- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Khe Hai – bãi tắm tự nhiên, dân dã
Nội dung
Những ngày miền Trung nắng dội lửa này, tìm về Khe Hai, thả mình trong dòng nước biển trong xanh, nhấm nháp vài món ăn dân dã, du khách sẽ cảm thấy lòng thư thái vô cùng.
Du lịch Quảng Ngãi khám phá
Biển Khe Hai nằm ở địa bàn xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), cách cảng Dung Quất chừng vài cây số về phía Tây, nối tiếp đó là biển Rạng thuộc vùng Chu Lai, huyện Núi Thành (Quảng Nam).
Nếu theo quốc lộ 1 từ thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn vượt ra phía Bắc chừng 7km đến ngã ba Dốc Sỏi. Từ đó, theo con đường hướng về cảng Dung Quất đi tiếp chừng 3km rồi rẽ ra phía Bắc chừng hơn 1,5km, theo con đường đất băng qua những rừng dương xanh là đến biển.
Bãi biển nằm sâu trong vịnh Dung Quất nên sóng khá êm, ra xa trên 100m nước mới đến ngực và lòng biển khá sạch, không có những con nước xoáy bất ngờ như một số bãi biển khác nên trẻ em tắm ở đây khá an toàn.
Mùa này, chiều xuống, cứ tầm 16g30, dân thị trấn Châu Ổ và các xã lân cận và những cán bộ, công nhân làm việc ở cảng Dung Quất sau một ngày lao động về đây tắm biển, hít thở khí trời trong lành.
Bãi biển Khe Hai còn khá hoang sơ, dân dã. Chỉ có một vài người làm dịch vụ cho thuê phao, nhưng biển khá êm nên người thuê mướn không nhiều. Người đến tham quan, tắm biển không có cảm giác khó chịu vì những lời mời mọc chèo kéo khách.
Những người dân quê Bình Thạnh trải qua nhiều đời làm ăn nhọc nhắn trên cát, khi bãi tắm được hình thành đã bắt nhịp làm dịch vụ với những khu nhà chòi đơn sơ, cột làm bằng tre, mái lợp lá dừa hoặc kéo bạt để phục vụ thức ăn, nước uống cho người dân đến tắm biển.
Họ cố chọn lựa hải sản còn tươi sống được các ngư dân xã Bình Hải, Bình Thạnh ven cửa biển Sa Cần vừa mới đánh bắt còn tươi rói đem về chế biến, đáp ứng nhu cầu của thực khách.
Sau khi bơi lội, nô đùa dưới làn nước, trong người khoan khoái, khách lên bờ gọi món sò hấp hành, cua ghẹ luộc chấm muối tiêu, tôm nướng hoặc cháo tôm vừa mới nấu trên bếp còn bốc khói.
Ở vùng thôn Trung An, xã Bình Thạnh lâu rồi có những trảng cát dài mênh mông. Đây là nơi loài nhông sinh sống, đào hang chui xuống đất.
Những đứa trẻ thường làm bẫy cò ke thân bằng tre và sợi nhợ đặt nơi hang để bắt chúng về nướng với lá chanh ăn chơi rồi trở thành món ngon nơi bãi biển.
Các hàng quán thường tẩm ướp sẵn các con nhông đã lột da, chờ thực khách gọi là đem ngay khay than lửa hồng để nướng làm mồi nhấm nháp.
Thịt nhông thơm được ướp với gia vị và ớt cay xè không chỉ hấp dẫn đối với những người quen nhậu mà chị em phụ nữ hay những đứa trẻ cũng đều thích thú.
Cùng với món nhông nướng, món nhông nấu cháo nghệ ăn giải nhiệt cũng được nhiều thực khách lựa chọn.
Tắm biển rồi nhâm nhi các món ngon, khi đã no nê cũng là lúc màn đêm bao phủ. Nhìn về phía cảng Dung Quất đèn điện sáng trưng, người đi tắm biển bằng xe máy, xe hơi lục tục trở về nhà.
Họ đi ngược con đường đất, những hàng dương xanh gió thổi rì rào như lời mời gọi, có dịp hãy quay lại với Khe Hai…
Tadiha.com GỢI Ý MỘT SỐ KHÁCH SẠN QUẢNG NGÃI GIÁ TỐT
1. Khách Sạn Cẩm Thành Quảng Ngãi
2. Central Hotel Quảng Ngãi
Ăn bánh khoái Thượng Tứ xứ Huế
Nằm ngay trên đường Đinh Tiên Hoàng, gần góc giao Trần Hưng Đạo, nếu đến đây một lần có lẽ bạn sẽ hiểu vì sao bánh khoái Thượng Tứ đã trở thành món ăn kinh điển nổi tiếng đất Thần Kinh.
4 hàng xôi mà nửa đêm đói bụng, người Hà Nội lại muốn… lao ra làm ngay 1 bát rồi về!
Cứ nhìn bát xôi đầy ăm ắp nào trứng, nào chả, nào ruốc, nào thịt, rồi còn rưới thêm thứ nước sốt chua ngọt thơm lừng như thế này thì ai mà chịu cho nổi?
Hành trình ẩm thực dọc các tỉnh phía Nam
Nếu các món ăn Bắc có phần cầu kỳ, tinh tế, miền Trung lại nức tiếng với những đặc sản giản dị, chân chất thì miền Nam là các món đậm đà, nhiều màu sắc, hương vị.
Một thoáng Sầm Nưa
“Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy/ Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi”. Tò mò mãi về một địa danh trong bài thơ Tây Tiến nổi tiếng của Quang Dũng, cuối cùng cũng có ngày tôi đặt chân tới mảnh đất này.