- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Lễ Hội Nghinh Ông Nam Hải Bến Tre
Nội dung
Lễ hội Nghinh ông là lễ hội cúng cá Ông của ngư dân các tỉnh ven biển Việt Nam, trong đó có Bến Tre. Đối với người dân Bến Tre, lễ hội Nghinh Ông là một trong những lễ hội vô cùng quan trọng đối với họ. Lễ hội Nghinh Ông đã trở thành một trong những nét đ
Bến Tre nhộn nhịp Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải
Nhắc đến Bến Tre ta sẽ nghĩ ngay đến những đảo dừa ngút ngàn, miệt vườn trĩu quả, những con thuyền lênh đênh trên sông nước và những đặc biệt là những lễ hội đặc sắc có từ lâu đời. Bến Tre có địa hình tiếp giáp biển Đông, đường bờ biển dài khoảng 65km chạy qua 3 tỉnh Ba Tri, Bình Đại và Thanh Phú. Vì thế các cư dân bám biển để sinh sống nên từ xa xưa đã có tục thờ cá Ông với mong muốn bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với những sinh vật linh thiêng, hy vọng những vị thần luôn sẵn sàng cứu hộ những lúc gặp nguy hiểm, mong cho sóng yên biển lặng, mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để người dân thư giãn, vui chơi để giải tỏa những căng thẳng trong công việc, mùa vụ.
Hầu hết, các huyện giáp biển ở Bến Tre đều có lăng thờ cá Ông và tổ chức lễ hội Nghinh Ông rất long trọng vào những thời điểm khác nhau. Lễ hội Nghinh Ông Bến Tre vừa mang đậm nét chung của lễ hội Nghinh Ông nói chung vừa mang đậm nét đặc trưng của lễ hội Nghinh Ông Bến Tre nói riêng.
Những hoạt động sôi nổi tại lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Bến Tre
Đến hẹn lại lên, vào ngày rằm tháng giêng hằng năm, người dân ở xã Thạch Phú lại tưng bừng tổ chức lễ hội Nghinh Ông. Lễ hội diễn ra với quy mô rất lớn, long trọng kéo dài nhiều ngày bao gồm phần “lễ” và phần “hội” nhưng phải kể đến lễ hội Nghinh Ông ở Bình Đại vì đây được xem là lễ hội Nghinh Ông lớn nhất, quy mô và tiêu biểu cho lễ hội Nghinh Ông Bến Tre.
Lễ hội Nghinh Ông ở Bình Đại đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đây cũng là một niềm tự hào lớn đối với Bến Tre. Lễ hội diễn ra vào ngày rằm tháng 6, thu hút được đông đảo sự tham gia của các cư dân miền biển và du khách du lịch tham gia. Lễ hội kéo dài trong nhiều ngày, dù đang làm gì người dân cũng gác mọi công việc tụ tập về đây tỏ lòng thành kính, biết ơn với thần Ông và ngồi lại với nhau chuyện trò, trao đổi công việc vui chơi, ăn uống cùng nhau.
Các nghi thức long trọng trong lễ hội Nghinh Ông
Điểm đặc biệt của lễ hội là nó chủ yếu được diễn ra trên mặt biển cũng là lễ hội quan trọng nhất của ngư dân miền biển Bến Tre. Lễ hội Nghinh Ông Bến Tre có 2 phần: phần “lễ” và phần “hội” với nhiều nghi thức long trọng như: túc yết, Nghinh Ông, tế tiền hiền và hậu hiền, lễ chánh tế và xây chầu - đại bội. Đến ngày lễ, tất cả các tàu thuyền, ngư dân, người người nô nức tập trung về cửa biển. Các thuyền đều được trang trí, chăng đèn, kết hoa rực rỡ, ở đầu mũi thuyền chủ nhân sẽ bày một mâm cúng gồm trái cây, xôi thịt, một cặp vịt luộc, đầu heo và hương hoa nghi ngút tạo nên sự long trọng của lễ hội.
Lễ Nghinh Ông: các đoàn thuyền tiến ra khơi để làm lễ rước Ông
Các phần lễ diễn ra trang trọng, kéo dài trong nhiều ngày có cả ngày lẫn đêm với mong muốn biết ơn thần “Ông”, cầu cho mưa thuận gió hòa. Phần quan trọng nhất của lễ hội đó là nghi thức Nghinh Ông, tất cả ngư dân làng chài đều phải tham gia, tất cả thuyền buồm tiến ra khơi để làm lễ rước Ông. Dẫn đầu đoàn thuyền ra khơi Nghinh Ông là ông chánh và phó chánh bái, theo sau là bốn học trò lễ, bốn đào thài, tám người mang bát cửu, một người cầm cờ chữ Nam Hải, bốn người khiêng long đình, hai người cầm lọng.
