- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Những nguyên tắc trên bàn ăn của người Nhật
Xứ hoa anh đào nổi tiếng văn minh và tôn trọng các nguyên tắc, ngay cả trong những hoạt động thường ngày như ăn uống.
Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng với nguyên liệu hảo hạng và cách chế biến, trình bày đầy tính nghệ thuật. Ngoài ra, người Nhật còn có những quy tắc thú vị trong cách ăn uống khiến các du khách bất ngờ.
Bàn ăn và chỗ ngồi
Nhiều nhà hàng Nhật có các bàn thấp và nệm ngồi trên chiếu Tatami thay vì bàn ăn kiểu phương Tây. Bạn phải cởi giày và dép trước khi bước lên chiếu, tránh giẫm lên nệm của người khác.
Cách ăn
Các nhà hàng phục vụ khăn ướt để thực khách lau sạch tay trước khi ăn. Sau khi gọi món, mọi người thường chờ tới khi tất cả đồ ăn đã được dọn ra bàn mới ăn, và bắt đầu bằng câu “itadakimasu” nghĩa là “mời mọi người” . Nếu món cần ăn ngay mà những người khác chưa có đồ ăn thì bạn cần nói “osaki ni itadakimasu” – “cho phép tôi ăn trước nhé”.
Khi ăn bằng bát nhỏ, bạn nên bê bát lên gần miệng để gắp đồ ăn. Khi ăn những món được đặt trên đĩa chung, bạn nên dùng đũa riêng của món đó để gắp thức ăn. Xì mũi, ăn tạo thành tiếng (trừ với món mì) bị coi là bất lịch sự, và bạn không nên để lại bất cứ chút đồ thừa nào. Người Nhật quan niệm phải ăn hết đồ ăn đã dọn ra. Suất ăn cũng thường nhỏ và vừa đủ để mọi người không bỏ lại. Nếu có loại nguyên liệu nào đó bạn không ăn được, có thể bảo nhà hàng đổi sang nguyên liệu khác.
Sau khi ăn xong, bạn cần xếp bát đũa lại theo trật tự ban đầu như lúc đồ ăn được dọn ra, úp lại nắp các bát, đặt đũa lên thanh gác đũa hoặc giấy bao. Người Nhật kết thúc bữa ăn với câu “gochisōsama deshita” nghĩa là “cảm ơn vì bữa ăn”, thể hiện sự trân trọng không chỉ với đầu bếp mà còn với các nguyên liệu chế biến ra món ăn.
Cách uống
Đừng uống cho tới khi mọi người có mặt ở bàn ăn đã có đồ uống và sau đó nâng cốc chúc mừng. Khi uống rượu, bạn nên rót cho người khác hơn là rót cho mình. Nhớ để ý xem cốc người uống cùng mình và rót thêm nếu cốc sắp cạn. Khi ai đó muốn rót thêm rượu cho bạn, hãy uống một vài hớp trước khi đưa cốc cho người đó.
Việc uống say ở những nhà hàng sang trọng và thanh lịch thường bị coi là bất lịch sự. Các nhà hàng bình dân cho phép khách uống say, miễn là không làm phiền tới người khác. Nếu không uống được rượu, bạn có thể nói thẳng và xin phép uống một loại khác mà không bị ép buộc. Các loại đồ uống thay thế gồm bia không cồn, trà, nước quả hoặc nước ngọt có gas.
Những nguyên tắc nên nhớ
1. Không bao giờ được dùng tay để hứng đồ ăn: Việc dùng tay để hứng đồ ăn khi gắp bị coi là bất lịch sự ở Nhật. Bạn nghĩ sẽ lịch sự hơn nếu dùng chiếc đĩa cầm tay Tezara để hứng nước sốt hay mẩu thức ăn rơi xuống và tránh bị bẩn quần áo? Tốt nhất cũng không nên làm thế và chú ý tới miếng đồ ăn mình sẽ gắp.
2. Tránh dùng răng cắn đôi miếng thức ăn: Nhìn chung, bạn nên ăn cả miếng và tránh dùng răng xé nhỏ. Các món ăn Nhật thường được chia làm nhiều phần rất vừa miệng. Việc đặt miếng thức ăn cắn dở xuống bát bị coi là bất lịch sự. Bạn có thể che miệng lại khi nhai những miếng to.
