- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Kinh nghiệm xin Visa Châu Âu (Visa Schengen) – Cập nhật
Nội dung
- Thông tin chung về Visa Châu Âu (Visa Schengen)
- Visa Châu Âu (Visa Schengen) bao gồm những nước nào?
- Nên xin Visa vào nước nào?
- Các bước tiến hành làm Visa Châu Âu (Visa Schengen)
- Nộp hồ sơ Visa Schengen – Visa Pháp tại TLScontact Hà Nội
- Bộ hồ sơ giấy tờ xin Visa Schengen
- Các bước tiến hành nộp hồ sơ xin Visa Schengen (Visa Châu Âu) tại Tlscontact
- Lời khuyên và kinh nghiệm
- Các loại Visa Schengen
- Lưu ý Multi Visa du lịch (type C)
- Chương trình du lịch châu âu tự túc
Visa Châu Âu hay còn gọi là Visa Schengen, có Visa này bạn được phép đi lại trong 25 nước thuộc khối liên minh Châu Âu. Và một số nước khác thuộc châu âu khác cũng miễn visa khi bạn có Visa Schengen. Ví dụ như : Bulgaria, Belarus, Croatia, đảo Síp, Thổ Nh
Visa Châu Âu hay còn gọi là Visa Schengen, có Visa này bạn được phép đi lại trong 25 nước thuộc khối liên minh Châu Âu. Và một số nước khác thuộc châu âu khác cũng miễn visa khi bạn có Visa Schengen. Ví dụ như : Bulgaria, Belarus, Croatia, đảo Síp, Thổ Nhĩ Kỳ, và một số nước khác. Cộng thêm việc nếu có Visa Châu Âu bạn sẽ có cơ hội dễ dàng xin visa ở các nước khác (như 1 điểm cộng) chẳng hạn bạn xin đi Nhật hay Mỹ, hoặc Úc. Vậy làm Visa Schengen có khó không? Với Andy thì câu trả lời là không khó. Bài viết này Andy sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm và các thông tin bổ ích khi làm Visa Schengen (Visa Châu Âu). Sẽ có khá nhiều câu hỏi khi bạn đang lên kế hoạch xin Visa Schengen (Visa Châu Âu). Vậy cần chuẩn bị những gì? Apply ở đâu? trong khuôn khổ hướng dẫn về Du lịch tự túc, bài viết này Andy sẽ hướng dẫn các bạn xin Visa Du lịch tự túc Ngắn hạn tại Châu Âu.
Thông tin chung về Visa Châu Âu (Visa Schengen)
Hiện tại các thủ tục làm Visa Schengen Du lịch rất dễ bởi bạn sẽ gửi hồ sơ tại các trung tâm tiếp nhận hồ sơ (gọi nôm na là trung tâm dịch vụ tiếp nhận hồ sơ xin Visa Schengen, không phải đại sứ quán) . Bạn cần tính toán xem sẽ nộp tại trung tâm nào, vì điều này phụ thuộc vào Nước mà bạn sẽ đến và lưu lại lâu nhất, hoặc nước mà bạn đặt chân đầu tiên khi tới Châu Âu (thuộc khối Schengen). Trường hợp bạn xin visa thăm thân hoặc thương mại thì bạn cần liên hệ Đại Sứ quán để có hướng dẫn chi tiết hơn.
- Liên Minh Châu Âu gồm những nước nào? Mục đích hoạt động của tổ chức
- Top 3 Tour Du lịch Châu Âu dạng Tự Túc do Toidi tổ chức
Visa Châu Âu (Visa Schengen) bao gồm những nước nào?
Các nước sau thuộc khối Schengen : Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Lettonia, Lituanie, Malta, Luxembourg, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng Hòa Séc, Slovakia, Slovénia, Thụy Điển, Thụy Sĩ. Nếu có Visa Châu bạn cũng sẽ được miễn visa tại các nước khác như: Thổ Nhĩ Kỳ, Antigua và Barbuda, Albani, Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Síp, Gruzia, Kosovo, Macedonia (Cộng hòa Nam Tư cũ), Montenegro, Romania, Serbia. Xem thêm thông tin chi tiết về vấn đề này tại đây.
