- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Lời khuyên về cách ''khoe'' chuyến đi của bạn trên Facebook
Chia sẻ quá đà sẽ làm cho người khác ghét bạn. Nếu thực sự cảm thấy cần thiết phải đăng tải nội dung về chuyến đi vừa qua của mình lên Facebook, bạn sẽ cần phải khéo léo hơn.
Mạng xã hội thực sự là một con dao hai lưỡi. Đôi khi, Facebook sẽ vượt qua ranh giới của sự chia sẻ và khiến người khác bực tức vì "nạn" chia sẻ, khoe khoang quá đà. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất với các chuyến đi.
Trong một bài viết đăng tải trên tạp chí Psychological Science, các nhà nghiên cứu của Liên hiệp Tâm lý học Hoa Kỳ cho rằng trong khi chuyến đi của bạn có thể đã mang lại những trải nghiệm cá nhân vô cùng tuyệt vời, bạn bè của bạn hoàn toàn không thích "phải" lướt qua các bức ảnh, bài đăng về chuyến đi này trên bảng tin (News Feed) của họ.
Nói cách khác, "ép" những người bạn trên Facebook và Instagram phải đón nhận quá nhiều thông tin về chuyến đi của bạn sẽ gây ra các tác hại tiêu cực. Một khi những người này cảm thấy bực mình, họ sẽ khiến cho bạn cảm thấy cô đơn (bằng cách unfollow hay bỏ qua các bài viết của bạn).
Theo nghiên cứu nói trên, các mối quan hệ luôn được xây dựng trên những điểm tương đồng giữa người và người, và do đó khoe khoang quá nhiều về các trải nghiệm mà người khác chưa được trải qua sẽ khiến mọi người rời xa bạn.
"Trong trường hợp tệ nhất, mọi người sẽ cảm thấy ghen tị và ghét bỏ những người đã được trải qua những giây phút tuyệt vời. Trong trường hợp tốt nhất, họ cũng chẳng biết phải nói gì với bạn cả", các nhà nghiên cứu khẳng định.
Song, bạn vẫn có cách để khoe khoang một cách khéo léo, hãy tìm cách biến trải nghiệm của mình thành của người khác. 11 lời khuyên sau đây sẽ giúp ích cho bạn.
1. Đừng đăng tải các bức ảnh khoe khoang quá nhạt nhẽo
Đừng bao giờ đăng tải các bức ảnh chụp phòng nghỉ của bạn trong khách sạn hoặc các bức ảnh chụp bạn đứng trong sân bay. Đây đều là những tấm ảnh nhạt nhẽo không có giá trị gì với người xem. Nhưng, bạn vẫn có thể đăng tải các bức ảnh chụp một quán ăn nổi tiếng hay thậm chí là bể bơi trong khách sạn (đọc nguyên tắc số 2).
2. Hãy đăng các bức ảnh khiến người khác thèm muốn được đến địa điểm du lịch của bạn
Bạn rất nên đăng các bức ảnh có thể khiến bạn bè mình muốn xách ba lô lên và cùng bạn đi tới nơi bạn đang ghé thăm. Mỗi khi bắt gặp một khung cảnh tuyệt vời (ví dụ như cảnh mặt trời lặn trên bãi biển), hãy chụp lại và đăng tải lên Facebook. Bất kể là người khác có cảm thấy ghen tị đến mấy, họ cũng sẽ không thể nói không với các bức ảnh này.
3. Đừng đăng quá nhiều ảnh
"Chia sẻ" quá đà sẽ làm cho người khác ghét bạn. Nếu thực sự cảm thấy… cần thiết phải đăng tải nội dung về chuyến đi vừa qua của mình lên Facebook, hãy tham khảo bài viết này.
Bạn đừng nên đăng tải… hàng trăm bức ảnh cho suốt cả chuyến đi của mình. Không ai có đủ thời gian để xem 10 bức ảnh được đăng tải cùng lúc, và không ai muốn theo dõi bữa ăn của bạn trong 10 ngày liên tiếp cả. Đó là còn chưa kể, người khác có thể thấy khó chịu khi bạn chiếm quá nhiều diện tích trên bảng tin của họ. Hãy khéo léo tìm cách giữ lại bạn bè Facebook.
4. Chọn lựa ảnh chụp thật kỹ càng
Nếu đã chụp lại quá nhiều ảnh, bạn nên tìm ra các bức ảnh đẹp nhất, thú vị nhất. Bạn có thể để dành các bức ảnh tuyệt vời nhất của mình đến cuối kỳ nghỉ.
5. Đừng bao giờ chụp ảnh đồ ăn!