3. Không trộn wasabi (mù tạt xanh) với xì dầu: Người dân các nước khác thường trộn đều xì dầu với wasabi khi ăn sashimi, nhưng đúng ra bạn không nên làm thế. Bạn cần cho một chút wasabi lên trên miếng sashimi, sau đó mới chấm xì dầu.
4. Đừng úp ngược nắp bát tô: Việc úp ngược nắp bát sẽ khiến người khác nghĩ bạn đã ăn xong rồi. Bạn phải úp như lúc bát mới được dọn ra.
5. Đừng bỏ vỏ sò hay vỏ các loại hải sản lên nắp bát tô hay trên đĩa khác: Nhiều người hay có thói quen bỏ vò hải sản lên nắp bát hay một đĩa khác sau khi ăn xong. Người Nhật coi đó là một điều bất lịch sự và nên tránh. Người ăn cần bỏ vỏ vào chính bát đựng món hải sản đó sau khi ăn xong.
6. Không cầm đũa trước khi cầm bát: Khi ăn đồ Nhật, bạn nên cầm bát hay đĩa lên trước rồi mới cầm đũa. Khi đổi bát, đầu tiên bạn cần đặt đũa xuống, sau khi cầm bát mới lên bạn mới cầm đũa lại.
7. Không dùng đũa chạm vào đồ ăn nếu không gắp: Bạn sẽ bị coi là người bất lịch sự nếu dùng đũa của mình chạm vào đồ ăn trên đĩa nhưng rồi lại không gắp.
8. Không đặt đũa lên trên bát: Nếu muốn đặt đũa xuống, bạn phải dùng gác đũa. Nếu không có, bạn phải bọc đũa trong tờ giấy quấn đũa ban đầu và đặt xuống trên bàn.
9. Đừng đảo đầu đũa khi gắp thức ăn từ đĩa chung: Do đầu đũa đó là nơi bạn đặt tay nên thực chất không sạch và không nên dùng để gắp thức ăn. Bạn nên nhờ phục vụ lấy thêm một đôi nữa để dùng gắp món ăn chung.
10. Không giơ đồ ăn lên cao quá miệng: Việc giơ đồ ăn lên cao quá miệng bị coi là bất lịch sự.
Theo Zing News
Xem thêm các bài viết:
Những món đặc sản ngay cả người Nhật cũng sợ
8 món ăn Nhật Bản “hớp hồn” những tín đồ ăn uống Việt Nam
Độc đáo các món ăn từ hoa anh đào của Nhật Bản
Mì khô thập cẩm cho bữa trưa khi du lịch Sài Gòn
Sợi mì nhỏ, dai mềm, trộn nước sốt ngọt ngọt ăn kèm với thịt heo, xí quách là gợi ý cho thực khách du lịch Sài Gòn khi chọn món bữa trưa.
9 món ăn ‘ứa nước miếng’ bạn nên nếm thử khi du lịch Đài Loan
Ẩm thực ở Đài Loan rất phong phú và ngon, bổ, rẻ. Đây là sự kết hợp tuyệt vời của ẩm thực các vùng Triều Châu, Phúc Kiến của Trung Quốc, cùng với ẩm thực các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc. Nếu có dịp đến du lịch Đài Loan, bạn nhất định phải thưởng t
Những món ăn ngọt ngào từ cua bấy
Cua đang thời kỳ lột vỏ, mềm mượt được kết hợp cùng nước sốt me hay sốt trứng cà ri mang lại hương vị độc đáo, hấp dẫn.
9 món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Tây Tạng
Du lịch Tây Tạng, ngoài phong cảnh tuyệt vời, các món ăn cũng là một trong những điều mà nhiều du khách tỏ ra vô cùng hứng thú.
Những món ăn phải thử khi tới châu Âu
Giống như văn hóa, ẩm thực của các quốc gia châu Âu rất đa đạng và phong phú, trong đó có những món bạn không thể bỏ qua nếu tới đây.