Những nơi tiếp nhận hồ sơ
- Trung tâm VFS: http://www.vfsglobal.com – Xin Visa Hà Lan, Ý, các nước Bắc Âu, v.v.v và một số nước khác như Úc, Canada.
- Trung tâm TLS: https://fr.tlscontact.com/vn – Xin Visa Pháp , Thụy Sĩ, Estonia
- Hoặc bạn xin trực tiếp tại Đại Sứ Quán, nhưng bạn lưu ý thông thường các nước đã chuyển giao cho các trung tâm tiếp nhận hồ sơ rồi thì sẽ không tiếp nhận trực tiếp tại Đại Sứ Quán nữa.
Điều kiện trước khi Apply xin Visa 1 nước thuộc khối:
- Bạn phải đặt chân đầu tiên tới Đất nước mà bạn đã đăng kí (hạ cánh tại đó)
- hoặc bạn phải có số ngày lưu trú lâu nhất trong lịch trình tại đất nước đó. (phải có chứng minh về lưu trú như booking khách sạn, hoặc ở Nhà ai?) đơn vị xuất nhập cảnh có thể yêu cầu bạn chứng minh điều này
Ví dụ nếu bạn nộp hồ sơ tại TLS xin visa Pháp, bạn phải chứng minh bạn sẽ hạ cánh đầu tiên và thăm quan Pháp đầu tiên, hoặc bạn sẽ ở Pháp lâu nhất (có thể hạ cánh ở 1 nước khác cũng được sau đó mới vào pháp). Cụ thể hơn bạn có thể hiểu như sau
Cách xác định quốc gia nào là “« điểm đến chính » ?
- Quốc gia « điểm đến chính » là quốc gia mà ở đó đương đơn sẽ thực hiện mục đích chính của chuyến đi.
- Trong trường hợp mục đích của chuyến đi là giống nhau trong tất cả các quốc gia sẽ đặt chân đến, Quốc gia « điểm đến chính » là nơi mà đương đơn sẽ lưu lại lâu nhất.
- Trong trường hợp cả mục đích chuyến đi lẫn thời gian lưu trú tại mỗi quốc gia đều giống nhau, Quốc gia « điểm đến chính » là nơi mà đương đơn sẽ đặt chân xuống đầu tiên.
Thông tin mới từ 5/2018 : khi apply visa Pháp bạn cần phải làm lịch trình nhập cảnh Pháp đầu tiên + thời gian ở Pháp lâu nhất.
Nên xin Visa vào nước nào?
Điều này cũng rất quan trọng vì nếu xin vào các nước dễ dàng, mở cửa hơn thì bạn có cơ hội Đậu Visa cao hơn. Theo Andy biết thì có 2 nước ở Châu Âu khá thông thoáng cho du khách du lịch tự túc đó là Pháp và Hà Lan. Các bạn ở trong Nam thì hay xin Hà Lan, còn ở bắc thì hay xin Pháp. Ngoài ra cũng nhiều bạn trẻ với hồ sơ chưa mạnh thì cũng hay xin Hà Lan. Nhưng đây chỉ là cảm nhận chung của mọi người thôi nhé. Visa Pháp có thời gian xét duyệt nhanh nhất. Như Andy làm thì thứ 2 nộp và thứ 5 đã có hộ chiếu gửi về nhà. Vỏn vẹn có 4 ngày làm việc. Với Visa Hà Lan bạn sẽ mất nhanh nhất là 7 ngày. Lý do hồ sơ của bạn sẽ được gửi sang Malaysia để dán tem và xét duyệt.
