- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Khám phá nét ẩm thực cung đình Huế
Nhắc đến Huế người ta nghĩ ngay tới nền ẩm thực cung đình nơi đây. Đa số những món ăn cung đình có nguyên liệu dân dã, nhưng lối trình bày cầu kỳ, cách chế biến cẩn thận, tỷ mỷ đã tạo nên sự khác biệt với những món ăn khác.
Ẩm thực cung đình Huế luôn được đánh giá cao bởi cách trang trí món ăn cầu kỳ đẹp mắt mang đậm chất cung đình huế xưa.
Sự khác biệt giữa những món ăn dân dã và món ăn cung đình không phải ở nguyên liệu làm nên chúng mà chính alf ở cách chế biến và trang trí món ăn tỷ mẩn, tinh tế như một môn nghệ thuật. Tất cả các món ăn cung đình Huế đều được trang trí rất đẹp, hương thơm đặc trưng, thanh tao, hơn nữa các món ăn này còn có tác dụng tăng cường sức khoẻ và điều hoà khí huyết.
Các món ăn chính trong bữa ăn cung đình Huế
Nem công
Nem công
Nem công là món ăn đặc sản, được chế biến không qua nấu nướng. Thực phẩm tự chín nhờ quá trình lên men vi sinh do tác động của các gia vị có tính nóng (riềng, tỏi, tiêu...) phối hợp với nguyên liệu chính là thịt đùi công được giã mịn.
Thịt công có tính giải độc. Khi ăn nem công, thịt công hấp thụ vào máu có khả năng giải các độc tố mà con người nhiễm phải. Đây chính là lý do nem công được xem là món ăn quý.
Chả Phượng
Chả Phượng
Thịt phượng được giã mịn, nêm gia vị, gói vào lá chuối thật kín rồi hấp chín. Cũng như chim công, thịt chim phượng vừa giàu dinh dưỡng, vừa có tác dụng bảo vệ sức khỏe.
Để làm được món ăn này, người dân khắp mọi miền đất nước, mỗi khi bắt được loài chim phượng trĩ đều phải tiến cung. Đội Thượng thiện đã dày công nghiên cứu từ kỹ thuật chế biến đến các dược tính của món ăn nhằm mục đích bảo vệ tối đa sức khỏe đấng quân vương. Món ăn vương giả từ cung đình nội phủ lan tỏa đến các bếp lửa của các quan lại, thị dân giàu có ở kinh đô.
Da Tây Ngưu
Loại thú tây ngưu hay còn gọi là tê ngưu chỉ sống ở trong các rừng sâu, ăn toàn loại cây cỏ có gai. Hình dạng tê ngưu rất xấu xí. Da tây ngưu cứng, dày, duy nhất ở nách có một đám da rất mỏng. Đó cũng chính là điểm tử huyệt của nó mà con ngưới nhắm đến khi giết nó làm thịt. Phần da nách ấy, ngâm nước cho mềm, nấu thành món ăn rất ngon và bổ dưỡng.
Bàn tay gấu
Gấu đực gọi là bi, gấu cái gọi là hùng. Gấu có sức mạnh, giỏi leo cây, thích ăn mật ong ở các tổ trên cành cao. Lúc đói hoặc lúc trú đông, gấu có thể ở trong hang không ra ngoài, không có thực phẩm thì chỉ liếm bàn tay (hai chân trước) để sống. Vì vậy mà tay gấu là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng. Gấu cũng tượng trưng cho sức mạnh nên đươc liệt vào hàng bát trân nhằm tăng cường sức mạnh của các đế vương.
Gân nai
Loài nai lớn hơn loài hươu. Giống nai đực có gạc. Vào tiết hạ chí, nai đực thường rụng sừng. Sừng non của nai gọi là lộc nhung, là một vị thuốc tráng dương, bổ thận, tăng sinh lực. Gân nai lại được dùng để chế biến món ăn, rất ngon và là món thứ 6 trong bát trân xưa.
Môi đười ươi
Món thứ 7 trong của bát trân là môi đười ươi. Đười ươi là một giống khỉ lớn, có thể đi bằng hai chân như người, nhưng ít khi xuống núi. Muốn bắt được đười ươi, con người phải lừa đặt be rượu và các đôi dép da trên đường chúng đi qua. Giống đười ươi hay bắt chước nên uống rượu rồi mang dép như loài người mà nó đã từng thấy. Lúc này chúng vừa say vừa đi xiêu vẹo, người săn thú mới dễ dàng bắt được.
Môi đười ươi ngon, dùng chế biến các món dâng vua chúa.
Chân voi
Voi là loài vật to nhất trong loài thú bốn chân. Thịt voi rất nhạt nhẽo, người đời vẫn thường nói “mười voi không được bát nước xáo”. Khi voi chết, người ta thường chỉ lấy ngà voi. Ở bàn chân voi có một lớp thịt gân mềm, chế biến thành món ăn rất ngon. Nó là một thực phẩm rất khó kiếm nên chỉ dành dâng vua chúa thưởng thức. Chân voi cũng là món cuối trong 8 món ăn thượng hạng bát trân.
Yến sào
Bồ câu tìm yến sào
Trong ẩm thực Cung Đình, yến sào được chế biến thành rất nhiều món khác nhau như: chè yến, yến thả, bồ câu tiềm yến sào... Mỗi món mang một màu sắc riêng và thể hiện một điều đặc biệt.