Có một sự thật không mấy dễ chịu là đồ ăn lên hình thường rất xấu, dù có ngon đến thế nào chăng nữa. |
Ảnh ẩm thực là một bộ môn đòi hỏi phải có sự đầu tư về thiết bị và thẩm mỹ. Nói cách khác, nếu bạn chỉ đang có smartphone trên tay, 99% là bức ảnh chụp món ăn của bạn khi lên hình sẽ kém hấp dẫn, bất kể là món ăn này có ngon đến thế nào chăng nữa. Các bộ lọc của Instagram có thể giúp ích cho bạn, nhưng các bức hình chụp món ăn luôn đòi hỏi khá nhiều thời gian phối cảnh. Bạn có nên bỏ mặc bữa ăn của mình để ngồi... giơ điện thoại lên đĩa?
6. Đừng nói về bản thân mình quá nhiều
Trong gần như tất cả các trường hợp, không ai thích nghe bạn nói "Tôi như thế này ở ABC, tôi như thế kia ở XYZ".
7. Hãy nói về con người và khung cảnh bản địa
Hãy nói nhiều hơn về văn hóa tại địa phương để khiến những người theo dõi thêm thèm muốn được ghé thăm nơi bạn dừng chân.
8. Đừng đặt các câu danh ngôn làm tựa đề
Trừ những người quá nhạt nhẽo hoặc… sến, không một ai thích cứ phải đón nhận những câu danh ngôn có mục đích… thể hiện thái độ bản thân của bạn. Ngay cả những bức ảnh "lối mòn" như tấm hình bạn đứng cạnh cột mốc km trên đường cũng không gây nhàm chán như các câu danh ngôn đã bị trích dẫn quá nhiều lần trên các mạng xã hội. Hãy làm giàu cho các bức ảnh được chính bạn chụp lại bằng các câu chuyện trải nghiệm thú vị.
9. Đừng "liệt kê" các hoạt động của mình
Trước khi làm điều gì đó, hãy tự hỏi liệu bạn đang làm điều này để tận hưởng vui thú hay chỉ là để… chụp ảnh đăng Facebook? Bạn không nhất thiết phải liên tục cập nhật tất cả các hoạt động vui chơi và tham quan của mình lên Facebook. Bạn có thể nghĩ điều này sẽ làm cho chuyến đi của bạn trở nên đầy đủ (trong con mắt của người khác), nhưng thực chất bạn vừa biến mình thành… một mẩu quảng cáo cho điểm đến.
10. Tránh tập trung vào các chi tiết quá nhỏ
Khi lựa chọn nội dung đăng tải, hãy tập trung vào những điều khiến người khác thực sự thèm muốn. Một bức ảnh chụp Angkor Wat sẽ là rất tuyệt vời, nhưng bạn không nhất thiết phải trình bày mình đã ăn gì trước khi đến đây.
11. Đừng lạm dụng tính năng check in
Bạn bè trên Facebook không cần biết bạn ăn sáng ở đâu, về khách sạn lúc mấy giờ, vừa chuyển sang khách sạn nào khác, đang đi quán bar nào… Cập nhật liên tục trang cá nhân của bạn không chỉ khiến người khác bực mình vì bị "rác" bảng tin mà còn là một dấu hiệu cho thấy bạn không cần tận hưởng chuyến đi mà chỉ cần khoe khoang. Đừng là một công dân mạng xấu xí như vậy.
Theo Zing
Triết lý giản dị của phượt
Vài năm trở lại đây, “phượt” (du lịch bụi) dường như đã trở thành một phần cuộc sống của người trẻ. Nhiều người đi phượt để khám phá, để thử thách bản thân.
Nên du lịch khi nào ?
Du lịch vào ngày thường, bạn không chỉ tiết kiệm tiền phòng khách sạn, máy bay mà còn tránh được tình trạng tăng giá vô tội vạ, cảnh đông đúc ở các điểm tham quan.
Mẹo vặt cần nhớ khi du lịch Hong Kong
Tránh khạc nhổ nơi công cộng nếu không bạn sẽ phải nộp phạt 5.000 HKD, nhớ mua thẻ Octopus để mua sắm và đi lại dễ dàng hơn với các phương tiện công cộng.
Kinh nghiệm phòng và tránh sứa biển khi đi du lịch hè
Mình là nạn nhân của sứa biển, đến giờ đã hơn 1 tháng rồi mà vẫn chưa khỏi. Vào mùa du lịch hè từ tháng 4 đến tháng 8, sứa ở biển đông như quân Nguyên. Chính vì không biết cách xử lý ngay từ đầu nên vết thương rộp như bị bỏng mãi mà không khỏi. Mình muốn
Cách xử lý kịp thời những bệnh thường gặp khi đi du lịch
Thật khó chịu nếu đang trong hành trình trải nghiệm, khám phá mà bạn lại mắc phải những bệnh "vô duyên" dưới đây. Nhưng bạn đừng quá lo lắng mà hãy theo những lời khuyên chữa trị sau để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và tiếp tục cuộc hành trình nhé.