Các bước tiến hành làm Visa Châu Âu (Visa Schengen)
Các bước tiến hành nói chung là tương đối giống nhau ở cả 2 trung tâm TLS và VFS. Bạn sẽ trải qua các bước như sau
- Bước 1: chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin visa Schengen với mục đích du lịch. Theo hướng dẫn của từng trung tâm (hồ sơ cũng tương đối như nhau thôi, xem cụ thể các giấy tờ cần chuẩn bị phía dưới)
- Bước 2: Đặt lịch hẹn qua đường dẫn của 1 trong 2 trung tâm trên, sẽ yêu cầu phải tạo tài khoản
http://www.vfsglobal.com/netherlands/vietnam/Schedule-An-Appointment.html
Sau khi tạo tài khoản bạn sẽ tạo đơn xin Visa hoặc tải đơn Xin visa xuống để điền bằng tay
- Bước 3: Đến trung tâm nộp hồ sơ, theo lịch đã hẹn. Họ sẽ yêu cầu lấy dấu vân tay và chụp ảnh
- Bước 4: Đợi hộ chiếu gửi về nhà – hoặc lên trực tiếp trung tấm nhận kết quả (tùy)
Các trung tâm tiếp nhận này không có chức năng kiểm duyệt hồ sơ, hay tác động vào quá trình xin Visa của bạn, họ chỉ có công việc là Tiếp nhận và gửi hồ sơ sang các Đại Sứ Quán, sau đó nhận lại Hộ Chiếu và gửi lại cho bạn. Do vậy bạn sẽ không biết được kết quả là Đậu hay trượt cho đến khi mở Hộ Chiếu lúc trả lại. Sẽ khá hồi hộp đấy, mình tin là ai làm lần đầu cũng sẽ rất hồi hộp. Bài viết này Andy sẽ viết rất chi tiết về Xin Visa Pháp tại trung tâm TLS. Các bạn sẽ thấy việc xin Visa rất dễ dàng về thủ tục, còn lại đậu hay rớt vẫn phải phụ thuộc vào hồ sơ của các bạn có Mạnh hay không thôi.
Nộp hồ sơ Visa Schengen – Visa Pháp tại TLScontact Hà Nội
Xin lưu ý nếu nộp tại TLScontact sẽ có 2 trung tâm ở Hà Nội và tp Hồ Chí Minh, 2 trang website sẽ khác nhau, bạn lưu ý khi tạo tài khoản nhé.
Hà nội : https://fr.tlscontact.com/vn/HAN/index.php
Hồ chí Minh: https://fr.tlscontact.com/vn/SGN/index.php Các giấy tờ nộp xin Visa Châu Âu Du lịch tự túc nói chung là giống nhau, các bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như sau :
Bộ hồ sơ giấy tờ xin Visa Schengen
1/ 1 Mẫu đơn xin thị thực Schengen
điền đầy đủ rõ ràng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, ký và ghi rõ ngày tháng năm.
Tạo đơn này trên website TLScontact nhé. Sau khi tạo account -> đăng nhập -> tạo đơn form khai online
2/ 2 ảnh chụp hộ chiếu đạt tiêu chuẩn ICAO
Ảnh chụp trên nền sáng ; Cỡ ảnh 3,5 cm X 4,5 cm ; Chụp khuôn mặt không có vật che trước ; Ảnh mới chụp (dưới 6 tháng). Ảnh cung cấp phải chụp rõ khuôn mặt và cổ sao cho khuôn mặt chiếm 70 – 80 % khung ảnh (kiểm tra sự phù hợp của ảnh). 2 Ảnh / thông tin các Mẫu ảnh chuẩn ICAO bạn xem tại đây
3/ Hộ chiếu
Một hộ chiếu thường hoặc hộ chiếu công vụ còn nguyên vẹn, có đầy đủ chữ kí, được phát hành dưới 10 năm, còn hạn ít nhất 3 tháng kể từ ngày hết hạn của thị thực và còn ít nhất hai trang trống để dán nhãn thị thực.
