- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Những quán bún bò Huế ngon ở Sài Gòn
Giữa muôn vàn món ăn ngon, bún bò Huế vẫn chiếm được một vị trí hàng đầu trong thực đơn ẩm thực của người Sài Gòn.
Có nguồn gốc từ cố đô Huế, bún bò từ lâu đã trở thành món ăn rất được người Sài Gòn ưa thích. Nước dùng đậm đà, vị cay xé lưỡi, ăn sáng, ăn trưa hay ăn tối đều thích hợp là những ưu điểm của món ăn này. Bên cạnh đó, bún bò Huế còn được biến tấu với nhiều thành phần như bún bò giò, bún bò chả, bún bò tái, gân... vừa ngon miệng vừa không gây cảm giác ngấy.
Bún bò Huế được bán nhiều ở Sài Gòn, khác với món ăn chính gốc, bún ở đây thường sử dụng cọng bún lớn và trong hơn. Ảnh: T.P
Mặc dù được bán nhiều nhưng để tìm được một quán bán đúng vị bún bò của người Huế ở Sài Gòn thì không hề đơn giản. Một bát bún bò Huế ngon đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn, có nhiều thành phần như: bò gân, bò tái, món giò, chả... nước dùng phải đậm đà, có vị ngọt thanh và cay, rau sống ăn kèm phải được thái nhỏ với đủ loại rau như bắp chuối, húng quế, giá, xà lách, rau muống... dĩ nhiên là không thể thiếu hủ ớt ngâm và ớt sa tế (hoặc ớt bằm)...
Cũng như phở, hủ tiếu hay mì Quảng, nước dùng luôn là thành phần quan trọng, quyết định đến hương vị của món ăn. Để có được nồi nước dùng thơm ngon, người bán phải trải qua một quá trình không hề đơn giản. Đầu tiên phải lựa chọn mua xương ống, xương đầu về rửa sạch rồi đem ninh nhừ trong nhiều giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, các loại rau quả, thảo dược như: quế, hoa hồi, dứa, hành tây, sả... được sử dụng để làm tăng hương vị thơm, ngọt cho nồi nước dùng.
Tùy theo mỗi quán mà bát bún bò Huế có nhiều cách biến tấu khác nhau. Ảnh: T.P
Tuy nhiên, nhiều như thế vẫn chưa đủ, nồi nước dùng sẽ bị xem là thất bại nếu thiếu cái vị mặn mà của mắm ruốc xứ Huế. Mắm ruốc được hòa vào bát với nước hầm xương, đánh tan rồi để lắng cặn rồi cho vào nước dùng. Chính nhờ mắm ruốc mà nồi nước dùng có vị đậm đà, thơm chứ không tanh nồng. Cuối cùng, thêm một ít sa tế được làm từ tỏi băm, sả băm, ớt băm, tiêu, màu hạt điều, tất cả được xào vàng rồi cho vào nước dùng để có màu đỏ vàng có vị cay nồng đặc trưng vừa đẹp mắt vừa ngon miệng.
Khi ăn, chỉ việc chần bún qua nước sôi rồi cho vào bát, tùy ý thích của người ăn mà người bán xếp đầy các nguyên liệu như: thịt bò, giò heo, chả... bên trên là các loại rau thơm như hành tây thái lát, rau răm, hành lá... Chan ngập nước dùng và ăn kèm với đĩa rau sống tươi ngon. Bát bún bò Huế nghi ngút khói với hương thơm thoang thoảng khiến người ăn khó thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của nó, để rồi khi ăn xong lại xuýt xoa vì cái vị cay xé lưỡi khó có thể quên được.
Dưới đây là một vài địa chỉ quán bún bò đúng chất Huế ở Sài Gòn dành cho bạn:
- Quán bún bò Nam Giao - 189 Bùi Viện, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1.
- Bún bò Huế Đông Ba - 110A Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1.
- Quán bún bò vỉa hè số 7 Ngô Thời Nhiệm, phường 7, quận 3.
- Bún bò Huế Thành Nội - 47A Trần Cao Vân, phường 6, quận 3.
- Bún bò Huế Hạnh - 135 Bành Văn Trân, phường 7, quận Tân Bình.
- Bún bò Huế Yên Đỗ - 252/68B Lý Chính Thắng, phường 9, quận 3.
Nguồn: Tiêu Phong
4 pho tượng độc đáo ở Hà Nội
Không cần một loại thuốc tẩm ướp xác mà di thể của hai vị thiền sư vẫn không bị phân hủy, hay bức tượng Đức Ông với một chân trần là những pho tượng độc đáo ở Hà Nội.
Những chốn lãng mạn như phim Hàn ở Hà Nội
Phố Nguyễn Du, Kim Mã, Phan Đình Phùng... đã khiến biết bao con tim lỡ nhịp mỗi lần qua, để rồi từ đó nuôi dưỡng những mối tình chớm nở.
Một vòng trải nghiệm Sài Gòn trong chiều cuối tuần
Ngồi ở góc hồ Con Rùa trò chuyện với bạn bè và ăn vặt, hay dạo một vòng công viên 30/4 rồi dừng ngắm nhìn ngôi nhà thờ hơn trăm năm tuổi trong nắng chiều sẽ làm ngày cuối tuần của bạn không nhàm chán.
6 đặc sản Lai Châu nên thử trên đường du lịch
Lợn cắp nách, cá nướng, rêu đá... là những món ăn mang phong vị núi rừng mà bạn nên thử nếu có dịp du lịch đến Lai Châu.
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Đi du lịch biển
Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay được nghỉ 4 ngày. Thời tiết đã bắt dầu vào hạ. Du lịch biển có lẽ là lựa chọn được nhiều người ưa thích nhất. Vậy nên đi biển ở đâu? Câu hỏi đó sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây!