- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Kiến trúc độc đáo Nhà hát Lớn Hà Nội
Nội dung
Hà Nội nổi bật với nhiều công trình kiến trúc đẹp, độc đáo và lạ mắt trong đó, phải kể đến các công trình như Hoàng thành Thăng Long, chùa Một Cột, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, cầu Long Biên, Nhà thờ Lớn, Nhà hát Lớn v.v.. Trong hành trình khám phá Hà Nội lần
Nhà hát Lớn Hà Nội và Quảng trường Cách mạng tháng Tám nhìn từ xa
1. Kiến trúc tổng thể bên ngoài Nhà hát Lớn Hà Nội
Nhà hát Lớn Hà Nội là công trình do người Pháp xây dựng trong những năm đầu thế kỷ XX. Kiến trúc của nhà hát là sự kết hợp giữa kiểu kiến trúc cổ Hy Lạp Coranhtơ với kiểu lâu đài Tuylory và nhà hát Opera Paris. Những ai có sở thích tìm hiểu kiến trúc cổ thì Nhà hát Lớn Hà Nội là điểm đến không thể bỏ qua.
Nhà hát chính thức khởi công xây dựng vào năm 1901 và hoàn thành vào năm 1911. Nhà hát Lớn Hà Nội khi hoàn thành đã trở thành công trình có quy mô rất lớn ở thời điểm bấy giờ. Nhà hát trở thành trung tâm cho các sự kiện văn hóa, nghệ thuật dành cho người Pháp và một số người Việt thượng lưu ở Hà Nội.
Nhà hát Lớn là công trình có kiến trúc độc đáo ở Hà Nội
Nhà hát Lớn Hà Nội do Harlay và Broyer, là hai kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp thiết kế. Nhìn tổng thể, nhà hát có nhiều nét kiến trúc giống các nhà hát ở miền Nam nước Pháp. Cách bố trí mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh, khu vực phòng họp… trong nhà hát giống với các nhà hát ở Châu Âu đầu thế kỷ XX.
Công trình được xây dựng trên diện tích 2.600m2 với chiều dài là 87m, chiều rộng là 30m và điểm cao nhất so với mặt đất là 34m. Mặt chính nhà hát nổi bật với các thức cột lonic tạo thành năm gian rỗng ở giữa và hai gian khép kín ở đầu hồi, phía trên mái có hình chóp cong lợp ngói đá. Cách trang trí mái ngói này giống kiến trúc thời Phục hưng.
Tham khảo thêm về lịch biểu diễn Nhà Hát Lớn ở Hà Nội
Mặt tiền Nhà hát Lớn Hà Nội
Mặt bên của nhà hát có các cửa sổ hình chữ nhật và cuốn vòm bên trên tạo độ mềm mại cho người nhìn. Những bức tường ngập tràn các họa tiết trang trí tinh tế, đẹp mắt. Phần trên cùng của nhà hát lợp ngói đá đen, biểu thị nét nghệ thuật tân cổ điển Pháp.
Các mái hình chóp cong có các điểm nhấn cụ thể, mái cuốn tròn, trông rất đẹp mắt. Vào trong nhà hát, du khách sẽ bắt gặp lại kiểu kiến trúc này nhưng trang trí kỹ lưỡng hơn. Khu vực khán phòng và mái tam giác phía trên sân khấu, xung quanh và trên đỉnh các mái đều được nhấn thêm các họa tiết bằng điêu khắc.
Mặt bên Nhà hát Lớn Hà Nội
Dù đã qua một lần trùng tu vào năm 1995, Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn giữ nguyên kiến trúc phương Tây độc đáo, nổi bật. Đến với Nhà hát Lớn, du khách chắc chắn sẽ choáng hợp trước công trình kiến trúc lộng lẫy, uy nghi này.
Nếu chưa biết lựa chọn địa điểm du lịch đẹp ở Hà Nội thì du khách có thể chọn Nhà hát Lớn.
