Múa lân sư rồng, chơi cờ người, đánh võ... là những hoạt động thu hút du khách trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) sáng 30/10.
Ngày 30/10, Sở Du lịch TP.HCM phối hợp cùng các sở, ban, ngành tổ chức Liên hoan Lân - Sư - Rồng TP.HCM lần thứ nhất năm 2016 tai phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Hoạt động diễn ra từ 7h30 - 21h30 với sự góp mặt của 12 đoàn lân - sư - rồng trên địa bàn thành phố. Các tiết mục biểu diễn của các đoàn đều từng đoạt các giải quốc tế hoặc đạt các kỷ lục Việt Nam như: Lân lên Mai Hoa Thung, Nấc thang vượt bậc, Lân mẫu xuất lân nhi…
Tại liên hoan, các đoàn lân - sư - rồng tổ chức diễu hành theo 6 cung đường Lê Lợi; Huỳnh Thúc Kháng - Pasteur - Tôn Thất Hiệp; Hồ Tùng Mậu - Huỳnh Thúc Kháng; Hàm Nghi - Hải Triều; Đồng Khởi - Nguyễn Thiệp; Ngô Đức Kế và về tập kết tại phố đi bộ Nguyễn Huệ với ý nghĩa văn hóa hội tụ, tinh thần đoàn kết dân tộc chung tay chung sức phát triển TP.HCM.
Trong buổi sáng diễn ra liên hoan, các khu vực biểu diễn thu hút hàng nghìn người dân và du khách ghé thưởng thức.
Bên cạnh hoạt động chính múa lân - sư - rồng, các trò chơi dân gian mang tính tương tác với người tham gia lễ hội như đá cầu qua ô, ném vòng, cướp cờ... đan xen các các trò chơi dân gian được biễu diễn bởi các đoàn thể thao chuyên nghiệp.
Trong đó tiết mục cờ người của câu lạc bộ cờ nghệ thuật do võ sư Hồ Tường trình diễn ngay trên mặt đường phố đi bộ.
Sau các nước đánh, quân cờ hai bên xanh đỏ giao đấu võ tại sàn chính giữa.
Những hoạt náo viên các trò chơi dân gian trong trang phục truyền thống khuấy động không khí lễ hội giữa không gian hiện đại ở trung tâm TP.
Trò chơi dân gian cướp cờ được tái hiện thu hút nhiều trẻ em tham gia.
Mặc dù gần về trưa, trời nắng, nhiều người vẫn chờ đợi đến lượt để tham gia trò chơi ném vòng.
Đam mê đi chiêm ngưỡng cảnh đẹp với thú nhồi bông đang dần trở thành trào lưu gây sốt được nhiều bạn trẻ đam mê xê dịch yêu thích, vì sự độc đáo và mới lạ.
Cảnh quan tuyệt mỹ, và đời sống văn hóa còn giữ nguyên bản sắc của những cư dân Intha sống ở vùng hồ Inle là những điều khiến du khách thích thú khi đến đây.
Mùa nước nổi không chỉ mang đến cho người dân Đồng bằng Sông Cửu Long nguồn lợi thủy sản, mà còn khoác lên những cánh rừng tràm ở miền Tây một sắc màu xanh ngắt.