- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Những lễ hội đầu xuân nhộn nhịp ở Bắc Ninh
Bắc Ninh là trung tâm của vùng văn hóa Kinh Bắc trước kia, cái nôi của dân ca quan họ, đồng thời lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời, những lễ hội, phong tục truyền thống.
Giữa xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, Bắc Ninh vẫn giữ được nét cổ kính, giản dị, mang đậm màu sắc dân gian. Quê hương quan họ là điểm đến lý tưởng trong ngày tết cổ truyền để du khách có dịp ôn lại những nét văn hóa truyền thống và câu chuyện lịch sử, đặc biệt với người dân thủ đô, bởi Bắc Ninh chỉ cách Hà Nội khoảng 30 km.
Hội Lim
Hội Lim được cho là lễ hội đáng chú ý nhất tại Bắc Ninh dịp đầu năm, niềm tự hào của người dân địa phương. Chính hội tổ chức vào ngày 13/1 Âm lịch tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Hát quan họ là hoạt động nổi bật nhất trong hội Lim. Ảnh: Báo Bắc Ninh. |
Hội Lim bao gồm những nghi lễ trang nghiêm, nhằm tỏ lòng thành kính với vị tổ của làn điệu dân ca quan họ, cùng các hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh phong phú. Nhiều trò chơi dân gian diễn ra sôi nổi như đấu vật, đấu cờ, đánh đu, thi dệt cửi, nấu cơm...
Hoạt động nổi bật nhất trong lễ hội là hát quan họ. Các liền anh, liền chị thể hiện những làn điệu quan họ trữ tình, nồng nàn trên chiếc thuyền hình rồng tại hồ nước sát bên cánh đồng làng Lim. Người tới trẩy hội thường là các nam thanh nữ tú, bởi đây được coi là dịp tìm bạn, tìm duyên.
Lễ hội đền Bà Chúa Kho
Truyền thuyết kể lại rằng Bà Chúa Kho là người phụ nữ xinh đẹp, lại khéo sản xuất, phụ trách tích trữ lương thực và chăm nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo.
Mỗi khi Tết đến xuân về, du khách thập phương lại nô nức tới đền Bà Chúa Kho (khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh), đặc biệt là giới kinh doanh buôn bán, dù đây chỉ là một ngôi đền nhỏ. Theo quan niệm "đầu năm vay bà, cuối năm trả nợ", những người tới đây trẩy hội đều mong muốn phát tài phát lộc trong năm mới.
Du khách tới lễ hội đền Bà Chúa Kho với mong muốn phát tài phát lộc. Ảnh: Việt Hùng. |
Lễ hội đền Bà Chúa Kho khai hội vào ngày 14/1 Âm lịch nhằm tưởng niệm ngày giỗ Bà. Khách tới lễ hội ngoài để "vay vốn" còn muốn cầu bình an và sức khỏe.
Lễ hội Đền Đô
Lễ hội đền Đô diễn ra tại làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn từ ngày 14-16/3 Âm lịch hàng năm, chính hội vào ngày 16.
Hàng nghìn người tham gia đám rước kiệu trong lễ hội đền Đô, với ý nghĩa tưởng nhớ sự kiện vua Lý Thái Tổ lên ngôi, mở ra thời kỳ thịnh vượng trong lịch sử đất nước, qua đó nhắc nhở thế hệ trẻ về đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống yêu quê hương, đất nước.
Phần hội cũng có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc giống những lễ hội khác tại Bắc Ninh như hát quan họ trên thuyền, đấu vật, thi cờ người, thi nấu cơm, gói bánh...
Bên cạnh việc tham gia lễ hội, du khách nên tới tham quan đền Đô, hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện, thờ tám vị vua nhà Lý, xây theo kiến trúc cung điện thời xưa. Ngôi đền cùng di tích lăng mộ các vua triều Lý tại làng Đình Bảng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2014.
Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ
Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ, nơi được coi là làng nghề giàu có nhất vùng Kinh Bắc, là nét văn hóa truyền thống độc đáo, nhằm tưởng nhớ tướng Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng.
Lễ hội bắt đầu rất sớm từ mùng 3 Tết, khi người dân tổ chức lễ rước thỉnh Đức Thánh Thiên Cương lên đền Trung. Lễ rước pháo diễn ra sáng mùng 4 Tết. Hai quả pháo lớn sơn màu đen và dát vàng, trang trí hình tứ linh, nặng hơn 1 tấn, được các thanh niên rước từ nhà truyền thống ra đình làng, theo sau là đoàn rước hàng trăm người.
Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ mang đậm nét văn hóa truyền thống, thu hút đông đảo khách du lịch tham gia. Ảnh: Lê Bích |
Các hoạt động văn hóa, thể thao trong lễ hội rất sôi nổi, mang đậm nét dân gian như diễn tuồng, hát quan họ, đấu vật, thi cờ tướng, chọi gà...
Lễ hội chùa Dâu
Chùa Dâu còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân, hay Cổ Châu, nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Đây được coi là ngôi chùa hình thành sớm nhất ở Việt Nam khi Phật Giáo mới du nhập, lưu giữ nhiều công trình kiến trúc cổ như thành cổ Luy Lâu, lăng mộ Sĩ Tiếp, hệ thống chùa chiền, đền đài, dinh thự, bảo tháp…
Lễ hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng và quy mô vào ngày 8/4 Âm lịch - tức lễ Phật đản. Đây là ngày hội của nhà nông, với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Một số hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức là cướp nước, dâng nước, đánh gậy trên bãi chùa Dâu, múa sư tử, đốt cây bông...
Lễ hội chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích tọa lạc trên núi Lan Kha thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du, nổi tiếng với tượng Phật bằng đá lớn nhất Việt Nam, hay còn gọi là Đại Phật tượng, được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2012. Chùa có lịch sử lâu đời, lưu giữ những nét kiến trúc cổ từ thời nhà Lý cùng các di vật như hàng tượng linh thú đá, bia đá, vườn tháp.
Du khách tới trẩy hội tại chùa Phật Tích tập trung xung quanh Đại Phật tượng. Ảnh: Thanh Thương/baotintuc. |
Du khách tới trẩy hội chùa Phật Tích từ mùng 3 đến mùng 5 Tết không những có cơ hội tìm hiểu những di tích lịch sử đặc sắc, mà còn được tham dự lễ hội Khán hoa mẫu đơn, gắn liền với câu chuyện tình cảm động "Từ Thức gặp tiên".
Trong những ngày lễ hội, các chương trình giao lưu quan họ, biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên quảng trường gần Đại Phật tượng, ngoài ra còn có những trò chơi dân gian.
Lễ hội chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp tại xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành là ngôi chùa cổ nổi tiếng với tượng Phật quan âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, chùa được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, và là ngôi chùa có kiến trúc cổ hoàn chỉnh nhất còn sót lại.
Lễ hội chùa Bút Tháp được tổ chức vào ngày 23 và 24/3 Âm lịch hàng năm với các nghi lễ truyền thống như lễ cúng Phật, lễ dâng hương, lễ cúng tổ... cùng các hoạt động văn nghệ thể thao như cờ tướng, bóng bàn, thả chim bồ câu, biểu diễn chèo...
Đi đâu gần TP.HCM 2-3 ngày dịp Tết
Các bãi biển của Bà Rịa - Vũng Tàu, rừng cao su Bình Phước hay xứ dừa Bến Tre... là những điểm đến bạn có thể cân nhắc cho lịch trình đi đâu đó 2-3 ngày dịp Tết gần TP.HCM.
10 món bánh dân dã nhưng không thể thiếu trong ngày Tết của miền Trung
Bên cạnh bánh Tết, thịt, chả, trong dịp Tết, người dân miền Trung còn có rất nhiều món bánh cổ truyền ngon mắt, ngon miệng.
Bến Bình Đông rực rỡ hoa kiểng trên bến dưới thuyền
Hàng trăm nhà vườn từ các tỉnh miền Tây đi ghe thuyền chuyển hoa kiểng lên TP.HCM bán Tết tại bến Bình Đông khiến cả dòng kênh rộn ràng ngập sắc xuân.
Angkor Wat tăng gấp đôi giá vé tham quan
Bắt đầu từ 1/2, du khách sẽ phải trả giá vé cao hơn nếu muốn vào thăm di sản thế giới kỳ vĩ ở Campuchia.
Món ngon ở Bangkok – 12 Địa chỉ ăn Ngon không nên bỏ lỡ
Bạn có dự định đi du lịch Bangkok vào thời gian tới, bạn băn khoăn không biết du lịch Bangkok nên ăn gì và ăn ở đâu, món ăn nào vừa hợp khẩu vị với bạn lại có thể cảm nhận nền ẩm thực nơi bạn đến? Hãy tham khảo những Món ngon ở Bangkok và địa chỉ ăn ngon