- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng – Khám phá nét đẹp văn hóa
Nội dung
Nếu may mắn ghé thăm Đà Nẵng dịp đầu năm, các tín đồ du lịch đừng bỏ lỡ cơ hội tham dự lễ hội đua thuyền vô cùng hấp dẫn. Đây được xem là một nét đẹp văn hóa được lưu giữ từ lâu đời của người dân Đà Nẵng.
Nếu may mắn ghé thăm Đà Nẵng dịp đầu năm, các tín đồ du lịch đừng bỏ lỡ cơ hội tham dự lễ hội đua thuyền vô cùng hấp dẫn. Đây được xem là một nét đẹp văn hóa được lưu giữ từ lâu đời của người dân Đà Nẵng.
Thời gian tổ chức, thành phần tham dự lễ hội đua thuyền
Đến với Đà Nẵng dịp đầu năm, cứ vào tháng Giêng âm lịch người dân nơi đây tại tưng bừng tổ chức lễ hội đua thuyền trên sông Hàn, đoạn qua quận Liên Chiểu. Đây được xem là một nét đẹp văn hóa, như lời khẩn ước của người dân xứ Đà, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, đời sống người dân no đủ.
Theo thể lệ, một năm ban tổ chức lễ hội đua thuyền sẽ mở hội cho 20 đội đua tranh tài. Đến với lễ hội đua thuyền không chỉ có nhóm người của Đà Nẵng tham dự, những người các vùng lân cận sẽ cùng đăng ký tham gia. Hầu hết đội đua đến từ các tỉnh Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi…
Nguồn gốc của lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng
Theo lời kể của người xưa, đầu xuân năm mới là thời khắc đất trời giao thoa. Theo đó, việc tổ chức lễ hội đua thuyền nhằm khơi thông sông rạch đề cầu mong trời đất thuận hòa, làm ăn may mắn. Những đội nào, làng nào khi tham gia lễ hội mà giành chiến thắng thì cả năm làng đó sẽ phát đạt. Chính vì thế, dù trong thời chiến hay thời bình, lễ hội đua thuyền vẫn được tổ chức như một thông lệ không bao giờ bỏ qua.
Trước khi lễ hội đua thuyền diễn ra một tuần, người dân sẽ tụ họp để bàn bạc về việc tổ chức, thăm hỏi giữa các đội chơi. Mỗi làng sẽ cử ra những thanh niên khỏe mạnh tuổi từ 18-35 để tham dự cuộc đua. Những người trên thuyền được phân chia vị trí mái chèo gồm: Lái thuyền, cầm phách, cầm tống và các chân bơi. Chi phí để thành lập đội thuyền sẽ do quỹ làng đóng góp.
Trong những năm gần đây, người dân và chính quyền quận Liên Chiểu – Đà Nẵng rất quan tâm đến hoạt động văn hóa ở vùng này. Dòng sông Cu Đê, nơi thuyền xuyên tổ chức hội đua thuyền được người dân bảo vệ, trang hoàn với cờ hoa rực rỡ hai bên. Ban đầu, lễ hội đua thuyền chỉ là một hoạt động có tính tự phát, nhưng cho đến ngày này chính quyền địa phương đã chính thức tổ chức thành ngày hội, với đông đảo người tham gia tranh tài.
Không khí một buổi lễ hội đua thuyền
Đến với một buổi đua thuyền ở Đà Nẵng, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được không khí nô nức, phấn khích vô cùng giữa các đội chơi. Trước đêm thi, dường như cả làng đều thao thức từ đêm đến tận sáng sớm, thôn nào cũng bật đèn sáng trưng, làng nào cũng muốn mình về nhất.
Sáng sớm, các cụ ông lớn tuổi đã có mặt ở bờ sông (nơi tổ chức lễ) với quần áo tươm tất để làm thủ tục bắt đầu. Hai bờ sông huyên náo tiếng người hô hào, cười nói. Dân các vùng Thủy Tú, Kim Liên, Nam Ô… tề tựu về đông đủ, ai nấy đều cố gắng kiếm cho mình một chỗ xem cho thật rõ các thuyền đua.
