- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Mùa ''hoa lửa'' gọi hè
Mỗi độ tháng 3, tháng 4, từ những thân cây cứng cáp và xù xì, từng “bông lửa” lại lập lòe xòe cánh như vẫy gọi hè về. Không biết tự bao giờ, hoa gạo dường như đã trở thành một trong những loài hoa biểu tượng cho mùa hè rực cháy và sôi động.
Hoa gạo mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của làng quê. Gạo không phải loài cây của thành thị, chỉ ở đầu làng quê, ven bến nước, cây đa, đình chùa cổ ta mới hay bắt gặp chúng
Những đứa trẻ miền quê quen thuộc với bông gạo. Và cũng chỉ chúng mới biết được hoa gạo có vị chua chua, quả gạo ngầy ngậy và có mùi hăng hăng.
Cây gạo đặc biệt ở chỗ khi hoa nở, hầu như chẳng thấy lá xanh. Chỉ thấy một màu lửa đỏ rực như “đọ” cùng cái nắng hè chói chang.
Ngày thơ bé cùng những suy nghĩ hồn nhiên, ta cứ tưởng rằng chỉ miền quê Việt mới có những cây gạo to, thân thẳn tắp vươn cao tận trời xanh.
Lớn rồi, được đi khắp nơi mới thấy, hoa gạo mọc ở xứ người cũng đẹp dung dị như vậy.
Ở tận Đài Nam, Đài Loan xa xôi, từng cánh hoa gạo cũng to dày, đỏ thắm, chân chất như cô thiếu nữ quê nhà.
Hoa gạo còn có tên là hoa mộc miên, hồng miên hay hoa pơ lang, nhưng cách gọi đơn giản nhất, dễ nhớ nhất và thân thuộc nhất đối trẻ con cũng như người lớn là hoa gạo.
Có lẽ cái tên “thuần nông” này bắt nguồn từ nụ hoa mang hình dáng của hạt gạo khổng lồ.
Không hiểu vì sao hoa gạo thắm sắc nhưng man mác buồn. Khi nhắc đến tên loài hoa đỏ thẫm như máu ấy, ta nhớ đến những vần thơ của thi sĩ Lưu Quang Vũ.
"Nhưng từ đáy nỗi buồn tôi thăm thẳm/ Một cái gì như nhựa thắm trong cây/ Một cái gì trắng xoá tựa mây bay/ Là hoa gạo của lòng tôi chẳng tắt” (Có những lúc).
Hay “Nỗi niềm tháng ba” của tác giả Bình Nguyên Trang: "Năm ấy mẹ sinh em mùa đói/ Tháng ba nhọc nhằn và hoa gạo rụng hố vôi/ Cha đi vắng rét nàng Bân buốt nhói/ Mẹ ướt mồ hôi, em khóc chào đời/ Cây gạo ấy bây giờ em vẫn nhớ/ Năm tháng đi phai sắc đỏ mỗi mùa/ Tuổi thơ em với bạn bè đồng lứa/ Nhặt vỏ sò trên cát vắng ven sông"...
Cây gạo có vòng sinh trưởng trái ngược. Nó ra quả rồi mới ra hoa, hoa mọc ra từ trái.
Khi những bông hoa rụng hết, từ cành cây khẳng khiu như “chết khô” từ bao giờ lại nảy ra những mầm xanh non đầy sức sống.
Sau khi kết thúc sứ mệnh gọi hè của mình, hoa gạo lại nhường chỗ cho những chùm phượng vĩ thắp lên các đốm lửa sáng chói.
Nhưng trên dấu phố đã qua, những bông gạo rụng tả tơi vẫn khiến người ta có chút bồi hồi, lưu luyến...
Hoa gạo mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của làng quê. Gạo không phải loài cây của thành thị, chỉ ở đầu làng quê, ven bến nước, cây đa, đình chùa cổ ta mới hay bắt gặp chúng
Những đứa trẻ miền quê quen thuộc với bông gạo. Và cũng chỉ chúng mới biết được hoa gạo có vị chua chua, quả gạo ngầy ngậy và có mùi hăng hăng.
Cây gạo đặc biệt ở chỗ khi hoa nở, hầu như chẳng thấy lá xanh. Chỉ thấy một màu lửa đỏ rực như “đọ” cùng cái nắng hè chói chang.
