hết những sự tích đó.
ở Việt Nam được lưu truyền dựa trên nhiều sự tích, và không phải người nào cũng có thể hiểu và biết được hết những sự tích đó.
Táo Quân thực ra có 3 người chứ không phải 1
Trong tín ngưỡng dân gian của Việt Nam và Trung Hoa, Táo Quân, Táo Vương hay ông Táo được xem là một vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình. Đặc biệt, ông Táo trong tín ngưỡng Việt có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Địa, Thổ Kỳ và Thổ Công của Lão giáo Trung Hoa.
Nhưng đến với sự tích ở Việt Nam đã được Việt hóa thành truyền thuyết 2 ông 1 bà tức là thần Đất, thần Nhà và thần Bếp. Ba vị thần này có mối quan hệ khăng khít với nhau và không thể thiếu trong mỗi gia đình.
Người Việt đã đơn giản hóa cách gọi, và gọi đơn giản là ông Táo, bình dị và gần gũi. Bếp được quan niệm là bản nguyên của mọi nhà khi người nguyên thủy có lựa và dựa trên nền móng đất. Sự tích ông Táo chầu trời ở Việt Nam được lưu truyền dựa trên nhiều sự tích, và không phải người nào cũng có thể hiểu và biết được hết những sự tích đó.
XEM THÊM: Làng cá kho Vũ Đại nhộn nhịp giáp Tết ngày đêm
Sự tích ông Táo chầu trời theo dân gian Việt Nam
Sự tích khá phổ biến trong tín ngưỡng của người Việt và được lưu truyền nhiều là kể về cuộc sống của hai vợ chồng. Vợ tên là Thị Nhị, chồng tên Trọng Cao. Họ lấy nhau đã lâu nhưng không sinh được mụn con nào nên buồn phiền và thường xuyên cãi vã với nhau.
Có một hôm Trọng Cao bực mình quá nên đã đánh vợ, Thị Nhị tức giận bỏ nhà ra đi. Và trên đường đã gặp chàng trai tên Phạm Lang, vì chàng trai này nói lời ngon ngọt nên Thị Nhị đã xiêu lòng. Hai người ăn ở với nhau và kết thành vợ chồng. Lúc ấy Trọng Cao hối hận nên đã đi tìm vợ khắp nơi nhưng không thấy. Anh bỏ công bỏ việc hành khất đi tìm vợ.
Bỗng một hôm Trọng Cao đến nhà gia đình khá giả xin ăn, khi bà chủ mang đồ ăn ra thì Thị Nhị nhận ra Trọng Cao. Tình nghĩa năm xưa của họ trỗi dậy, còn Thị Nhị lại hối hận vì đã lấy Phạm Lang. Khi hai người đang ôn lại chuyện cũ thì Phạm Lang về. Thị Nhị hốt hoảng bảo Trọng Cao ẩn vào trong đống rơm khô.
Phạm Lang về đốt rơm để mang ra đồng, chẳng may đốt luôn Trọng Cao đang ở trong đó. Thị Nhị đau lòng quá độ nên nhảy vào lửa chết theo. Phạm Lang thấy vợ chết cũng nhảy vào chết. Cuối cùng ba người họ vĩnh viễn ở cạnh nhau.
Tuy nhiên có một sự tích khác về kể Phạm Lang, Thị Nhị, Trọng Cao như sau: Khi Thị Nhị lấy Phạm Lang, gia đình đốt vàng mã thì có người ăn xin vào nhà. Thị Nhị nhận ra chồng cũ nên thương xót đã đem gạo ra cho.
Lúc đó Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhị xấu hổ nên đâm đầu vào đống lửa tử tự. Trọng Cao trọng tình nghĩa năm xưa nên lao vào chết theo, còn Phạm lang vì thương vợ cũng nhảy vào chết chung.
Tình nghĩa của ba người họ đã làm cảm động trời xanh nên thượng đế đã phong làm Táo Quân và mỗi người cai quản một việc:
- Phạm Lang là Thổ công chăm lo việc bếp
- Thị Nhị là Thổ Kỳ trông nom việc chợ
- Trọng Cao là Thổ địa chăm lo việc nhà
Từ khi có sự tích Táo Quân thì người Việt quan niệm Táo Quân sẽ định đoạt phúc đức cho gia chủ. Hầu như bàn thờ đều đặt gần bếp để thờ cúng Táo Quân. Và hằng năm vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch thì táo sẽ lên thiên đình bẩm báo việc nhà của gia đình. Từ đó là sự tích ông Táo chầu trời đã hình thành.
Làm gì trong lễ tiễn đưa ông Táo Chầu Trời?
Vua Bếp sẽ phù hộ mang đến nhiều phước lành cho gia đình, người dân gian làm lễ tiễn đưa ông Táo lên chầu trời là việc làm rất ý nghĩa.
Thông thường cúng Táo Quân sẽ gồm có hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho ông Táo thì có hai cánh chuồn, còn mũ của bà Táo thì không có cánh. Ngoài ra để giúp cho Táo Quân có phương tiện về chầu trời thì nhân gian còn cúng thêm một con cá chép sống được thả trong nước “cá hóa rồng” để đưa ông táo về trời, cúng xong sẽ phóng sinh.
Tùy từng gia đình, từng phong tục vùng miền mà người ta cúng ông Táo theo cách riêng của họ. Tuy nhiên đều hướng đến những điều rất linh thiêng mong một năm mới an lành.
Thực hiện: Kenhhomestay.com
Kinh nghiệm du lịch Mai Châu Hòa Bình bằng xe máy chơi banh nóc chỉ tốn 500k
Điểm du lịch nổi tiếng trong những năm gần đây có thể kể đến Mai Châu Hòa Bình luôn yên bình, nhẹ nhàng, luôn có một nét đẹp riêng thu hút và níu chân du khách khi đến đây. Tìm hiểu chi phí du lịch Mai Châu bằng xe máychỉ hơn 500k của Kenhhomestay.com qua
Top 18 địa chỉ cho thuê xe máy Vũng Tàu giá rẻ uy tín nhất giao tận nơi
Thanh xuân có dịp vi vu đến Vũng Tàu nhất định phải khám phá hết nơi đây, từ con người, văn hóa, thắng cảnh đển đồ ăn bạn nhé. Sự độc đáo của thành phố biển này chắc chắn khiến bạn mê mẩn và nhớ mãi thôi. Để có chuyến đi trọn vẹn nhất hãy đồng hành với mộ
Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa gì? Chọn sao chó đúng theo vùng miền?
Mâm ngũ quả là nét văn hóa không thể thiếu và vô cùng quan trọng trong ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam trên mọi miền Tổ Quốc. Chính vì vậy, vào những ngày cận kề dịp Tết, người người nhà nhà chuẩn bị mâm ngũ quả ngày Tết thịnh soạn và đầy đủ the
Tết Nguyên Đán 2018 nên mời người nhà hay khách đến xông đất?
Xông đất là phong tục lâu đời của người dân Việt Nam nhằm mong muốn tìm được người hợp tuổi, hợp mệnh, có cuộc sống hạnh phúc đến gửi lời chúc đầu năm mới để cả năm gia chủ gặp nhiều may mắn, làm ăn suôn sẻ.
Kinh nghiệm du lịch Châu Đốc – An Giang từ A đến Z: Từ đi chơi đến hành hương
Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với hành trình du lịch Châu Đốc – An Giang với những chuyến đi đầy lí thú nữa nhỉ? Không chỉ sở hữu những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp vùng đất này còn có một nền văn hóa vô cùng đa dạng phong phú. Trong bài viết này chún