Sau khi phát động bắt đầu, các thuyền đua sẽ lật tức lao vút về phía trước, lúc này hai bên bờ sông tưng bừng giọng hò reo, kèm tho chiêng trống vang dội cổ vũ. Hàng ngàn người hướng mắt xuống dòng sông, dõi theo mấy chục con thuyền đang ra sức di chuyển. Mỗi thuyền đều được trang hoàng thật bắt mắt.
Dù chưa biết thắng thua thế nào, chỉ cần thấy thuyền của làng mình đang tiến về phía trước thì hai bên bờ người dân đã reo hò vang dội. Đội nào dành chiến thắng ắt cả làng sẽ nhảy múa ca mừng, những đội thua thì suýt xoa chờ đợi sang năm gỡ gạc lại.
Thực chất, lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng không chỉ mang hương vị của một cuộc thi thể thao đơn thuần. Đến với hội này, người ta được đắm mình trong một không gian văn khóa, những hình ảnh tinh thần, thể hiện sự đoàn kết và thương yêu nhau. Đây được xem như một phần trong đời sống văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân Đà Nẵng.
Nét đẹp văn hóa của lễ hội đua thuyền cần lưu giữ
Nếu có dịp đến Đà Nẵng xem lễ hội đua thuyền, du khách sẽ cảm nhận được nét đẹp chân thực của nền văn hóa phi vật thể. Người dân Đà Nẵng còn xem đây như một sự kiện thu hút khách du lịch và quảng bá hình ảnh đất nước, con người vùng đất duyên hải Miền Trung.
Người nước ngoài đến Việt Nam du lịch thường rất thích những hoạt động lễ hội truyền thống của nước ta. Đặc biệt như lễ hội đua thuyền, tại đây họ dễ dàng cảm nhận được sự phong phú trong đời sống tinh thần của người Việt Nam ta, những hình ảnh đầy màu sắc sẽ được lưu giữ mãi trong lòng khách thập phương, bóng dáng những trai tráng khỏe mạnh hăng say trên thuyền đua, người và cờ hoa rực rỡ hai bên dòng sông hô hào… Tất cả tạo nên một khung ảnh tuyệt đẹp.
Lễ hội đua thuyền tại Đà Nẵng được duy trì nhiều năm, cho đến hiện tại vẫn không hề thay đổi. Hy vọng rằng chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện và phát triển hơn nữa mô hình du lịch cho quan khách có cơ hội trải nghiệm những lễ hội văn hóa tương tự tại Đà Nẵng.
Chia sẻ độc chiêu du lịch kết hợp đánh hàng Quảng Châu không lệch đi đâu
Các cô nàng tập tành kinh doanh, nhất là kinh doanh online thì không còn lạ lẫm gì với hàng Quảng Châu rồi nhỉ? Tranh thủ vi vu du lịch, tiện tay đánh ít hàng về gọi là “khởi nghiệp”, lý tưởng đố gì sánh bằng đấy?
Khu Orchard Road ở Singapore: mua sắm, khách sạn, ăn uống & chơi gì
Mua sắm ở Singapore phải nghĩ đến ngay đường Orchard Road , con đường rộng thênh thang trải dài là những khu trung tâm thương mại lớn với hàng ngàn thương hiệu nổi tiếng sẽ thoả mãn đam mê shopping của bạn.
Cách đi từ Singapore qua đảo Batam (Indonesia)
Batam là một hòn đảo hoang sơ của Indonesia, nằm sát ngay Singapore. Đây là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch nhất của Indonesia chỉ sau Bali và Jakarta. Nhiều người chọn đến đảo Batam trên hành trình khám phá Singapore vì việc đi lại giữa 2 điểm này k
Hướng dẫn cách đi từ Chiang Mai đến Pai, Thái Lan
Nổi tiếng là một thị trấn nhỏ xinh đẹp miền Bắc Thái, Pai là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi bạn đang có hành trình khám phá miền núi rừng phía Bắc của xứ sở chùa vàng. Đặc biệt nếu ai tranh thủ đến Chiang Mai tham dự lễ hội té nước Songkran hay l
Tổng hợp 20++ quán cà phê đẹp có tiếng ở ChiangMai ai tới cũng phải thử
Bạn muốn tìm những cửa hàng cà phê thật độc đáo và có những background “thần thánh” để cho ra đời những bức ảnh “sống ảo” ngàn like khi đặt chân đến Chaing Mai? Đừng lo lắng, hãy theo chân Metrip khám phá nào!