- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Kiếm tiền từ khách du lịch Trung Quốc, tại sao không?
Việt Nam có 7 tỉnh giáp Trung Quốc, với biên giới chung hơn 1.350 km. Nếu biết tận dụng và khai thác, đây sẽ là cơ hội vàng để kiếm tiền.
Theo nhật báo Nhân Dân Trung Quốc, 97,3 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài vào năm 2013, tăng 16,8% so với năm trước. Với tốc độ này, nhiều khả năng ngay trong năm nay, cột mốc có 100 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài sẽ bị phá vỡ.
Kết quả này có được là nhờ nền kinh tế Trung Quốc đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong hơn 3 thập niên qua, khiến thu nhập của người dân nước này được nâng cao. Tầng lớp trung lưu ngày càng đông, nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn, trong đó có nhu cầu khám phá thế giới.
Theo thống kê, cả thế giới có 1 tỷ lượt người đi du lịch, thì 200 triệu là người Trung Quốc. Năm 2015, người Trung Quốc chi 183 tỷ USD cho mua sắm du lịch. Đa phần người Trung Quốc là tầng lớp trung lưu mới nổi, dễ tính, mê đánh bài, thích mua sắm, chi tiêu mạnh, lại đông. Và đây sẽ là chiếc bánh màu mỡ đối với nhiều quốc gia có lợi thế về du lịch.
Việt Nam có 7 tỉnh giáp Trung Quốc, với biên giới chung hơn 1.350 km, trong đó cửa khẩu quốc tế Móng Cái (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) là một trong những nơi có số lượng người Trung Quốc làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam đông nhất. Mỗi ngày có khoảng 2.000-3.000 lượt người Trung Quốc sang Việt Nam du lịch, chuyên gia, lao động, người đi buôn bán...
Du khách Trung Quốc đến Đà Nẵng ngày càng tăng. Ảnh: Hải Châu. |
Việt Nam được xem là có nhiều cơ hội để hưởng lợi từ xu hướng này. Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn, trong năm 2013, khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đã đạt hơn 1,9 triệu lượt người, tăng 33,5% so với năm trước, chiếm vị trí số 1 trong bảng xếp hạng các quốc gia có người du lịch đến Việt Nam. Giả sử lấy trung bình chi tiêu của mỗi khách Trung Quốc là 75 USD, trong năm 2012, Việt Nam đã thu được hơn 142,5 triệu USD từ các vị khách Trung Quốc. Và đến nay con số ấy cũng tăng lên nhiều lần.
Việc tăng trưởng đó là tin mừng chứ không phải là lo lắng. Tình hình chỉ đáng lo khi năng lực quản lý điểm đến không đáp ứng được lượng khách nói chung, và lượng khách Trung Quốc nói riêng.
Quan trọng nhất là năng lực quản lý thời gian dài, chúng ta thiếu chính sách đón đầu, bị động không đưa ra phương án khi khách tăng đột biến thì xử lý ra sao, nên dẫn tới nhiều rắc rối, phức tạp.
Bên cạnh sự bị động của ngành, còn có sự là bị động của địa phương về hạ tầng, về những điều kiện đón tiếp khách, từ đó, những sự chuẩn bị của người dân địa phương trong quá trình tương tác với khách còn kém. Lượng khách lớn, nhưng đa số hàng lưu niệm trong nước đều là hàng Trung Quốc, chính vì vậy sức mua bị giảm đi đáng kể.
Du khách từ Bắc Kinh sang thăm Việt Nam. Ảnh: Công Hạnh/ CADN. |
Nói về tiềm năng du lịch, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển. Bên cạnh các đặc điểm về lịch sử và tự nhiên thu hút khách du lịch như các thắng cảnh, bờ biển dài và đẹp, khí hậu nóng ẩm gió mùa, vị trí địa lý, những nét văn hóa đặc sắc thuận lợi, việc nền kinh tế được dự báo khả quan hơn trong những năm tới cũng sẽ giúp thu hút thêm khách nước ngoài.
Điều này sẽ kéo theo một lượng khách nước ngoài đến Việt Nam với mục tiêu vừa kinh doanh vừa du lịch, và trong số đó sẽ có người Trung Quốc. Do đó, cơ hội cho ngành du lịch là khả quan nếu Việt Nam có định hướng tốt.
Khách du lịch Trung Quốc sẽ đem lại nguồn thu nhập lớn cho du lịch nước nhà, nếu chúng ta có những giải pháp thu hút cũng như phương pháp tổ chức, quản lí hợp lý và kịp thời.
Việc lấy tiền của khách Trung Quốc không hề dễ. Người Trung Quốc nổi tiếng khó chịu và hay có những hành vi không tốt như hay khạc nhổ, ăn nói lớn tiếng, tắm rửa không sạch, thường xâm hại đến tự nhiên. Để lấy lại thể diện cho quốc gia, tháng 10/2013, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành đạo luật mới về du lịch, trong đó dành chương 13 để “khuyên” người dân hành xử tốt khi ra nước ngoài.
“Khách đi du lịch nên tôn trọng trật tự công cộng và đạo đức xã hội, tôn trọng phong tục địa phương, truyền thống văn hóa và niềm tin tôn giáo, phải chú ý đến các giá trị du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái và tôn trọng các chuẩn mực về du lịch văn minh”.
Bên cạnh đó, việc tăng cường quản lý cũng cần được coi trọng, như Campuchia lập trung tâm riêng đón khách du lịch dưới sự quản lý của nhà nước, Thái Lan có khuyến nghị bằng tiếng Trung ở các khu du lịch, bên cạnh đó là phạt thật nặng những người có hành vi vi phạm…
10 điểm du lịch hút khách nhất thế giới
Một nửa trong danh sách này thuộc về các địa danh thuộc về nước Mỹ. Đứng đầu là sòng bạc Las Vegas, mỗi năm đón gần 40 triệu lượt khách.
Hình ảnh lạnh người ở khu vực nhiễm phóng xạ của Fukushima
Nhiếp ảnh gia Keow Wee Loong bạn bè đã bí mật khám phá 4 thị trấn bị bỏ hoang sau sự cố hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản.
Hang Rái - nơi núi, biển giao hòa
Trên cung đường biển từ Phan Rang đi vịnh Vĩnh Hy, có một góc nhỏ ven bờ dường như đã ngủ quên giữa muôn trùng sóng biếc, đó là Hang Rái - quần thể đá san hô cổ ngàn năm.
Mũi Dinh - điểm khám phá cho các phượt thủ
Nếu bạn là một phượt thủ yêu thích khám phá thiên nhiên, khu du lịch ven biển Cà Ná - Mũi Dinh với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ chắc chắn là một điểm khám phá không thể bỏ qua.
Người Việt chinh phục Sơn Đoòng: choáng ngợp vì thiên nhiên
Sơn Đoòng - hang động lớn nhất trên thế giới tại Việt Nam, được ghi lại bằng những hình ảnh chân thực sống động, mang vẻ đẹp thần tiên nằm dưới lòng đất.