4/ Bản sao hộ chiếu (photocopy)
Bản sao của trang có chứa các thông tin nhận dạng và tất cả các trang có chứa thị thực hoặc được đóng dấu xuất nhập cảnh
5/ Bảng câu hỏi Schengen
(Tải về từ https://static.tlscontact.com/media/vn/han/fr/questionnaire_pour_une_demande_de_visa_schengen.pdf)
6/ Hộ khẩu gia đình (Yêu cầu dịch thuật Công chứng)
7/ Nếu đương đơn là trẻ vị thành niên: Giấy khai sinh của đương đơn (Yêu cầu dịch thuật Công chứng) . Nếu cháu bé đi cùng bố mẹ thì đơn xin Visa của cháu cần có chữ ký của cả bố và mẹ
8/ Nếu đương đơn là trẻ vị thành niên:
– Nếu trẻ vị thành niên chỉ đi cùng cha hoặc mẹ thi phải có giấy đồng ý của người còn lại hoặc người giám hộ hợp pháp, trừ trường hợp duy nhất cha hoặc mẹ có quyền chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ vị thành niên; – Nếu trẻ vị thành niên đi một mình (không có cả cha và mẹ) thì phải có giấy đồng ý của cả cha và mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp; + Bản sao chứng minh thư của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
9/ Bằng chứng về khả năng tài chính: Sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất (Song ngữ, có dấu của Ngân Hàng)
Bản gốc sao kê tài khoản ngân hàng (của công ty hoặc cá nhân) thể hiện thu nhập trong ba tháng gần nhất.
10/ Bằng chứng về khả năng tài chính, Nếu đương đơn đang đi làm:
Bảng lương ba tháng gần nhất + Hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận công tác gần đây + Giấy đồng ý cho nghỉ phép
Lưu ý: Song ngữ / nếu các giấy tờ không có dịch song ngữ, bạn có thể tự dịch sau đó xin Công ty dấu treo (giáp lai) vào. Nộp cùng bản photocopy . Như vậy sẽ đỡ tốn tiền dịch thuật công chứng. Trường hợp các bạn không có thời gian thì mang ra dịch công chứng.
11/ Bằng chứng về khả năng tài chính, Nếu đương đơn là chủ sở hữu công ty hoặc tự kinh doanh:
Giấy chứng nhận đăng ký của công ty (công chứng dịch thuật) + Xác nhận đóng thuế (tự dịch ra tiếng Anh, hoặc thuê dịch thuật, nếu là xác nhận điện tử không cần có dấu cũng ok)
12/ Bằng chứng về khả năng tài chính, Nếu đương đơn đã nghỉ hưu:
Quyết định về hưu/ Bảng lương hưu/ Thẻ hưu trí (Dịch thuật công chứng có dấu)
13/ Bằng chứng về khả năng tài chính, Các giấy tờ chứng minh tài chính khác:
Cổ phiếu, Thẻ tín dụng (ghi nợ), Thu nhập thường xuyên được tạo ra bởi bất động sản.
Cái này làm đẹp hồ sơ, có thì càng mạnh nhé
14/ Mục đích du lịch: Xác nhận của công ty du lịch
Xác nhận của công ty du lịch hay bất kỳ giấy tờ thích hợp khác thể hiện kế hoạch du lịch dư kiến
Ví dụ như các booking tour ghép lẻ bên Châu Âu. Có càng tốt, nếu không thì không sao.
15/ Giấy tờ chứng minh chỗ ở, dành cho diện đi du lịch
xác nhận đặt phòng khách sạn, thuê nhà nghỉ
bạn nên đặt qua các trang website đặt phòng như Agoda.com / booking. Nên chọn loại có thể Free cancel, để nếu làm xong Visa mà kế hoạch lịch trình có thay đổi thì có thể Cancel được. Lưu ý là là đặt phòng này phải khớp với Lịch trình đã lên. Nhiều bạn đặt thiếu hoặc đặt lệch là sẽ không nộp được đâu.
16/ Bảo hiểm y tế du lịch (bắt buộc)
cho toàn bộ thời gian lưu trú dự định, có hiệu lực cho tất cả các nước thành viên trong khối Schengen và chi trả cho bất kỳ khoản chi phí nào có thể phát sinh liên quan đến việc hồi hương vì lý do y tế, chăm sóc y tế khẩn cấp, điều trị khẩn cấp hoặc tử vong trong thời gian lưu trú (bảo hiểm co hạn mức tối thiểu 30000 EUR).
Cũng xin lưu ý là bảo hiểm y tế này phải cover toàn bộ số ngày đi dự kiến theo lịch trình của bạn. Đặt có thể thừa, nhưng không thể thiếu.
17/ Phương tiện đi lại
Xác nhận đặt chỗ vé máy bay khứ hồi. Đương đơn sẽ phải cung cấp bằng chứng lần ra và vào khối Schengen. Xin vui lòng không mua vé trước khi có kết quả thị thực.
