- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Ngắm nút giao thông 3 tầng ở Đà Nẵng
Nội dung
Đà Nẵng là một thành phố hiện đại với nhiều công trình kiến trúc được xây dựng đẹp đẽ, hài hòa và vô cùng độc đáo, thu hút hàng ngàn khách du lịch về đây tham quan, ngắm cảnh. Thành phố này có nút giao thông 3 tầng ngã ba Huế – cây cầu 3 tầng đầu tiên ở Việt Nam. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam hiện nay – một trong những nơi đẹp ở Đà Nẵng mà du khách không thể bỏ qua trong hành trình khám phá thành phố biển xinh đẹp.
Nút giao thông 3 tầng ngã ba Huế tại Đà Nẵng (Ảnh sưu tầm) |
Công trình này nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng, thuộc địa phận 3 quận Thanh Khê, Cẩm Lệ và Liên Chiểu. Nơi đây là ngã ba giao cắt giữa Quốc lộ 1A với đường Điện Biên Phủ (đường trục chính đi vào trung tâm thành phố Đà Nẵng) và tuyến đường sắt Quốc gia Hà Nội – TP.Hồ Chí Minh.
Nút giao thông 3 tầng ngã ba Huế một công trình có ý nghĩa quan trọng
Nút giao thông 3 tầng ngã ba Huế – một trong những cảnh đẹp ở Đà Nẵng do chính bàn tay con người tạo ra. Công trình độc đáo này được xây dựng theo dạng lập thể hình xuyến hoàn chỉnh, gồm ba tầng chính là tầng mặt đất, tầng 1 (vòng xuyến) và tầng 2 (dây văng) được khởi công vào ngày 28/9/2013.
Thời gian thi công dự kiến là 18 tháng nhưng được hoàn thành trước hạn 2 tháng để “cán đích” vào đúng dịp kỉ niệm 40 năm giải phóng Đà Nẵng. Vì vậy, cầu vượt ngã 3 Huế còn được gọi với biệt danh là “công trình không ngủ”.
Cầu vượt ngã ba Huế là công trình trọng điểm với tổng số vốn đầu tư lên đến 1.691 tỷ đồng, tổng chiều dài hơn 2,5km, gồm 50 nhịp cầu.
Trước kia, vị trí này luôn xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông mỗi khi có tàu đi qua (hơn 40 chuyến tàu/ngày) và thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Vì vậy, cầu được xây dựng nhằm phục vụ các hướng giao thông khác nhau góp phần xóa điểm đen giao thông tại thành phố Đà Nẵng với nút giao nhau giữa quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam.
Ngoài ý nghĩa thiết thức đó, theo quan niệm của người Chăm, cây cầu này còn thể hiện khát vọng hòa hợp âm dương, sự năng động và phát triển mạnh mẽ của thành phố biển Đà Nẵng.
Cây cầu được thiết kế và xây dựng theo văn hóa Chăm (Ảnh sưu tầm) |
Kiến trúc độc đáo Nút giao thông 3 tầng ngã ba Huế
Công trình nút giao thông 3 tầng ngã 3 Huế có kiến trúc hết sức độc đáo và tuyệt vời với hình thức lập thể hình xuyến hoàn chỉnh, gồm ba tầng:
Tầng trên cùng (theo trục Bắc – Nam) được thiết kế theo kiểu cầu dây văng rất bắt mắt, phục vụ giao thông tuyến đường Tôn Đức Thắng đến Điện Biên Phủ và ngược lại.
Tầng trên cùng của nút giao thông (Ảnh sưu tầm) |
Tầng 1 (đường dẫn bên trái) có tâm điểm là vòng xuyến ở giữa phục vụ cho hướng lưu thông theo 4 hướng khác nhau (Tôn Đức Thắng, Điện Biên Phủ, Trường Chinh, và trục 1 Tây Bắc) nhằm tránh kẹt xe trong giờ cao điểm. Đường có bề rộng là 15m với các nhánh rẽ rộng 16m cho hai hướng lên xuống.
Cuối cùng là tầng mặt đất (đường dẫn bên phải) có bề rộng 7m với 2 làn xe chạy, dành cho các nhánh rẽ đường bộ không giao với đường sắt để phục vụ giao thông theo hướng Tôn Đức Thắng về hướng Tây Bắc và ngược lại; hướng từ Trường Chinh về Điện Biên Phủ và ngược lại.
Điểm nhấn kiến trúc của toàn bộ địa điểm du lịch này là trụ tháp Linga cao 65m kết hợp với hệ cầu dây văng parabol hai mặt phẳng nằm giữa vòng xuyến Yoni. Trụ này gợi lên hình ảnh về một cửa ngõ mà ở đó dòng chảy cuộc sống không bao giờ ngơi nghỉ. Đó cũng chính là sự hòa hợp của âm – dương, của thiên thời – địa lợi – nhân hòa để đưa thành phố Đà Nẵng lên những tầm cao mới.
Tháp cầu vượt với biểu tượng Linga – Yoni (Ảnh sưu tầm) |
Đây quả là công trình thế kỷ của người dân địa phương, là địa điểm dừng chân ngắm những cảnh đẹp của Đà Nẵng mỗi khi du khách đến với thành phố biển.