- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Kinh nghiệm du lịch Cù Lao Chàm trong 2 ngày
Cù Lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Dưới đây là kinh nghiệm du lịch Cù Lao Chàm mình tổng hợp được, hi vọng sẽ giúp ích cho chuyến đi sắp tới của các bạn.
1. Nên đi Cù Lao Chàm vào thời điểm nào ?
- Nên đi vào mùa hè để tận hưởng không khí mát mẻ và hưởng thụ cảm giác được nhảy xuống làn nước mát lạnh của biển Cù Lao Chàm.
- Đi vào ngày rằm hàng tháng để kết hợp ngắm phố cổ Hội An và thưởng thực đặc sản ốc vú nàng Cù Lao Chàm.
- Lễ giỗ tổ nghề lấy yến ở Cù Lao Chàm diễn ra vào 9-10/3 (âm lịch)
- Lễ hội cầu ngư ở Cù Lao Chàm diễn ra vào ngày 3-4/4 (âm lịch)
2. Phương tiện tới Cù Lao Chàm
Từ Hội An, các bạn có 2 loại phương tiện để ra Cù Lao Chàm là cano và tàu chợ. Nếu lựa chọn cano thời gian sẽ chỉ mất khoảng 20′ nhưng giá thành cao, lựa chọn tàu chợ giá thành rẻ nhưng mất khoảng 2h để ra được đảo. Tuy vậy, khi đi tàu chợ bạn sẽ có cảm giác thích thú khi được lênh đênh với từng con sóng, có thời gian để ngắm biển trời bao la. Cano thường đi từ bến tàu Cửa Đại, tàu chợ thường xuất phát ngay từ bến Bạch Đằng trong phố cổ Hội An, số điện thoại của tàu 0985.686.465 (Bác Bốn).
Từ Hà Nội và Sài Gòn, các bạn có thể đi xe buýt giường nằm tới Hội An rồi từ đó tiếp tục di chuyển bằng thuyền gỗ hoặc ca nô ra với Cù Lao Chàm. Ở Cù Lao Chàm, bạn có thể thuê thuyền đi quanh đảo và lặn ngắm san hô cho chủ động với kế hoạch của mình, không bị phụ thuộc như việc đặt tour đi trong ngày. Liên hệ với các chủ nhà nghỉ để được hỗ trợ thuê thuyền hoặc liên hệ trực tiếp với chú Cữ (ĐT: 01677.874.651)
3. Khách sạn, nhà nghỉ tại Cù Lao Chàm
Trên Cù Lao Chàm không có các khách sạn hay resort mà là các nhà nghỉ kiểu homestay nhưng rất thú vị với bất cứ ai muốn khám phá hòn đảo xanh xinh đẹp này. Giá dịch vụ tại nhà dân khoảng 50.000đ/người. Các bạn có thể liên hệ với:
- Anh Nguyên 0976.204.279 (Anh Nguyên là một hướng dẫn viên du lịch tại đảo, nhà là quán cafe ở ngay cạnh khu bảo tồn biển. Các bạn có thể liên hệ với anh Nguyên để nhờ đặt vé ca nô, đặt nhà nghỉ, thuê thuyền, thuê xe máy đi du lịch quanh đảo. Anh ấy rất nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ các bạn).
- Em Tuyết 0166 4175920
- Chị Hương 0169 5845899
- Chị Tám 01644 644760
Danh sách các nhà nghỉ homestay ở Cù Lao Chàm
- Nhà nghỉ Bích Vân
Địa chỉ: Bãi Ông, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại: 01695007779
- Nhà nghỉ Vân Đức
Địa chỉ: Bãi Ông, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại: 01663037716
- Nhà nghỉ Tấn Lộc
Địa chỉ: Bãi Ông, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại: 01694067604
- Nhà nghỉ Trang Vũ
Địa chỉ: Bãi Ông, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại: 01677663110
- Nhà nghỉ Trần Chúng
Địa chỉ: Bãi Ông, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại: 01639618438
- Nhà nghỉ Quang Huy
Địa chỉ: Thôn Cấm, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại: 01642879126
- Nhà nghỉ Phạm Văn Nghiên
Địa chỉ: Thôn Cấm, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại: 0510 3930263
- Nhà nghỉ Trần Biên
Địa chỉ: Thôn Cấm, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại: 05103930229
- Nhà nghỉ Thành Vương
Địa chỉ: Thôn Cấm, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại: 0987443820
- Nhà nghỉ Nguyễn Nhứt
Địa chỉ: Thôn Cấm, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại: 05103930047
- Nhà nghỉ Huỳnh Văn Trí
Địa chỉ: Bãi Làng, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại: 0974994189
- Nhà nghỉ Thư Trang
Địa chỉ: Bãi Làng, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại: 0985237941
- Nhà nghỉ Hoa Lưu Ly
Địa chỉ : Bãi Làng, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại : 01695845899
- Nhà nghỉ Việt Ý
Địa chỉ : Bãi Làng, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại : 0984034532
- Nhà nghỉ Hoa Biển
Địa chỉ : Bãi Làng, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại : 01696037322
- Nhà nghỉ Ngô Thảnh
Địa chỉ : Bãi Làng, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại : 01696807182
- Nhà nghỉ Ngô Tình
Địa chỉ : Bãi Làng, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại : 01644778538
- Nhà nghỉ Phan Hưng
Địa chỉ : Bãi Làng, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại : 0987443835
- Chị Lan
Địa chỉ : Bãi Hương, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại : 0510 3863822
- Chị Hiệp
Địa chỉ : Bãi Hương, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Điện thoại : 0986651448
4. Các địa điểm du lịch ở Cù Lao Chàm
- Nhà bảo tàng biển Cù Lao Chàm
Cù Lao Chàm không phải là hòn đảo đặc biệt so với nhiều đảo gần bờ cũng như các khu dự trữ sinh quyển khác của Việt Nam. Ở đây cũng có bãi tắm tự nhiên đẹp, cảnh quan hoang sơ, hải sản phong phú… Những lợi thế đó có thể bắt gặp ở bất kỳ hòn đảo du lịch nào, nhưng cái dấu ấn đặc sắc mà du khách bắt gặp ở Cù Lao Chàm không phải là những lợi thế đó mà chính là cách khai thác những lợi thế.
Điểm dừng chân đầu tiên khi thuyền cập bến tàu Cù Lao Chàm chính là nhà bảo tồn biển. Tuy nhỏ nhưng khi đến đây, du khách sẽ được nghe các hướng dẫn viên trên đảo thuyết trình từ lịch sử hình thành, các phong tục truyền thống, lễ hội cho đến những sản vật phong phú của Cù Lao Chàm sẽ khiến bạn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
- Hệ thống các bãi biển của Cù Lao Chàm
Các bãi biển ở đây vốn thiên nhiên tạo hóa đã đẹp, người dân và chính quyền địa phương đã phát động các phong trào gìn giữ môi trường nên các bãi biển Cù Lao Chàm được gìn giữ sạch đẹp hơn, khách du lịch vì thế ngày càng kéo về đây đông hơn, các dịch vụ du lịch cũng hoàn thiện hơn.
Dọc theo bờ biển từ Tây Bắc xuống Đông Nam của Hòn Lao có các bãi biển như: Bãi Bắc (gồm 4 bãi nhỏ), Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Xếp (gồm 3 Bãi nhỏ), Bãi Chồng, Bãi Bìm, Bãi Hương. Các bãi biển có chiều dài từ 100m (Bãi Bắc) đến 700m (Bãi Hương); chiều rộng phổ biến là 20m.