18/ Lịch trình chi tiết.
Các bạn nên chuẩn bị thật chi tiết lịch trình, vì đây là lý do chính mà bạn sẽ đến Châu Âu, bạn cần bầy tỏ cho Đại Sứ biết bạn sẽ đi đâu, làm gì. Do vậy bạn nên đầu tư thời gian cho việc này. Lưu ý: nếu xin Pháp thì Pháp phải là nước đặt chân đầu tiên đến trong lịch trình, hoặc là nước có số ngày lưu trú dài nhất trong lịch trình. Các booking phòng khách sạn và vé máy bay phải khớp với lịch trình nhé
Các bước tiến hành nộp hồ sơ xin Visa Schengen (Visa Châu Âu) tại Tlscontact
Như đã nói sơ qua ở trên, qui trình xin Visa Schengen qua TLS sẽ như sau. Mình thuật lại chút nhé, còn thì trong website của họ đã có hướng dẫn khá rõ ràng về các bước lập hồ sơ, nộp hồ sơ và nhận lại kết quả rùi.
Bước 1: sau khi đã tạo tài khoản ở Tlscontact, account của bạn sẽ có hạn sử dụng trong 15 ngày. Nếu trong 15 ngày này bạn không nộp hồ sơ xin Visa thì account của bạn sẽ bị hủy không tính phí.
Bước 2: bạn đăng nhập vào account TLScontact, tạo đơn xin Visa online thông qua việc điền form. Mỗi người 1 form, nếu bạn đi đoàn thì sẽ điền hết các form. Tạo form xong vẫn được sửa lại nếu như chưa đặt lịch hẹn nộp hồ sơ.
Bước 3: sau khi đã kiểm tra lại 1 lượt các thông tin giấy tờ, form đã điền cho cả đoàn. Bạn Click vào xác nhận Nộp hồ sơ (lưu ý là nếu đã click Apply nộp hồ sơ thì sẽ không được sửa form nữa) . Các form khai (đơn xin Visa), bạn cần in ra và ký vào nhé.
Bước 4: đặt lịch hẹn ngày lên nộp hồ sơ. Sẽ có nhiều khung giờ để bạn chọn. Cái này Andy thấy họ làm việc khá chuyên nghiệp, vì khi đến sẽ không bị quá tải vì đã xác định trước lượng người đến nộp hồ sơ.
Bước 5: đến trung tâm TLS tại Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh để nộp hồ sơ. Bạn sẽ làm theo hướng dẫn của trung tâm, xếp hàng đến lượt. Gửi lại điện thoại di động, kiểm tra an ninh v.v.v Nộp hồ sơ tại quầy. Nhân viên sẽ kiểm tra hồ sơ và báo với bạn xem còn thiếu giấy tờ gì? cần bổ sung gì? Trong trường hợp bạn thiếu giấy tờ, TLS có thể bảo lưu và cho phép bạn nộp bổ sung giấy tờ đến 14h30 . Do vậy bạn nên đặt lịch hẹn là sáng để có thêm thời gian chuẩn bị nếu cần bổ sung giấy tờ. Trường hợp không kịp bổ sung giấy tờ, bạn sẽ phải làm lại hồ sơ từ đầu, việc này sẽ tốn của bạn tiền phí dịch vụ TLS. KHoảng 680.000 đ / người. Do vậy bạn nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi đi nộp tại TLS nhé. Sau khi nộp xong hồ sơ, bạn sẽ được yêu cầu lấy sinh trắc học (nôm na là lấy dấu vân tay + chụp hình). Đóng phí dịch vụ.
Bước 6: Lấy Kết quả – bạn có thẻ đăng nhập hệ thống TLS trên website để xem quá trình hồ sơ đang được xử lý đến đâu. Vừa xem vừa hồi hộp
- Bạn sẽ đến trực tiếp lấy kết quả (trực tiếp đương đơn tới lấy, trường hợp nhận hộ phải có xác nhận ủy quyền, có dấu xác nhận công chứng, lằng nhằng phết).
