Piz Gloria, Thụy Sĩ: Những người hâm mộ James Bond sẽ nhớ khung cảnh tuyệt đẹp nhìn từ Piz Gloria, xuất hiện trong tập phim On Her Majesty’s Secret Service năm 1969. Tuy nhiên, khi giám đốc sản xuất Hubert Frölich tới khu vực này ở Schilthorn, nhà hàng vẫn chưa hoàn tất.
Công ty sản xuất phim đã thỏa thuận chi tiền hoàn thiện nhà hàng, đổi lại được dùng nơi đây làm phim trường. Sau đó, nhà hàng đã giữ tên Piz Gloria để du khách có thể trải nghiệm thế giới của Bond.
Sleepy Hollow, Mỹ: Ngôi làng North Tarrytown ở New York đã đổi tên thành Sleepy Hollow để ăn theo truyện “Huyền thoại Sleepy Hollow”, sau khi General Motors đóng cửa nhà máy ở sống Hudson năm 1996, khiến 4.000 người thất nghiệp.
Nhờ bộ phim có Johnny Depp thủ vai, ngôi làng đã trở thành một điểm đến đông khách trong 2 thập kỷ qua.
Shangri La, Trung Quốc: Năm 2001, thành phố Zhongdian ở Tây Nam Trung Quốc quyết định đổi tên thành Shangri La, miền thiên đường bí ẩn trong tiểu thuyết Lost Horizon (1939) của James Hilton.
Kể từ đó, du khách đổ về thành phố này và tin rằng đây là Shangri La có thật trong truyền thuyết, với các khu rừng rậm xanh biếc và đỉnh núi phủ tuyết, cùng những ngôi đền Tây Tạng ấn tượng.
Cầu sông Kwai, Thái Lan: Pierre Boulle, tác giả của Planet of the Apes (Hành tinh khỉ) còn nổi tiếng với một tác phẩm khác – Bridge over the River Kwai (Cầu qua sông Kwai). Truyện xoay quanh việc xây dựng tuyến đường sắt Burma với cái chết của hàng nghìn tù nhân chiến tranh.
Cuốn sách này đã gợi cảm hứng cho việc xây dựng một cây cầu qua sông Mae Khlaung trong Thế chiến II. Sau khi sách được chuyển thể thành phim, du khách đã tìm tới đây tham quan. Tuy nhiên, do sông Kwwai không có cầu, một phần sông Mae Khlaung được đổi tên thành Khwae Yai để phù hợp với câu chuyện hơn.
Trạm kiểm soát Charlie, Đức: Trạm kiểm soát Charlie ở Berlin có vị trí lịch sử quan trọng, là ranh giới giữa Đông và Tây Đức trong Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, trạm kiểm soát thật đã bị dỡ bỏ năm 1990 sau khi nước Đức hợp nhất và được đưa tới một bảo tàng.
Trạm kiểm soát nằm tại khu vực đó ngày nay chỉ là bản sao, với các binh lính giả để chụp ảnh cùng du khách.
Số 221B phố Baker, Anh: Nhiều người nhận ra Sherlock Holmes chỉ là nhân vật tưởng tượng, nhưng điều đó cũng không ngăn được những người hâm mộ tới bảo tàng về thám tử tư nổi tiếng này.
Bảo tàng Sherlock Holmes nằm ở phố Baker và có biển đề địa chỉ là số 221 B. Tuy nhiên, địa chỉ thực của tòa nhà này là số 239. Khi tập Sherlock Holmes đầu tiên được xuất bản, phố Baker chưa có tới số 200.
Lâu đài Bran, Romania: Lâu đài Bran từ lâu đã được coi là có liên quan tới Dracula, nhưng thực tế lại là một câu chuyện khác. Tác giả Bram Stoker chưa từng tới Romania.
Nhiều người cho rằng mô tả về lâu đài của Dracula trong tác phẩm kinh điển này được lấy cảm hứng từ lâu đài Bran. Tuy nhiên, bản thân Dracula được dựa trên Vlad the Impaler, một quý tộc sống ở lâu đài Poenari gần đó.
Đảo Philae, Ai Cập: Các bức tường với chữ tượng hình ở ngôi đền trên đảo Philae có vẻ thật, và đúng là chúng đã hơn 2.000 năm tuổi.
Khi đập Aswan được xây dựng, người ta đã chuyển các ngôi đền trên đảo Philae nguyên bản về Agilkia, hòn đảo gần đó nhưng cao hơn để tránh bị ngập. Các ngôi đền được dựng lại tỉ mỉ, từng khối đá một.
Ban công của Juliet, Italy: Bộ phim Romeo và Juliet đã thu hút hàng nghìn người hâm mộ đổ về Verona để chiêm ngưỡng ban công nơi cặp đôi huyền thoại tỏ tình. Tuy nhiên, cặp đôi này chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của Shakespeare.
Thêm nữa, cảnh trên ban công thực ra không có trong vở kịch nguyên gốc, do ban công chưa tồn tại trong thời của Shakespeare.
Theo Zing News