Ngày thơ bé cùng những suy nghĩ hồn nhiên, ta cứ tưởng rằng chỉ miền quê Việt mới có những cây gạo to, thân thẳn tắp vươn cao tận trời xanh.
Lớn rồi, được đi khắp nơi mới thấy, hoa gạo mọc ở xứ người cũng đẹp dung dị như vậy.
Ở tận Đài Nam, Đài Loan xa xôi, từng cánh hoa gạo cũng to dày, đỏ thắm, chân chất như cô thiếu nữ quê nhà.
Hoa gạo còn có tên là hoa mộc miên, hồng miên hay hoa pơ lang, nhưng cách gọi đơn giản nhất, dễ nhớ nhất và thân thuộc nhất đối trẻ con cũng như người lớn là hoa gạo.
Có lẽ cái tên “thuần nông” này bắt nguồn từ nụ hoa mang hình dáng của hạt gạo khổng lồ.
Không hiểu vì sao hoa gạo thắm sắc nhưng man mác buồn. Khi nhắc đến tên loài hoa đỏ thẫm như máu ấy, ta nhớ đến những vần thơ của thi sĩ Lưu Quang Vũ.
"Nhưng từ đáy nỗi buồn tôi thăm thẳm/ Một cái gì như nhựa thắm trong cây/ Một cái gì trắng xoá tựa mây bay/ Là hoa gạo của lòng tôi chẳng tắt” (Có những lúc).
Hay “Nỗi niềm tháng ba” của tác giả Bình Nguyên Trang: "Năm ấy mẹ sinh em mùa đói/ Tháng ba nhọc nhằn và hoa gạo rụng hố vôi/ Cha đi vắng rét nàng Bân buốt nhói/ Mẹ ướt mồ hôi, em khóc chào đời/ Cây gạo ấy bây giờ em vẫn nhớ/ Năm tháng đi phai sắc đỏ mỗi mùa/ Tuổi thơ em với bạn bè đồng lứa/ Nhặt vỏ sò trên cát vắng ven sông"...
Cây gạo có vòng sinh trưởng trái ngược. Nó ra quả rồi mới ra hoa, hoa mọc ra từ trái.
Khi những bông hoa rụng hết, từ cành cây khẳng khiu như “chết khô” từ bao giờ lại nảy ra những mầm xanh non đầy sức sống.
Sau khi kết thúc sứ mệnh gọi hè của mình, hoa gạo lại nhường chỗ cho những chùm phượng vĩ thắp lên các đốm lửa sáng chói.
Nhưng trên dấu phố đã qua, những bông gạo rụng tả tơi vẫn khiến người ta có chút bồi hồi, lưu luyến...
Minh Minh
Ảnh: Truc Thanh Jame
Kinh nghiệm phòng tránh và xử lý rắn độc cắn khi du lịch
Du lịch dã ngoại, đặc biệt là khi lên rừng cần thận trọng với rắn độc và học cách xử lý khi bị cắn, để tránh được nguy cơ tử vong hay các biến chứng về sau.
Cách đối phó khi máy bay hoãn, hủy chuyến
Để không rơi vào thế bị động khi máy bay hoãn hoặc hủy chuyến, du khách nên chủ động kiểm tra thông tin về chuyến bay hoặc đặt lại vé khi nhận được thông báo.
Đà Lạt bốn mùa rực rỡ sắc hoa
Không bị tác động bởi cái nóng của mùa hạ, cái lạnh của mùa đông, cao nguyên Đà Lạt quanh năm mát mẻ, ôn hòa. Cũng nhờ thế mà hoa xuất hiện ở khắp mọi nơi trong đất trời Đà Lạt, từ rừng xanh tới bờ suối, từ tường rêu tới triền đê. Hoa Đà Lạt mang một sắc
Hoa gạo bung cánh cho mùa xuân chín đỏ
Tháng 3, hoa gạo rực lửa một góc trời, “đốt” mùa xuân chín đỏ. Giữa thời khắc giao mùa, người ta thường có một cảm xúc man mác khó gọi thành tên. Thân thương làm sao loài hoa có cái tên bình dị bước ra từ những vùng quê còn đượm hương lúa thơm ngát, tiếng
Bí quyết để nghèo mà vẫn đi chơi xa
Hãy cố kìm lòng mỗi khi cơn thèm mua sắm nổi lên và lưu tâm tới tỷ giá để có mức đổi ngoại tệ rẻ nhất, những điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá tiền khi một thân một mình du lịch ở nước ngoài.