- Hoặc đăng ký dịch vụ gửi về tận nhà, phí 100.000 đ / người (hơi mắc 1 chút)
Xem ra các bước và giấy tờ chuẩn bị hò sơ xin Visa Châu Âu (Visa Schengen) không hề phức tạp như bạn tưởng phải không. Nếu bạn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thì cơ hội đạt Visa đã là 80% rồi, cộng thêm việc hồ sơ mạnh chứng minh tài chính hay công việc nữa thì khả năng đậu Visa là không khó. Lệ phí Visa xin tại Pháp là $60 E, phí dịch vụ của TLS là khoảng 680.000 đ.
Lời khuyên và kinh nghiệm
Sau quá trình xin Visa Châu Âu (Pháp/Schengen) Andy rút ra 1 số kinh nghiệm chia sẻ với các bạn như sau nhé
- nên tự chuẩn bị hồ sơ xin visa, đặc biết chú trọng vào phần lịch trình đầy đủ.
- Visa được cấp là Visa Multi 30 ngày, thời gian thì mỗi người 1 khác, thường là 1,5 tháng – 2 tháng.
- Mẹo để được cấp Visa dài hơn (3 tháng) giống như của Andy: bạn nên làm lịch trình dài khoảng 20 ngày + đi khoảng 4 – 5 nước + chứng minh tài chính nhiều tiền (khoảng 300tr – 500tr). Nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì khả năng cao là được Multi 30 ngày / hạn 3 tháng.
- Xem lại các lưu ý Andy có note ở trên (vấn đề các giấy tờ Dịch thuật Công Chứng)
- Nếu các bạn là độc thân, đi 1 mình, ngoài việc chuẩn bị các giấy tờ như trên thì NÊN viết thêm 1 bức thư bày tỏ nguyện vọng được đi du lịch ở Châu Âu, đặc biệt là ở nước xin Visa. Nội dung kể bla bla về nguyện vọng, niềm yêu thích với quốc gia đó v.v.v
- Nếu đi nộp nhóm đoàn >5 người bạn phải đăng ký lịch hẹn trực tiếp qua phone với TLS
- Đại sứ quán có thể gọi điện để check lại một số thông tin của bạn. Ví dụ như: check thông tin về những thành viên trong đoàn, thông tin cá nhân của bạn.
- Chữ ký trong cuốn hộ chiếu phải khớp với chữ kí các văn bản khai.
- Một lần nữa xin nhắc lại bạn phải làm Ảnh chuẩn ICAO, vì nếu ảnh sai lại mất công đi làm lại từ đầu.
- Nếu bạn đi vặp vợ chồng : bắt buộc phải có giấy công chứng dịch thuật đăng ký kết hôn. Mỗi vợ / chồng làm 1 bản riêng ko chung nhau.
Với kinh nghiệm của Andy, hy vọng các bạn sẽ thành công và sớm có visa Châu Âu. Cảm giác tự nộp hồ sơ và nhận kết quả được chấp nhận là một cảm xúc vui mừng, hồi hộp, đan xen nhiều cung bậc. Chúc các bạn thành công.
- Liên Minh Châu Âu gồm những nước nào? Mục đích hoạt động của tổ chức
- Top 3 Tour Du lịch Châu Âu dạng Tự Túc do Toidi tổ chức
Các loại Visa Schengen
Nói thêm mục này vì các bạn ra vào nhiều lần trong khối Schengen sẽ quan tâm. Hiện có 3 loại Visa Schengen đó là: A, C, và D. Nhưng xin visa với mục đích du lịch thì chỉ có loại A và C thôi
- type A: đây là transit visa. Tức là chỉ có hiệu lực dành cho các bạn bay từ 1 nước không thuộc khối Schengen đi sang 1 quốc giá khác (cũng không thuộc khối Schengen) nhưng lại quá cảnh tại khối Schengen. Lúc đó bạn cần làm visa transit châu âu. Cái này chắc cũng chả làm mấy đâu.
