- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Lễ trưởng thành của thiếu nữ Chăm Bani Ninh Thuận
“Kareh” được coi là một trong những nghi lễ quan trọng trong vòng đời, đánh dấu sự trưởng thành của thiếu nữ Chăm theo đạo Bani.
Đến với làng Chăm Bani, bên cạnh được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của thánh đường Hồi giáo, du khách còn có thể tham dự nhiều nghi lễ tôn giáo linh thiêng và đặc sắc. Trong đó, lễ Kareh dành cho thiếu nữ được người dân nơi đây bảo tồn nguyên hiện trạng cho đến ngày nay.
Lễ Kareh được tổ chức cho các thiếu nữ từ 9 đến 15 tuổi. Theo quan niệm của người Chăm, tốt nhất nên làm lễ này trước khi các thiếu nữ vào tuổi dậy thì để tỏ lòng tôn kính cũng như thân thể sạch sẽ cho Po Awluah (Thánh Ala) chứng dám. Nghi lễ được tổ chức trong hai ngày, thứ 5 và thứ 6 vào các tháng 3, 8 hoặc 10 lịch Chăm.
Chủ lễ Kareh là Cả sư Bani, còn các chức sắc khác phụ lễ. Chủ nhà sẽ chọn một khoảng sân phía trước nhà và rào xung quanh bằng liếp tre để dựng nhà lễ. Trong đó nhà lễ chính ở phía Đông nơi tiến hành lễ Kareh và các chức sắc Bani lập bàn tổ, đối diện phía Tây là nhà lễ phụ cho bà bóng và các thiếu nữ.
Bà bóng đưa các thiếu nữ vào nhà lễ chính.
Ngày đầu tiên, chủ nhà sẽ chuẩn bị vật cúng, thông báo cho bà con xóm làng, ngày thứ hai 5 vị chức sắc Bani tiến hành lễ chính.
Ngày nay, để tiết kiệm thời gian và kinh phí, lễ Kareh thường chỉ do một gia đình đứng ra tổ chức, các gia đình khác có con gái cùng độ tuổi được quyền đem gửi nhờ làm lễ, với chi phí chỉ là một con gà. Số thiếu nữ được làm lễ thường theo lẻ 5, 7 hay 9 người.
Vào ngày đầu tiên, các gia đình dậy từ sáng sớm đến nhà tổ chức lễ để chuẩn bị trang phục và vật cúng. Các thiếu nữ được tập trung lại để làm lễ thánh tẩy do một bà bóng (một phụ nữ Chăm có tuổi) tiến hành, bằng cách ra bờ sông và đổ nước lên đầu. Vừa đổ nước bà bóng vừa đọc lời cầu khấn.
Sau đó, các thiếu nữ được đưa trở lại nhà lễ phụ, trang điểm cẩn thận, chải tóc và búi lên cao, mặc trang phục truyền thống trắng tinh, trên đầu đội những chiếc khăn có tua màu đỏ. Họ thường được người nhà cho mang nhiều trang sức bằng đồng, vàng, bạc rất sang trọng.
Cả sư Bani làm lễ cắt tóc cho các thiếu nữ.
Bắt đầu buổi lễ, các thiếu nữ xếp thẳng hàng và được bà bóng dẫn vào nhà lễ chính. Ở đây, các Po Acar (tu sĩ Hồi giáo Bani) ngồi thành vòng tròn và các thiếu nữ lần lượt được gọi lên cho Po Gru (sư cả) làm lễ cắt tóc. Tóc được cắt hai lần, giữa trán và hai bên. Điều này thể hiện sự biết ơn đối với đấng sinh thành và lòng tôn kính thánh Allah.
Nghi lễ này có sự chứng giám của bé trai gọi là Anak Polabadhi. Theo quan niệm của người Chăm Bani, bé trai này là người làm chứng linh thiêng đối với thánh Allah, chứng kiến việc cắt tóc đã hoàn thành để các thiếu nữ chính thức trở thành tín đồ của Bani.
Các thiếu nữ được vị sư cả làm phép, đọc kinh Koran và khấn cầu để có sức khỏe và có tương lai tốt đẹp. Sau đó, các thiếu nữ sẽ lần lượt quỳ lạy các vị chức sắc, cha mẹ để được công nhận trưởng thành, chính thức là một tín đồ Hồi giáo Bani.
Người nhà các thiếu nữ khấn cầu trước gian nhà lễ chính.
Mong con cái sau này làm ăn phát đạt, người nhà các thiếu nữ sẽ để của cải như vàng bạc, tiền mặt, quà cáp trong một cái thau và đem cho vị chức sắc làm phép rồi tặng cho các thiếu nữ trong buổi lễ. Đây được coi như là của hồi môn cho các thiếu nữ sau này lập gia đình mà cha mẹ hay người thân không được lấy dùng.
Kết thúc buổi lễ là phần dùng cơm lễ của các chức sắc và thiếu nữ trong nhà lễ chính. Gia đình sẽ mời người thân, bạn bè, bà con láng giềng cùng chung vui mở buổi tiệc nhỏ mừng con cái trưởng thành. Từ đây, các cô gái có quyền tự do yêu đương và kết hôn.
Những bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp ở Ninh Thuận
Ninh thuận nổi tiếng là vùng đất khô hạn nhất cả nước nhưng lại sở hữu những bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp ít người biết tới. Đến đây một lần bạn sẽ bị hấp dẫn bởi cảnh sắc tưởng chừng không có thật.
Đẹp quyến rũ những ruộng lúa chín vàng Miền Bắc
Vào thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10, khi cái nắng gắt của mùa hè đã dịu bớt, thay vào đó đất trời chuyển sang thu mát mẻ. Lúc này những cánh đồng lúa đã sẫm một màu vàng tạo nên bức tranh thiên nhiên đẹp ngỡ ngàng.
Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ Nam Định
Dù hoang tàn, nhà thờ đổ thuộc xã Văn Lý, huyện Hải Hậu vẫn thu hút nhiều du khách và tay máy nhờ sự hội tụ của trời biển, nắng gió và cát trắng.
Mù Cang Chải chớm thu đẹp say lòng người
Mù Cang Chải vào mùa thu trở nên đẹp rực rỡ hơn bất kỳ giai đoạn nào trong năm. Những thửa ruộng bậc thang vàng óng tạo thành từng đường vân mềm mại khiến cho khung cảnh của nơi đây càng thêm say đắm lòng người.
Trăm năm làng biển Mỹ Long
Làng biển Mỹ Long ở Trà Vinh có từ những năm 20 của thế kỷ trước. Ngư dân không chỉ bám nghề để làm giàu từ tôm cá mà còn vươn khơi để bảo vệ chủ quyền biển đảo.