- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Lên Mộc Châu đón Tết Độc lập cùng đồng bào Mông
Người Mông ở Mộc Châu (Sơn La) có hai dịp Tết trong năm là Tết Độc lập và Tết cổ truyền. Đến Mộc Châu những dịp Tết này, du khách sẽ bị cuốn hút bởi bản sắc văn hóa đa dạng được thể hiện qua những phong tục tập quán đặc sắc của đồng bào Mông.
Từ sau Cách mạng Tháng Tám và Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 đến nay, đồng bào dân tộc Mông ở Mộc Châu đã lập nên một cái Tết mới là Tết Độc lập(hay còn gọi là Tết Cờ đỏ sao vàng) để mừng Quốc khánh 2/9 và tỏ lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ. Tết Độc lập diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 31/8 đến hết ngày 2/9.
Trong dịp này, tất cả người Mông từ các bản làng gần xa, không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo xúng xính trong những bộ quần áo đẹp nhất tập trung ở trung tâm phố huyện để tham gia các hoạt động của ngày Tết. Đến đây, du khách không chỉ có dịp chiêm ngưỡng những trang phục truyền thống sặc sỡ, đủ màu sắc mà còn được tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian thú vị như: kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, múa xòe, đánh tu lu, giã bánh dầy, tung còn, thi văn hóa ẩm thực các dân tộc; biểu diễn dân ca, dân vũ, tấu nhạc cụ dân tộc...
Biểu diễn dân ca, dân vũ, tấu nhạc cụ dân tộc
Được chờ đợi nhất trong dịp Tết Độc lập hàng năm chính là phiên chợ tình mỗi năm chỉ họp một lần vào đêm mùng 1, rạng sáng mùng 2/9. Sắc váy trắng của người Mông Đơ, váy đen của người Mông Đu, váy đỏ của người Mông Si, váy xanh của người Mông Súa cùng váy hoa của người Mông Lềnh... hòa vào nhau kéo về phiên chợ như một rừng hoa rực rỡ sắc màu
Tuy người rất đông, ngựa xe kín đường, kín chợ nhưng không hề có tiếng cãi cọ, chen lấn, xô đẩy, chỉ có những bàn tay nắm lấy những bàn tay, những ánh mắt nhìn nhau đắm đuối, những cử chỉ thân mật... Nhiều thế hệ thanh niên gặp nhau ở phiên chợ tình đã nên vợ nên chồng, cũng có những mối tình không dẫn đến hôn nhân, nhưng họ vẫn giữ mối quan hệ bạn bè tốt đẹp.
Mỗi năm, họ gặp lại nhau một lần vào đêm chợ tình để thăm hỏi, động viên nhau. Vì vậy, đêm chợ tình, bố mẹ, con cái mỗi người đều đi theo lối riêng của mình và hẹn đến sáng thì cùng nhau về bản, tuyệt nhiên không ai hỏi đêm qua người kia gặp ai, ở đâu, làm gì... Cuộc vui nào rồi cũng qua, để lại kỷ niệm sâu nặng về tình yêu, tình anh em, bạn bè và âm vang của những bài ca, điệu múa ẩn chứa tâm hồn người dân miền sơn cước.
Mỗi năm, họ gặp lại nhau một lần vào đêm chợ tình để thăm hỏi, động viên nhau
Điệu múa ẩn chứa tâm hồn người dân miền sơn cước
Diễn ra từ ngày 30/11 âm lịch hàng năm (trước Tết Nguyên đán khoảng 1 tháng) và kéo dài trong suốt 3 ngày, Tết cổ truyền là dịp để đồng bào Mông vui chơi, gặp gỡ nhau sau một năm lao động vất vả. Vì vậy, dù làm ăn ở đâu xa, người Mông cũng nhớ ngày Tết truyền thống của dân tộc mình mà về thắp hương tổ tiên, mong các cụ phù hộ cho gia đình luôn mạnh khỏe, làm ăn phát tài.