Các bãi biển thoải với nền cát trắng mịn, sạch, nằm xen giữa các mỏm đá nhô ra tạo nên sự phong phú của địa tầng địa mạo. Ở Bãi Bắc, Bãi Chồng, bạn sẽ gặp nhiều khối đá lớn được mài tròn tự nhiên hoặc nằm chồng lên nhau, tạo nên các hình ảnh gợi cảm mang tính biểu tượng sâu sắc.
Tại Bãi Bắc, trên nền đá mài mòn xuất hiện nhiều hang tự nhiên. Tại Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Hương do các thềm cát mở rộng tạo thành bãi cát rộng từ 40 - 50m. Dân cư khai phá những dải đất bồi hẹp, tạo thành một số ruộng bậc thang sản xuất lương thực, thực phẩm. Nhờ thiên nhiên ưu ái nên Cù Lao Chàm chứa nhiều cảnh đẹp, tuy dung dị, hoang sơ nhưng đầy gợi cảm.
Biển Cù Lao Chàm trong xanh có thể nhìn thấy đáy sâu hàng chục mét. Làn nước trong vắt ấy như mời gọi ta xuống tắm, rồi phơi mình trên những bãi cát mịn, sạch sẽ.
- Lặn ngắm san hô
Là một khu bảo tồn biển nổi tiếng bởi sự đa dạng sinh học có nhiều giống loài quý hiếm. Tuy nhiên những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Cù Lao Chàm ngày càng tăng thì áp lực khai thác trên vùng rạn san hô là rất lớn, làm cho rạn san hô phục hồi chậm, ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng cho hệ sinh cảnh biển tại Cù Lao Chàm. Hầu hết các tour du lịch Cù Lao Chàm đều có các hoạt động lặn ngắm san hô.
- Giếng cổ Chăm
Giếng Xóm Cấm nằm tại ngã ba con đường bê tông của khu dân cư xóm Cấm, cách 500m về phía Đông Bắc là di tích Tiền Sa Huỳnh Bãi Ông, cách di tích khảo cổ Bãi Làng 300m về hướng Tây Nam. Cấu trúc của giếng mang đặc trưng giống với nhiều kiểu giếng Chăm khác ở Hội An.
Giếng có kiểu hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng hình vuông, ở mỗi góc có một trụ vuông. Diện tích khuôn viên giếng khoảng 15m2, đường kính miệng giếng khoảng 1,2m. Lòng giếng xây gạch tô vữa vôi, được xây theo kiểu “vành khăn”. Độ sâu từ miệng giếng đến đáy giếng khoảng 5m. Tuy nhiên, trải qua quá trình sử dụng hàng trăm năm, người dân nơi đây đã cải tạo lại nền giếng và xây thêm gạch vữa ximăng lên thành giếng nên đã phần nào làm biến đổi cấu trúc.
Người dân tại thôn Bãi Làng cho biết Giếng Xóm Cấm là nguồn cung cấp nước dồi dào cho người dân trong khu vực. Điểm đặc biệt là nước của giếng này không bao giờ cạn, cho dù là vào mùa khô kiệt nhất.
Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây thì nước giếng Xóm Cấm cực kỳ hiệu nghiệm khi giải chứng bệnh say sóng. Nếu người nào đi từ đất liền ra Cù Lao Chàm bị say sóng thì lấy nước giếng Xóm Cấm nấu với lá rừng của Cù Lao Chàm (chỉ người dân địa phương mới nhận biết và thường hái loại lá này) thì uống vào là hết say sóng.
Mặc dù chưa xác định được chính xác niên đại của giếng, song qua so sánh, đối chiếu với các kiểu giếng Chăm khác ở Hội An và vùng lân cận cũng như thông tin từ các nguồn tư liệu cổ thì các nhà chuyên môn cho rằng Giếng Xóm Cấm có thể đã được xây dựng cách đây khoảng trên 200 năm.
- Bãi Đá Chồng
Bãi Chồng có bãi cát biển mịn vào loại bậc nhất trên Hòn Lao (1 trong 8 hòn đảo của Cù Lao Chàm), có thảm thực vật xanh mượt với những khe nước tự nhiên đổ xuống từ núi cao và những hình đá kỳ thú gợi trí tưởng tượng phong phú.