Nhóm du khách tham quan Nhà hát lớn Hà Nội
2. Khám phá các khu chức năng bên trong Nhà hát Lớn Hà Nội
Nhà hát Lớn ở Hà Nội mang phong cách kiến trúc cổ điển phương Tây. Điều này thể hiện ở kiến trúc mái vòm đến họa tiết trang trí nhỏ trên trần nhà, tường nhà… Người thiết kế nhà hát đã thật khéo léo khi biết cách kết hợp giữa kiến trúc với âm nhạc nghệ thuật. Bước vào nhà hát, du khách sẽ thật sự choáng ngợp trước công trình kiến trúc này.
Tổng thể Nhà hát chia ra nhiều phần khác nhau, gồm sảnh chính, phòng khánh tiết và khán phòng.
Sảnh chính
Đây là nơi đầu tiên đón khách vào nhà hát. Tại đây, có một cầu thang hình chữ T bằng đá dẫn lên tầng hai. Cầu thang được lát đá cao cấp với màu sắc phù hợp, tạo cảm giác như một tấm thảm lớn. Hệ thống đèn chùm treo trên tường và nóc sảnh được mạ đồng theo kiểu cổ điển, một số khác được mạ vàng theo lối hiện đại.
Sảnh chính Nhà hát lớn Hà Nội
Phòng khánh tiết
Phòng khánh tiết hay còn gọi là phòng gương, nằm trên tầng 2 của Nhà hát Lớn Hà Nội. Phòng gương là nơi diễn ra các lễ nghi quan trọng, nơi đón tiếp các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, các nguyên thủ Quốc gia và là nơi diễn ra các buổi lễ ký kết quan trọng của Chính phủ.
Ngoài ra, phòng gương còn là nơi diễn ra các chương trình nghệ thuật thính phòng, họp báo hay hội nghị với quy mô nhỏ. Phòng gương được thiết kế đẹp mắt, sang trọng với sàn đá tinh tế, đèn treo, đèn chùm pha lê cùng bộ bàn ghế mang phong cách Pháp cổ điển.
Phòng gương là nơi diễn ra những lễ nghi quan trọng
Khán phòng
Khán phòng là nơi diễn ra các buổi diễn diễn nghệ thuật trong nhà hát. Khán phòng có sân khấu rộng 24x24, khán đài có 3 tầng với tổng số ghế là 598 ghế. Sàn phòng được lát gạch chất lượng cao, sáng bóng và trải thảm chống cháy. Ghế ngồi được thiết kế theo phong cách cổ điển Pháp, tạo cảm giác êm ái, thoải mái khi ngồi.
Ngoài ra, nhà hát còn có các phòng khác như phòng họp, phòng trang điểm, phòng thay đồ; khu trưng bày các hiện vật liên quan đến nhà hát, khu trưng bày hình ảnh liên quan đến sự kiện diễn ra tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám v.v..
Nếu có dịp đi du lịch Hà Nội du khách nhớ ghé thăm Nhà hát Lớn.
Khán phòng có khoảng 600 chỗ ngồi
Nhà hát Lớn Hà Nội không chỉ có giá trị rất lớn về mặt lịch sử, giá trị sử dụng mà còn là một công trình kiến trúc độc đáo, đạt những giá trị kiệt xuất về văn hóa, thẩm mỹ. Năm 2011, Nhà hát Lớn Hà Nội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Quốc gia.
Mời quý khách tìm đọc bài viết “Những kinh nghiệm đi du lịch Hà Nội” để có thêm nhiều kinh nghiệm khi ghé thăm thành phố thủ đô.
Viet Fun Travel
Địa chỉ Nhà hát Lớn Hà Nội nằm ở đâu?
Nhà hát Lớn Hà Nội là nơi phục vụ biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng ở Việt Nam. Đây cũng là địa điểm du lịch Hà Nội được nhiều du khách quan tâm, chú ý. Nhiều du khách thắc mắc không biết “Địa chỉ Nhà hát Lớn Hà Nội nằm ở đâu?” khi có ý định ghé thăm Nhà hát
Lùm xùm vụ ''khoác áo mới'' cho Nhà hát Lớn Hà Nội
Sau 20 năm kể từ lần trùng tu thứ nhất, Nhà hát Lớn Hà Nội đang được sửa chữa và sơn màu mới. Lớp "áo" kết hợp giữa màu vàng đậm và màu trắng khiến công trình này khác hẳn diện mạo cũ và gây nên ý kiến trái chiều khi một công trình kiến trúc, di sản bị “đ