- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Lễ Hội Cồng Chiêng – Nét Đẹp Của Người Tây Nguyên
Nội dung
Lễ Hội Cồng Chiêng được xem là nét đẹp văn hóa phi vật thể của người dân tại các tỉnh có văn hóa Tây Nguyên. Đây là lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá văn hóa cũng như tạo sự kết nối của những người dân Tây Nguyên với nhau.
Lễ Hội Cồng Chiêng được xem là nét đẹp văn hóa phi vật thể của người dân tại các tỉnh có văn hóa Tây Nguyên. Đây là lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá văn hóa cũng như tạo sự kết nối của những người dân Tây Nguyên với nhau.
Click để đọc nhanh nội dung bài viết :
- Lễ hội cồng chiêng – Văn hóa phi vật thể của Việt Nam
- Nhiều Câu Hỏi Về Cồng Chiên Tây Nguyên
- Cồng chiêng – nhạc cụ không thể thiếu của người dân tộc
- Nguồn Gốc
Lễ hội cồng chiêng – Văn hóa phi vật thể của Việt Nam
Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên là một trong những lễ hội ấn tượng tại Việt Nam được tổ chức thường niên mỗi năm tại các đồng bào Tây Nguyên. Được biết, đây là lễ hội đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Chúng ta đều biết rằng, trong mỗi lễ hội này, cồng chiêng chính là phương tiện duy nhất để con người thực hiện thông linh (với thần), giao hòa với trời đất, giao tiếp với cộng đồng xã hội.
Từ lâu, lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ là một sự kiện quan trọng của người dân tại Tây nguyên mà còn là một trong những nét văn hóa lớn với đất nước Việt Nam.
Nhiều Câu Hỏi Về Cồng Chiên Tây Nguyên
Cồng chiêng xuất xứ từ đâu và do ai sáng lập nên. Tuy nhiên, nó được xem là một loại dụng cụ phát ra âm thanh ấn tượng, được dùng trong các buổi cúng tế. Đặc biệt, đây còn là một loại nhạc cụ phổ biến của người Tây Nguyên, được dùng để tụ tập mọi người lại với nhau, quây quần nhảy múa quanh đống lửa, hình thành nên một nét đặc sắc riêng về văn hóa cho vùng đất đỏ ba dan này.
Theo quan niệm từ xưa của những người Tây Nguyên thì sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần độc đáo. Thông thường, Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của các vị thần sẽ càng cao. Đặc biệt, nhiều người quan niệm Cồng chiêng là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và giàu có.
Vào những ngày hội của người Tây Nguyên, hình ảnh của những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa bên những tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng đã tạo nên một không khí thật sự hùng vỹ, ấn tượng, là nét văn hóa độc đáo ăn sâu vào những người con nơi đây. Những sử thi, áng thơ hào hùng đậm chất dân tộc đều được bắt nguồn từ những tiếng cồng chiêng Tây Nguyên vang vọng núi non.
Cồng chiêng – nhạc cụ không thể thiếu của người dân tộc
Như chúng ta biết, Cồng chiêng là một loại nhạc khí được làm bằng hợp kim đồng. Trong đó, có pha thêm vàng, bạc hoặc đồng đen. Tất cả những mẫu cồng đều có núm ở chính giữa, chiêng thì không có núm.
Được biết, mẫu nhạc cụ này có nhiều kích thước khác nhau. Thông thường, đường kính được giao động từ 20cm đến 60cm, loại cực đại thì có từ 90cm đến 120cm. Thường thì có thể sử dụng Cồng chiêng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn cũng được. Mỗi bộ Cồng chiêng thường 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, có nơi lên đến 18 hoặc 20 chiếc.
Trong những lễ hội đặc sắc, người Tây Nguyên thường biểu diễn và sử dụng cồng chiêng, cụ thể như: Lễ mừng nhà rông, mừng đám cưới, mừng lúa mới, các lễ hội đâm trâu…Trong đó, biểu diễn Cồng chiêng có khoảng 40 người chơi và sử dụng những loại nhạc cụ khác nhau. Mỗi người trong đó sẽ chơi một nốt và điểm xuyết một mô hình tiết tấu để kết hợp lại thành bè, thành những giai điệu độc đáo, tạo nên những thanh âm đặc sắc, không hòa lẫn vào đâu được.