Ẩn hiện bên những bãi tắm uốn lượn, cát trắng nước trong tuyệt đẹp là “những hòn đá được thời gian mài tròn, xếp chồng lên nhau” như biểu tượng âm-dương, chồng-vợ, làm cho cảnh quan thiên nhiên nơi đây vô cùng thơ mộng, quyến rũ những người ham thú du ngoạn thưởng lãm cùng thiên nhiên
- Chùa Hải Tạng
Chùa cổ Hải Tạng là công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng thờ Phật kết hợp thờ thánh thần nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của ngư dân trên đảo Cù Lao Chàm và cho thương thuyền các nước ghé vào lễ Phật.
Chùa được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) ở vị trí cách nơi này khoảng 200m về hướng đông bắc. Sau do bão làm hư hại nặng và để thuận tiện cho các tín đồ đến hành lễ, vào năm Tự Đức nguyên niên (1848), chùa được dời về vị trí hiện nay và tiếp tục được tôn tạo khang trang hơn.
- Chợ Tân Hiệp
Đến du lịch Cù Lao Chàm, bạn không thể không ghé qua Chợ Tân Hiệp (nhiều khách du lịch gọi là chợ Cù Lao Chàm). Chợ Tân Hiệp bán các đặc sản rừng, biển và quà lưu niệm, Chợ Tân Hiệp nằm ngay bên trong chân cầu tàu du lịch, kề bên bến cá Bãi Làng. Tuy là “chợ” nhưng lại thiếu hẳn những âm thanh ồn ào quen thuộc. Chỉ có những bước chân di chuyển rất chậm, để ngắm nghía, để sờ nắm và để ngã giá với giọng vừa đủ nghe. Nếu muốn, bạn cũng có thể ướm thử chuỗi hạt làm từ vỏ sò, thử hơi với chiếc tù và vỏ ốc hoặc giải nhiệt miễn phí với một cốc nước lá lao thơm lừng, ngọt lịm…
- Đảo Yến
Cù Lao Chàm là nơi duy nhất của tỉnh Quảng Nam có loài chim Yến hàng - thuộc phân giống Yến hông xám (Swiftlets), giống Collocalia, họ Apodidac, bộ Yến Apdiformes. Chim Yến có vóc dáng chỉ nhỏ bằng chim sẻ, hông và bụng màu xám, toàn thân nâu đen, cánh dài (115-125mm), vút nhọn, bay rất khoẻ, đuôi ngắn, chẻ đôi, mỏ ngắn, dẹp, có thể há rất rộng.
Hàng năm, vào cuối tháng 11 âm lịch, yến bắt đầu làm tổ theo một cách rất độc đáo. Yến nhả nước bọt thành những dãi trắng lên những vách đá cheo leo của các hang động trên đảo. Dãi yến mới nhả ra có màu trắng phớt hồng, gặp gió quánh lại, chuyển thành màu trắng đục.
Ở Cù Lao Chàm, chim yến thường làm tổ trong các hang ở Hòn Khô (mẹ), Hòn Lao, Hòn Tai… Việc khai thác yến sào ở Hội An hiện nay do đội khai thác Yến, trực thuộc UBND Thị xã phụ trách. Mỗi năm, khai thác 2 kỳ (vào tháng 4 và tháng 8 dương lịch).
- Miếu Tổ nghề Yến
Miếu tổ nghề Yến nằm ở Bãi Hương – Hòn Lao – Cù Lao Chàm. Miếu Tổ nghề Yến được xây dựng hoàn chỉnh vào khoảng đầu thế kỷ 19 để thờ Tổ nghề Yến và các vị thần bảo hộ nghề Yến. Vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm, cư dân và những người làm nghề khai thác yến tổ chức cúng rất linh đình để chuẩn bị cho mùa vụ khai thác mới.
