- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Những món ăn đặc sản độc đáo ở Sa Pa
Nội dung
Vùng đất Sa Pa không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, khí hậu trong lành mát mẻ mà phong vị ẩm thực đậm chất núi rừng nơi đây cũng níu chân biết bao du khách. Chính vì thế nếu có dịp đến với Sapa thì đừng quên dành chút thời gian để thưởng thức những món ăn đặc sản ngon nức tiếng ở nơi đây nhé.
Những món ngon đặc sản ở Sapa
1. Cá suối nướng
Không cầu kỳ như những món ăn đặc sản Sapa khác, món cá suối nướng hấp dẫn du khách bởi hương vị dân dã đặc trưng của ẩm thực núi rừng Tây Bắc.
Cá suối nướng món đặc sản Sapa độc đáo dành cho du khách (Ảnh sưu tầm) |
Cá suối ở Sapa xương mềm, thịt chắc được những người sành ăn nhận xét là thơm ngon hấp dẫn nhất vùng Tây Bắc. Cá suối ở đây có rất nhiều loại như cá bống, cá hoa… Đặc biệt, các loại cá này đều tương đối nhỏ.
Để thưởng thức món cá suối nướng đúng vị, sau khi bắt cá, bạn xiên chúng vào những xiên nứa rồi nướng trên bếp củi, bỏ thêm chút gia vị. Chỉ cần vậy, bạn là đã có một món cá nướng thơm ngon, hấp dẫn.
Ngoài ra, ở người dân bản địa thường nướng sơ cá ngay tại suối sau đó mang về nhà kho ăn dần, hoặc mang lên bán ở các phiên chợ. Chính vì thế, du khách có thể dễ dàng mua được món đặc sản Sapa hấp dẫn này.
2. Thịt gừng
Trong số những món ngon Sapa nổi tiếng, bạn đừng bỏ qua thịt gừng – một món ăn đặc sản độc đáo của đồng bào dân tộc Nùng Dín thường được nấu trong những ngày Tết đến Xuân về.
Nguyên liệu chính để làm nên món thịt gừng rất giản dị. Người dân địa phương tận dụng tất cả các loại xương từ xương sống, xương sườn đến thủ tươi nguyên (không rửa qua nước) đem băm nhỏ.
Đậm đà hương vị thịt gừng Nùng Dín (Ảnh sưu tầm) |
Sau đó, người ta lấy một lượng gừng lớn đem rửa sạch giã nhỏ và vắt bớt nước đem trộn tất cả xương băm, gừng, muối cùng nhau, dùng tay bóp thật nhuyễn hỗn hợp. Sau đó, thịt được cho vào chum có men bóng rồi đổ nước, ủ kín bằng ni lông giữ nhiệt độ để thức ăn không bị chuyển màu. Khi nào cần dùng, họ mới lấy ra chế biến.
Thịt gừng thường được đem kho hoặc hấp. Những ai đã từng một lần được thưởng thức món ăn đặc sản Sapa này chắc chắn sẽ không thể quên được vị ngọt của thịt xương quyện với vị mặn đậm đà của muối, thêm chút vị cay nóng của gừng già. Hương vị ấy đã làm ấm lòng biết bao du khách khi đến với xứ lạnh vùng cao.
3. Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc – một trong những món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày trong những dịp lễ tết. Nguyên liệu chính để làm món xôi này là gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng của vùng Tú Lệ. Theo người bản xứ, chỉ loại gạo nếp này mới tạo ra hạt xôi dẻo và thơm.
Xôi thường được nấu với 5 màu chính là trắng, đỏ, xanh, tím, vàng, tượng trưng cho ngũ hành – trắng là Kim, xanh là Mộc, tím (thay cho đen) là Thủy, đỏ là Hỏa và vàng là Thổ.
Để có được màu sắc hấp dẫn cho món xôi, người nấu phải rất kỳ công trong việc lựa chọn những phụ liệu tạo màu.