- type D: loại visa dành cho Work và Study . Cũng chả liên quan tới Du lịch
- type C: visa Du lịch. Có các loại cụ thể như sau của type C này là:
- Single visa: chỉ có hiệu lực vào 1 lần, và ra khỏi khối 1 lần
- double visa: có hiệu lực vào 2 lần, và ra khỏi khối 2 lần. Điều kiện thời điểm ra và vào vẫn còn hiệu lực thời gian (còn hạn sử dụng)
- Multi visa: được ra vào nhiều lần trong khối. Nhưng bạn cần phải lưu ý sau đây để tránh bị hiểu nhầm , xem cụ thể dưới đây
Lưu ý Multi Visa du lịch (type C)
- Visa type C này phải có chữ MULT (nếu không có chữ MULT này thì bạn không thuộc diện multi ra vào nhiều lần)
- Hạn sử dụng có ghi cụ thể trong visa. Ngày cuối cùng xuất cảnh phải trước ngày hết hạn. Như trong Ảnh của Andy là 2/1/2018
- Tùy thuộc vào visa bạn được cấp mà thời hạn lưu trú (số ngày ở trong khối Schengen sẽ khác nhau). Như trong ảnh, của Andy là 30 ngày. Tức TỔNG SỐ NGÀY ở trong khối của Andy chỉ là 30 ngày. Ví dụ: nhập cảnh lần 1 Andy ở 10 ngày sau đó đi ra khỏi khối, lần 2 là 7 ngày rồi lại ra khỏi khối, thì lần 3 Andy chỉ được ở 13 ngày thôi… Tóm lại nhập cảnh và xuất cảnh bao nhiêu lần cũng được, nhưng cộng tổng thời gian lưu trú ở khối Schengen chỉ là 30 ngày.
- Một vấn đề nữa. Type C Multi này Châu Âu chỉ cấp tối đa số ngày lưu trú là 90 ngày lưu trú (trong 180 ngày) của 6 tháng. Nghĩa là bạn được phép ở TỔNG tối đa 90 ngày (và 90 ngày xuất cảnh, kiểu như 1 ngày nhập cảnh 1 ngày xuất cảnh, tổng là 90 ngày nhập cảnh + 90 ngày xuất cảnh = 180 ngày).
Với Vietnam mình thuộc diện hộ chiếu Yếu, nước đang phát triển, nên Visa type C này chả có qui định gì hết. Tùy vào hồ sơ, lịch trình, năng lực cá nhân mà họ cấp cho 2 tháng, 3 tháng, multi hay single v.v.v Hy vọng các thông tin trên sẽ củng cố tinh thần cho các bạn đang có ý định Nộp Visa Schengen tự túc.
Nếu bạn đang băn khoăn về làm visa châu âu tự túc, bạn có thể reply phía dưới bài viết Andy sẽ support nhé. Ngoài ra Andy cũng thường xuyên tổ chức các trip đi Châu Âu tự túc, lịch trình linh hoạt, bạn có thể ở lại chơi thêm hoặc sang sớm hơn đoàn. Chuyến đi với nhiều trải nghiệm bản địa chứ không đi gấp gáp. Xem chi tiết thông tin bên dưới nhé.
Tổng 5,071 Lượt Xem
Quán mì Quảng không tên đông khách ở Mũi Né
Nằm trên vỉa hè gần khu chợ đêm Mũi Né, quán bán nhiều món, trong đó có mì Quảng và cơm gà, thu hút nhiều du khách nước ngoài.
5 điểm leo núi và cắm trại đẹp như mơ dành cho người thích ‘ở ẩn’ dịp lễ 2/9
Có nhiều điểm leo núi và cắm trại đẹp như mơ chỉ cách Sài Gòn vài ba tiếng di chuyển, bạn có cảm thấy hứng thú không?
Quán bánh tráng kẹp 5.000 đồng nức tiếng Sài Gòn
Khi có khách gọi thì chủ quán mới nướng bánh tráng kẹp trứng, bò khô, pate… giá 5.000 đồng, thu hút nhiều thực khách mỗi chiều ở quận 4.
“Đột nhập” 5 địa điểm vui chơi thả ga cho chuyến du lịch Kuala Lumpur
Du lịch Kuala Lumpur đâu chỉ là tham quan các tòa nhà, dạo phố hãy thử làm mới chuyến vi vu của bạn với 5 địa điểm vui chơi sau đây, đảm bảo quên cả lối về.