Trên bàn thờ, ngoài các bài vị của những bậc tiền bối khai sáng nghề yến sào là các vị thần liên quan đến sông biển. Trên tường bên hữu có tấm bia đá ghi công đức của các chư phái tộc và ca tụng vẻ núi non kỳ vĩ của Cù Lao Chàm.
5. Các món ăn ngon ở Cù Lao Chàm
- Mực một nắng
Mực một nắng Cù Lao Chàm khá đa dạng với nhiều loại: mực lá, mực ống, mực tuộc, mực ghim… nhưng chỉ có mực ống mới chế biến được món mực một nắng ngon. Người ta chọn những con mực vừa mang từ biển về, còn tươi rói, sau đó chỉ phơi duy nhất một lần nắng giòn.
Thật ra thao tác phơi chỉ là quá trình rút bớt nước cho bay bớt mùi tanh, mực còn ở dạng tái nên khi thưởng thức vẫn cảm nhận được độ tươi ngon của mực nhưng thấy cả hương vị của mực khô. Tuy nhiên, để mực một nắng ngon, người phơi cũng phải đảm bảo kỹ thuật, sao cho mực phơi rồi thân ngoài đã ráo hẳn nhưng bên trong thịt vẫn còn tươi rói.
Khách du lịch chọn mua mực và nướng tại chỗ, thưởng thức ngay trên bãi biển Cù Lao Chàm lồng lộng gió. Mực một nắng tuy chế biến không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, phải nướng kỹ trên lửa than. Khi mực chuyển sang màu vàng, mùi thơm bốc lên nưng nức hai cánh mũi là lúc mực vừa chín tới. Món này chấm với tương ớt cũng giống như mực khô nướng. Khi ăn, miếng mực ngọt ngào, mềm mềm, thơm phức, hòa quyện với vị cay nồng của tương ớt. Mùa câu mực ở Cù Lao Chàm diễn ra từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch, nhưng đặc sản mực một nắng thì bạn có thể mua quanh năm.
- Cua đá
Cua đá là một món ngon dân dã của xứ đảo Cù Lao mà ai từng đến đây cũng mong được nếm thử. Cua có vị thịt ngọt, thanh chứ không phảng phất vị tanh thường thấy của động vật miền biển. Do cua đá ăn các loại cỏ cây trên núi, nên thịt cua nồng một mùi cây rừng, thơm đến lạ.
Cũng do cái “tội” nhanh chạy, dẻo dai, leo núi khoẻ, lại chuyên “ăn chay” nên thịt cua đá rất ngon, từ cái nước luộc cua đã đượm vị ngọt nhẹ, dịu thanh, thịt cua dai hơn hẳn cua biển, cua đồng, không chút mùi tanh. Nhưng cái độc chiêu nhất khi thưởng thức cua đá, đó là hương thơm kỳ lạ. Giở ngược cái mai cua, túm mấy chân xé một đường, con cua mới luộc còn hơi nóng, phả làn khói nhẹ từ phần thịt nằm dưới mai cua, xông lên mũi phảng phất đâu đó chút the the, cay cay mùi thảo dược, đem lại cho người ăn cảm giác cứ như đang hít hơi của nồi xông giải cảm.
- Ốc vú nàng
Nên ra đảo Cù Lao vào ngày trăng tròn để thưởng thức những món ăn được chế biến từ ốc vú nàng. Bởi đơn giản vào mùa trăng tròn, ốc vú nàng mới xuất hiện nhiều. Không phổ biến như ở Côn Đảo, Phú Quý… nhưng ốc vú nàng Cù Lao Chàm là đặc sản lạ tai, lạ mắt đối với nhiều du khách. Chỉ với tên gọi thôi, loài ốc độc đáo này đã khiến nhiều người muốn tò mò, tìm hiểu. Thật ra vú nàng là loài ốc hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ trông tựa như bầu vú của cô gái dậy thì, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ.