Chiếc thuyền mang số chẵn được chọn là thuyền của gia chủ song toàn nhất trong vận, làm ăn phát đạt. Trên thuyền có một bàn bày các lễ vật: một heo quay, hai đĩa lòng (một đĩa sống, một đĩa chín), một đĩa bánh hỏi cùng hoa quả. Hai bên heo quay có 12 bát và 12 đôi đũa. Sau thuyền lễ là thuyền múa lân, kế tiếp là đoàn thuyền gồm hàng trăm chiếc của ngư dân trong vạn lạch. Trên từng chiếc thuyền đều có bày đồ lễ cúng. Tất cả cùng tiến ra biển khơi làm lễ rước Ông.
Thuyền lễ, thuyền múa lân và các thuyền ngư dân đều có thả một sợi dây buộc chùm vải ngũ sắc xuống nước. Khi đoàn thuyền đến chỗ giáp nước (giữa nước sông và nước biển gặp nhau) thì cả đoàn lượn quanh nhiều vòng. Ông chánh bái bắt đầu đợi Ông lên vọi. Ngư dân tin rằng nếu gặp Ông lên vọi thì điềm lành, năm đó vạn lạch gặp may mắn, làm ăn phát tài, may mắn. Sau khi làm lễ xong, mọi người sẽ rước Nghinh Ông về lăng, hoàn thành các thủ tục khấn vái để tỏ lòng thành kính.
Phần “hội” diễn ra sôi nổi trên bãi biển
Sau phần lễ sẽ diễn ra phần hội sôi nổi và hào hứng, mọi người sẽ được chơi các trò chơi hấp dẫn như kéo co, múa lân, xem hát hội và các trò chơi dân gian khác. Mọi người sẽ ngồi lại cùng nhau nhâm nhi các món ăn, vui chơi thỏa thích, dù là khách du lịch cũng ngồi lại ăn uống, trò chuyện với nhau thân tình. Du khách sẽ cảm nhận được sự nồng hậu, hiếu khách của người dân nơi đây hòa mình vào không khí nhộn nhịp cùng mọi người, tham gia các hoạt động ý nghĩa mang đậm nét văn hóa ở Bến Tre, tham quan các khu du lịch miền biển… và rất nhiều những trải nghiệm ý nghĩa khác.
Lễ Hội nghinh Ông Bến Tre - nét đẹp văn hóa miền biển
Từ lâu lễ hội Nghinh Ông là lễ hội quan trọng không thể thiếu đối với người dân nơi đây. Nó được xem như một nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc miền biển của người dân Bến Tre. Hãy đến Bến tre vào dịp lễ hội Nghinh Ông một lần để cảm nhận được sự tươi vui, nhộn nhịp của thiên nhiên con người nơi đây. Trải nghiệm được những lễ hội độc đáo và thú vị của mảnh đất thân thương này. Cùng khám phá những nét văn hóa độc đáo của người dân, Viet Fun Travel chắc chắn quý khách sẽ cảm thấy hài lòng và thích thú với chuyến đi này. Ngay bây giờ, quý khách có thể liên hệ với Viet Fun Travel để được tư vấn về các tour du lịch Bến Tre để có cơ hội tham dự lễ hội Nghinh Ông.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Sổ tay khi đi du lịch Phú Quốc tự túc vào dịp Tết
Đảo Phú Quốc thường đứng đầu trong danh sách những địa điểm du lịch hấp dẫn vào dịp Tết. Không chỉ có khí hậu nhiệt đới ấm áp, những bãi biển, các địa điểm tham quan, ngắm cảnh, du lịch trên đảo còn thay da đổi thịt, đẹp lạ lùng vào những ngày này. Đó cũn
Ăn gì ở Bãi Sau Vũng Tàu?
-> Bài liên quan: Bãi Sau Vũng Tàu có gì chơi?
Những điều cần biết khi đi du lịch bụi Phú Quốc bằng xe máy vào dịp Tết
Dịp Tết là thời điểm khách du lịch đến Phú Quốc nhiều nhất trong năm. Những du khách nào muốn tận hưởng một chuyến đi du lịch bụi Phú Quốc bằng xe máy đầy thú vị và thật hấp dẫn vào dịp Tết thì hãy tham khảo những điều cần biết khi đi du lịch bụi Phú Quốc
Bánh xèo Cần Thơ – món ngon nức danh của người miền Tây
Bánh xèo là món ăn đặc trưng của miền Tây sông nước và bánh xèo Cần Thơ cũng nổi danh với hương vị thơm ngon. Mời du khách cùng khám phá những điều thú vị về bánh xèo Cần Thơ qua bài viết dưới đây của Viet Fun Travel.
Bí quyết khi đi du lịch Phú Quốc tự túc vào dịp Tết
Nhiều du khách có ý định du lịch tự túc ở Phú Quốc vào dịp Tết và đã lên kế hoạch từ rất sớm cho việc này. Để hỗ trợ thêm thông tin cho du khách, hôm nay Viet Fun Travel xin giới thiệu bài viết về bí quyết khi đi du lịch Phú Quốc tự túc vào dịp Tết mà cụ