Nguồn Gốc
Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Nói về cội nguồn, các nhà nghiên cứu đã từng cho rằng cồng chiêng chính là “hậu duệ” của đàn đá.
Trước khi sử dụng các văn hóa bằng đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ bằng đá. Tiêu biểu như cồng đá, chiêng đá…Sau đó mới tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng…
Từ thời sơ khai, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được đánh lên để sử dụng vào những ngày lễ quan trọng của người Tây nguyên. Đây là một trong những loại nhạc cụ biểu hiện lớn về tín ngưỡng, là phương tiện giao tiếp siêu nhiên trong quan niệm của người Tây Nguyên.
Hơn hết, các lễ hội cồng chiêng còn được xem là một trong những nét đẹp văn hóa thể hiện lòng yêu thương, đoàn kết, gắn bó giữa người với người trong một tập thể. Trong những ngày lễ sử dụng cồng chiêng, các gia đình đều tụ họp đông đủ, thực hiện các nghi thức quan trọng và sau đó là múa hát, ca nhảy, uống rượu cần, vui vẻ cùng nhau.
Tồn tại trên mảnh đất Tây Nguyên hàng nghìn năm, lễ hội văn hóa cồng chiên đã không ngừng phát triển và đổi mới. Tuy nhiên, với xu thế “hòa nhập nhưng không hòa tan”, nét văn hóa này vẫn còn giữ lại những điểm đặc sắc, vẫn là “cái hồn” của những con người Tây Nguyên.
Hiện nay, hầu hết các buôn làng của Tây Nguyên đều có một đội được thành lập để thể hiện văn hóa cồng chiêng trong những dịp đặc biệt. Vào những ngày lễ, hình ảnh quen thuộc nhất của bà con buôn làng chính là bên những ngọn lửa bập bùng, có rất nhiều người say sưa hát múa trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng.
Đi du lịch Singapore nên mặc gì: cách chuẩn bị hành lý
Bạn đang háo hức xếp hành lý như lại mông lung không biết đi du lịch Singapore nên mặc gì phù hợp? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về thời tiết, thông tin cần thiết và vài típ gợi ý giúp bạn chuẩn bị hành trang tốt hơn.
Du lịch Thái Lan tự túc cần bao nhiêu tiền?
Thái Lan dần trở thành quê hương thứ 2 của nhiều bạn trẻ mê xê dịch nước ngoài bởi hàng ngàn lí do như dễ dàng đi lại, miễn visa, ăn uống ngập tràn, shopping thả ga, nhiều điểm vui chơi hấp dẫn… khiến ai lỡ sa chân đến đây đều thương nhớ muốn quay lại thê
Kinh nghiệm tham quan chợ Chatuchak ở Bangkok
Chợ Chatuchak ở Bangkok là khu chợ cuối tuần ngoài trời lớn nhất Thái Lan thu hút đông đảo khách du lịch đến đây tham quan mua sắm. Có thể nói ở đây dường như chứa cả thế giới bởi thứ gì cũng có, từ quần áo, mỹ phẩm đến những vật dụng handmade cực xinh.
Lịch trình du lịch Singapore tự túc tổng hợp A-Z
Singapore là 1 trong những điểm đến tốt nhất dành cho khách du lịch Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, Wikiphuot.com sẽ lần lượt giới thiệu đến các bạn tất tần tật tổng hợp các lịch trình du lịch Singapore tự túc 4 ngày 3 đêm, 3 ngày 2 đêm, 5 ngày 4
Thời tiết ở Bali & mùa nào đẹp nhất
Thời tiết Bali luôn khiến người ta mê muội đến xiêu lòng bởi nhiệt độ mát mẻ và dễ chịu. Đến Bali, các hòn đảo thiên đường hay bãi biển xinh đẹp luôn là top list trong danh sách điểm dừng chân nơi đây. Chính vì vậy, rất nhiều du khách đắn đo không biết du