- Bào ngư
Thịt bào ngư giòn, có mùi vị thơm. Các món từ bào ngư nếu biết cách kết hợp với các gia vị sẽ tạo nên những món ăn vô cùng hấp dẫn mà không loại hải sản nào sánh được. Bào ngư tươi có thể chế biến thành nhiều món ăn như luộc, hấp, xào tùy theo từng khẩu vị của thực khách. Nhiều người ưa món bào ngư luộc với gừng. Để bề mặt thịt bào ngư sau khi luộc không bị rút lại và xuất hiện các vết nứt phải bỏ bào ngư vào nồi khi nước gừng hơi nóng. Bào ngư luộc chấm muối tiêu chanh, thịt sẽ béo ngọt, ăn vào cảm giác lạ miệng, rất đặc biệt so với những loại hải sản khác.
- Rau rừng
Rau rừng Cù Lao Chàm tập hợp gồm 16 loại cây lá rừng mang hương vị của thuốc nam, rau rừng mọc hoang ở các chân núi, khá phong phú về chủng loại: rau dớn, rau sân, rau lủi, mã đề… Đầu hạ là vào mùa chính thu hoạch rau rừng của đảo này. Đơn giản nhất là luộc rau, chấm mắm cái dầm ớt tỏi, khi thưởng thức món này. Bạn có thể thấm tháo được mùi của các loại rau hòa quyện lại với nhau tạo thành một mùi thơm rất đặc biệt và mang đặc trưng riêng của rau rừng Cù Lao Chàm
- Bánh ít lá gai
Thuở ban đầu, bánh ít lá gai Cù Lao Chàm chỉ xuất hiện trong dịp lễ, tết truyền thống. Nhưng nhờ hương vị thơm ngon, bánh ít lá gai Cù Lao Chàm thành thương hiệu riêng, nổi tiếng và không biết tự bao giờ, bánh ít lá gai nơi biển đảo Cù Lao Chàm đã trở thành hương vị khó quên với nhiều du khách mỗi lần ghé thăm.
6. Các lễ hội ở Cù Lao Chàm
- Lễ hội cầu ngư
Đến với Cù Lao Chàm, bạn không những thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp với biển xanh, cát trắng, nắng vàng cùng những rạn san hô tuyệt đẹp, mà bạn sẽ còn bị thu hút bởi những giá trị văn hoá tinh thần, các hình thái văn hoá phi vật thể vốn được bảo lưu bền bỉ, thầm lặng, sâu kín trong cuộc sống đời thường của các thế hệ cư dân vùng biển đảo, mà trong đó lễ cầu ngư là một trong những lễ hội tiêu biểu của cư dân xứ đảo này.
Hàng năm, trước khi chuẩn bị ra khơi đánh bắt cá vụ nam, ngư dân Cù Lao Chàm thường tổ chức lễ cúng tại lăng Ông gọi là lễ cầu ngư. Lễ này được tổ chức khá quy mô với sự tham gia của hầu hết ngư dân sinh sống trên đảo và đông đảo ngư dân ở các vùng lân cận. Trong ngày lễ, ngoài việc cúng tế, người ta còn tổ chức hát bả trạo mà người dân địa phương quen gọi là hát chèo (hát bả trạo hay hát chèo là vừa hát vừa cầm chèo diễn tả động tác chèo thuyền, chứ không phải như hát chèo ở miền Bắc).