Xôi ngũ sắc đặc sản của người Tày ở Sapa (Ảnh sưu tầm) |
Đối với màu trắng, họ đã sử dụng màu nguyên của gạo, màu đỏ được làm từ quả gấc hay lá cơm đỏ, màu xanh lấy từ lá gừng hay lá cơm xôi xanh, màu vàng từ nghệ già giã lấy nước và màu tím dùng lá cơm đen hoặc cây lá cẩm. Xôi sau khi nấu thành phẩm được bày chung vào một đĩa trông như một bông hoa với màu sắc sặc sỡ.
Theo quan niệm của người Tày, những ai ăn xôi ngũ sắc trong các ngày lễ, tết sẽ gặp được nhiều điều may mắn, tốt lành. Chính vì vậy, nếu có dịp đi du lịch Sapa vào dịp đầu xuân năm mới, bạn hãy thưởng thức món ăn độc đáo này.
4. Măng Chua
Trong những đặc sản Sapa nổi tiếng, măng chua là một trong những món đặc sản độc đáo nhất. Đây vừa là món ngon vừa là món quà ý nghĩa cho du khách phương xa. Măng chua Sa Pa thường được làm từ măng của cây vầu.
Măng chua Sa Pa món đặc sản dân dã (Ảnh sưu tầm) |
Khi mới nhú được khoảng 20 – 30cm, măng vầu tươi sẽ được bẻ, mang về bóc vỏ và rửa sạch, xắt thành từng lát nhỏ. Sau đó, người nấu sẽ được ủ vào các chum. Cuối cùng, họ đậy kín miệng chum để tránh tác động từ không khí và nước. Khoảng 20 ngày hoặc một tháng sau, măng sẽ đạt đến độ chua vừa đủ và chính thức đem ra sử dụng.
Măng chua Sapa có vị chua mát đặc trưng nên có thể được dùng để nấu canh với cá hoặc thịt. Hương vị ngon và không gây ngán sẽ kích thích vị giác của thực khách. Chính vì thế, măng chua là một trong những món ăn đặc sản Sa Pa được nhiều người lựa chọn thưởng thức.
5. Bánh dầy
Bánh dầy – món bánh dân dã của người dân địa phương từ lâu đã trở thành một trong số những đặc sản Sapa hấp dẫn. Du khách thường thưởng thức và mua loại bánh này về làm quà cho gia đình, bạn bè và người thân.
Để làm nên những chiếc bánh dầy thơm ngon, người dân địa phương chỉ sử dụng gạo nếp nương. Khi chế biến, họ đem gạo nếp ngâm với nước lã khoảng 2 giờ đồng hồ rồi đổ ra giá để róc hết nước rồi cho vào chõ xôi.
Sau khi chín, xôi được cho vào cối giã thủ công, trong khi giã phải thỉnh thoảng bôi mỡ vào chầy cho khỏi dính. Khi xôi đã nát nhừ và quyện thành bột, người làm sẽ múc chỗ bột ấy ra và bắt đầu nặn thành từng viên. Như vậy, người Sapa đã có món bánh dày thơm ngon.
Bánh dầy Sapa (ảnh sưu tầm) |
Những chiếc bánh dầy tròn xinh bóng bẩy hấp dẫn thực khách (Ảnh sưu tầm)(5)
Thông thường món bánh này có thể để được 1 tuần. Nhưng nếu muốn để lâu hơn (khoảng 2 – 3 tháng), bạn chỉ cần làm cho bánh dẹt ra và lấy bột nếp khô rắc ra ngoài làm áo cho bánh. Khi dùng, bạn có thể đem bánh hấp lại hoặc cho vào rán. Bánh sẽ lại dẻo và thơm như lúc mới làm.
Thưởng thức món bánh dầy cũng rất đơn giản, bạn có thể chấm đường ăn ngay hoặc rán dầu. Bánh có vị thơm đặc trưng của gạo nếp và rất dẻo.
Nếu có dịp đi du lịch Sapa, du khách đừng quên thưởng thức và mua một chút bánh dầy về tặng cho người thân. Bánh dầy sẽ trở thành món quà thật ý nghĩa. Chắc chắn Sapa sẽ là địa điểm ăn uống các món đặc sản lý tưởng dành cho du khách.