Vào trước ngày 30/11 âm lịch, người Mông tạm gác mọi công việc thường ngày để tập trung sửa sang nhà cửa, thay mới ban thờ, mổ lợn, làm bánh dầy (thay vì làm bánh chưng như người Kinh)… chuẩn bị đón Tết. Buổi chiều ngày 30/11, tất cả các dụng cụ canh tác như cày, cuốc, xẻng, dao, cào… đều được gia chủ dán giấy niêm phong rồi xếp vào cạnh góc bàn thờ, 10 ngày sau mới lấy ra sử dụng. Trong dịp Tết cổ truyền, người Mông luôn thờ ma nhà và những vật dụng giúp họ sinh sống, phát triển.
Khoảnh khắc giao thừa của đồng bào Mông được tính bằng tiếng gà gáy đầu tiên trong đêm 30 Tết. Vào thời khắc này, mọi người trong gia đình ngồi quây quần bên bếp lửa hát những bài hát truyền thống đón xuân hoặc ôn lại những câu chuyện của năm cũ.
Tết cổ truyền của người Mông cũng là dịp để các đôi trai gái tìm hiểu nhau. Từ sáng sớm, họ đã chuẩn bị quần áo mới, đến đúng 7 giờ sáng ngày mùng 1 Tết thì tập trung tại một địa điểm rộng để chơi trò ném quả vải (quả do tự tay họ làm ra bằng vải sợi). Chàng trai ném quả vải về hướng cô gái mà mình thích, nếu cô gái đó thích thì bắt lấy, coi như là sự đồng ý. Ngược lại, cô gái cũng làm như vậy với chàng trai mà họ thích. Đến tối, họ lại tập trung để chơi trò ném quả lông, y như trò ném quả vải. Nhiều đôi trai gái trong bản nên duyên vợ chồng cũng nhờ vào Tết cổ truyền và những trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc này.
Người Mông rất mến khách, họ quan niệm nếu Tết có khách lạ đến chơi thì cả năm sẽ gặp may mắn. Vì vậy, khách đến nhà người Mông trong dịp Tết luôn được đón tiếp rất chu đáo, được mời ăn, mời rượu và mời ngủ tại nhà. Trước khi ra về, người Mông còn mừng tuổi cho khách 2 chiếc bánh dầy do chính tay họ làm ra.
Lên Mộc Châu đón Tết cùng đồng bào Mông chính là cơ hội để du khách khám phá những phong tục, nghi lễ cùng nét văn hóa độc đáo được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Những trò chơi, những câu hát, tiếng khèn… như chất xúc tác kết nối mọi người, tăng thêm tình đoàn kết của đồng bào các dân tộc. Để rồi, đến hẹn lại lên, du khách lại muốn thêm một lần quay về miền sơn cước để được ngồi bên chén rượu, mâm cỗ, bếp lửa cùng tình người ấm áp xua tan cái giá lạnh nơi vùng cao này.
Nguồn : vietnamtourism
Khô cá đét dân dã mà ngon
Có dịp ghé thăm Đà Nẵng gần đây, được mấy người bạn chiêu đãi khô cá đét tôi đã ghiền ngay món ăn này.
Khám phá phố nộm bò khô độc đáo đất Hà thành
Hà Nội có một con phố ẩm thực rất độc đáo, mà không tín đồ mê quà vặt nào không biết: đó là phố Hồ Hoàn Kiếm nối phố Đinh Tiên Hoàng và phố Cầu Gỗ nổi tiếng với món nộm bò khô.
Món đuông sành điệu miền Tây
Nói đến thú ăn uống, người miền Tây Nam bộ có đến hàng trăm món ăn đậm đà phong vị thời khẩn hoang, nhưng với tôi ít món nào tuyệt diệu bằng món đuông chiên hoặc đuông nướng
Lặng người trong ngày cúng âm hồn ở Huế
Từ ngày 23 tháng 5, nếu là một du khách mới đến Huế lần đầu, người ta sẽ ngạc nhiên khi thấy vô số rạp được dựng lên để cúng âm hồn trong thành phố.
Nhớ đời với các món lịch mùa lụt
Có thể nói lịch mùa lụt là món quà dân dã, quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho người dân xứ Quảng. Hỡi khách lãng du! Hãy về vùng hạ lưu sông Thu Bồn mùa nước lụt.