Lễ cúng cầu ngư được diễn ra theo nghi thức tế lễ truyền thống vốn có từ bao đời nay của địa phương. Lễ tế thường diễn ra trong 2 ngày, ngày đầu người ta tổ chức bày trí trần thiết trong lăng, đến tối thì tiến hành cúng lễ túc (còn gọi là lễ cáo yết hay lễ tiên thường). Sang ngày hôm sau thì tổ chức lễ nghinh thần. Để tiến hành lễ nghinh, người ta làm một kiệu thần rồi đặt lên một chiếc thuyền lớn, trên thuyền trang trí cờ hoa, cờ hội rất lộng lẫy. Ngoài ra, còn bố trí chiêng trống, đội nhạc để phụ trợ trong lễ nghinh thần. Sau khi nghinh thần về, người ta tiến hành cúng âm linh cầu an. Lễ cúng âm linh kéo dài khoảng hơn một giờ, sau đó người ta hoá vàng mã và tiếp tục phần tế ông Ngọc Lân Nam Hải. Lễ tế Ông thường bao gồm ba phần chính là sơ hiến lễ, á hiến lễ và chung hiến lễ. Trong lễ cúng bao giờ cũng có xướng tế, đọc văn tế và đi gia lễ. Thành phần tham dự chủ yếu trong lễ tế là các cụ cao tuổi, cư dân địa phương và ngư dân ở các vùng lân cận. Thông thường sau khi kết thúc tế lễ là phần hát chèo bả trạo, trước đây người ta còn tổ chức hát bội 6,7 ngày. Sau lễ cầu ngư, ngư dân thường tổ chức các hoạt động thể thao vui chơi giải trí như: đua thuyền, lắc thúng chai, kéo co…
- Lễ giỗ tổ nghề Yến ở Cù Lao Chàm
Vào ngày mùng 9 và 10 tháng ba âm lịch hàng năm tại xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm, người dân lại tổ chức lễ tế nhằm cầu mong biển trời phù hộ và tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác Yến sào, đồng thời nâng cao niềm tự hào và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của vùng biển đảo. Ngày tế lễ diễn ra như ngày hội với nhiều hoạt động phong phú: Tế Tổ nghề Yến, vui hội làng chài (đua ghe ngang, kéo co bằng thuyền trên biển, hội Bài chòi, trò chơi bịt mắt đập nồi), đêm hội cù lao (biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, giao lưu văn nghệ đất liền - hải đảo - du khách), chợ ẩm thực món ngon Cù Lao Chàm (các đặc sản biển, rau rừng, bánh ít, tổ yến khô, yến chưng hột sen, rượu yến, rượu hải sâm - bào ngư…), tour tham quan thắng cảnh biển đảo - các khu du lịch Cù Lao Chàm, hang Yến sào (hang Tò Vò), làng chài Bãi Hương, xem san hô, các loài hải sản dưới biển bằng thuyền đáy kính và thúng đáy kính khu vực Bãi Nần.
Lịch trình đi du lịch phượt Cù Lao Chàm 2 ngày
Ngày 0: Du lịch Hội An
- Có mặt tại Hội An, tối dạo chơi phố cổ.
Ngày 1: Hội An - Cù Lao Chàm
- 7h00 có mặt tại bến tàu ngay trong phố cổ Hội An
- 8h00 di chuyển ra Cù Lao Chàm, mất khoảng hơn 1h nếu đi bằng tàu chợ và 20′ nếu đi bằng cano
- 9h30: Đến Cù Lao Chàm, tham quan khu bảo tồn biển ở ngay cảng.
- 10h30: Thuê tàu đi một vòng quanh đảo, đi dọc theo các bãi biển và khu khai thác Yến, trước khi đi nhớ nhờ nhà nghỉ chuẩn bị cơm trưa.
- 12h00: Quay về nhà nghỉ ăn cơm, nghỉ ngơi.
- 13h30: Tham quan một số địa điểm như giếng nước cổ, chùa Hải Tạng …
- 15h00 - 17h00: Lặn ngắm san hô và tắm biển tự do.
- 17h30: Trở về nhà nghỉ ngơi, ăn tối
- 20h00: Có thể ra một bãi biển nào đó, đốt lửa trại, nướng mực, uống bia
Ngày 2 : Cù Lao Chàm – Hội An
- Sáng dậy sớm, thuê xe máy đi một vòng quanh đảo.
- Có thể về ngay trong buổi sáng bằng cano hoặc đợi đến đầu giờ chiều để về lại Hội An bằng tàu chợ
Lê Long/TH