- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Kinh nghiệm leo núi Tả Chì Nhù 3 ngày 2 đêm
Nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, hành trình chinh phục ngọn núi cao thứ 6 Việt Nam – Tả Chì Nhù được đánh giá là rất khó khăn do khí hậu khắc nghiệt, đòi hỏi sức bền và sự dẻo dai. Tuy nhiên, vẻ đẹp mây ngàn, gió núi của đỉnh cao này lại rất cuốn hút những tay máy thích săn ảnh và dân phượt mê khám phá.
1. Leo Tả Chì Nhù vào thời gian nào thích hợp nhất?
Những ngày nắng đẹp đầu đông hoặc đầu xuân là thời điểm thích hợp để bạn chinh phục Tà Chì Nhù. Khi đó thời tiết rất đẹp, không quá nắng, không quá lạnh và bạn không mất nhiều sức khi leo.
2. Đến Tả Chì Nhù như thế nào?
- Đi bằng xe khách
Bạn bắt xe khách chặng Hà Nội - Yên Bái, giá vé một chiều là khoảng 100.000 - 150.000 đồng, sau đó thuê xe máy ở thành phố Yên Bái để di chuyển tới huyện Trạm Tấu rồi vào bản Xà Hồ. Từ trung tâm xã chỉ đi được xe thêm 6-7 km nữa là bạn phải gửi xe rồi bắt đầu hành trình leo núi đầy thử thách.
- Đi bằng xe máy
Từ Hà Nội - Nhổn - Sơn Tây - qua cầu Trung Hà - rẽ trái vào đường Thanh Thủy - qua ngã 3 Thanh Sơn Thu Cúc - tới đèo khế - vào Ba Khe - rẽ trái là vào Nghĩa Lộ. Từ Nghĩa Lộ, bạn đi 35km lên Trạm Tấu rồi khởi hành vào bản Xà Hồ.
Hỏi đường đến khu trại khai thác chì (đường xấu, có sương mù nên các bạn cần đi cẩn thận). Qua cổng khu trại khai thác, các bạn hỏi bảo vệ, vào gửi xe rồi bắt đầu leo núi.
3. Cần chuẩn bị hành trang thế nào khi leo Tả Chì Nhù?
- Đồ cá nhân
+ Lều trại: Nên mang theo lều cỡ 4 hoặc 6, đủ để vác không bị nặng
+ Túi ngủ: các cá nhân nên mang theo
+ Quần áo: nên mặc nhiều áo mỏng, nhiều lớp để dễ dàng cởi ra, nhưng vẫn nên mặc áo khoác gió để chống cảm cho dù nóng.
- Ngoài những loại thuốc thông thường cần mang như cảm cúm, sốt, ho… bạn cần chuẩn bị thêm vài túi trà gừng để dùng nóng lúc sáng sớm, giúp ổn định thân nhiệt. Cần chuẩn bị thêm những miếng dán tạo nhiệt, túi sưởi, sạc dự phòng…
- Đồ ăn uống: Các nước tăng lực, nước uống nhiều, đồ ăn vặt giúp tăng lực nên được chuẩn bị. Bạn nên chủ động thực phẩm mang theo, không nên đến huyện Trạm Tấu mới mua vì sẽ khó để có được những thứ bạn cần trong huyện nhỏ này. Tuy nhiên, để đỡ phải mang vác nặng từ xa, bạn có thể mua mọi thứ cần thiết khi đến thành phố Yên Bái.
4. Lịch trình tham khảo cho chuyến leo Tả Chì Nhù 3 ngày 2 đêm
- Ngày 1: Hà Nội – Nghĩa Lộ
Quãng đường từ Hà Nội đến thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái là 200 km, mất khoảng 5h. Đến đây, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, ăn uống, đi dạo một số nơi trong thị xã và chuẩn bị cho ngày hôm sau leo núi.
Theo dõi thời tiết để chọn thời gian đi hợp lý. Nếu không may gặp phải hôm trời mưa, tốt nhất bạn nên hoãn lại, không leo nữa vì đường lên núi dốc gắt, gặp mưa sẽ trơn, rất nguy hiểm và khó chinh phục.
- Ngày 2: Nghĩa Lộ – Trạm Tấu – Xà Hồ – Tà Chì Nhù
Từ thị xã Nghĩa Lộ đến huyện Trạm Tấu khoảng 35 km, di chuyển tiếp vào bản Xà Hồ để leo núi Tà Chì Nhù.
Lưu ý: Núi leo rất dốc, đường mòn nhỏ, trơn, sống núi nguy hiểm, không có điểm bám, nhiều đoạn bạn sẽ phải bò để leo, cần hạ thấp trọng tâm để đỡ mất sức. Núi trọc nên gió giật rất mạnh, cần có gậy để hỗ trợ việc leo. Bạn phải mất từ 6 đến 7h mới lên được đến lán ngựa, nơi có nguồn nước tự nhiên và có thể dừng cắm trại. Vì vậy, nên cố gắng xuất phát từ chỗ gửi xe dưới bản muộn nhất khoảng 10h để kịp tới nơi trước khi trời tối.
- Ngày 3: Ngắm mây – xuống núi, trở về Hà Nội
Bình minh trên đỉnh Tà Chì Nhù là phần thưởng cho những vất vả bạn phải bỏ ra. Tuy nhiên, có thể bắt gặp biển mây đẹp hay không còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Sau khi ngắm mây và có những phút giây thư giãn trên đỉnh núi, bạn nên thu dọn rác trước khi ra về. Xuống núi sẽ nhanh hơn rất nhiều, nhưng cũng cần lưu ý sương ướt còn đọng lại khiến bạn dễ bị trơn trượt.
Lê Long/TH