- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Khám phá cộng đồng dân tộc thiểu số khi du lịch Sa Pa
Không chỉ là vùng đất xinh đẹp do thiên nhiên, cảnh quan mang lại mà địa điểm du lịch Sa Pa còn hội tụ sự đa dạng văn hóa của rất nhiều dân tộc thiểu số như H’Mông, Tày, Dao đỏ, Giáy. Du lịch Sa Pa, du khách sẽ hiểu thêm rất nhiều về văn hóa của một số đồng bào dân tộc thiểu số, khám phá cuộc sống bình dị nhưng luôn vui tươi của người đồng bào vùng cao.
Dân tộc H’Mông
Dân tộc H’Mông chiếm trên 50% dân số ở Sa Pa và được xem là dân tộc đông nhất tại địa điểm du lịch Sa Pa. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của người H’Mông chính là ngô, lúa nương, khoai, mạch ba góc, ý dĩ,vừng đậu và các loại rau. Các loại trái cây như táo, đào, mận cũng rất nổi tiếng. Bên cạnh đó đồng bào còn trồng cả loại thuốc như tam thất, xuyên khung, đảm xâm…
Người H’Mông sinh sống chủ yếu ở điểm đến Sa Pa. Trang phục của người H’Mông Sa Pa rất dễ nhận biết: đàn ông thường mặc quần màu đen hoặc màu xanh đen, áo cánh ngắn tay kiểu như áo gile có vạt dài quá mông. Trên đầu thường đội một cái mũ bé tí, tròn, nông, ôm lấy đỉnh đầu, chiếc đen tuyền, chiếc thì có viền một vòng thêu thổ cẩm.
Phụ nữ cũng mặc đồ đen, trên đầu cũng đội chiếc khăn đen. Bên ngoài là một chiếc áo khoác không có tay, vạt dài gần tới gối như đàn ông. Chiếc áo khoác đặc biệt này được lăn ép bằng sáp ong nên tạo ra màu đen ánh bạc. Đặc biệt, phụ nữ H’Mông lại mặc quần ngắn ngang đầu gối chứ không mặc váy. Họ cuốn xà cạp quanh bắp chân rất khéo bằng một băng vải hẹp.
Dân tộc H’Mông ở Sa Pa (Ảnh sưu tầm) |
Ở địa điểm du lịch Sa Pa, bản làng người H’Mông sinh sống đông nhất là Cát Cát, cách thị trấn gần 2km. Du lịch Sa Pa, du khách có thể tìm hiểu và khám phá về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của họ, cùng thưởng thức món thắng cố – đặc sản Sa Pa, tiết canh gà, rượu ngô, món đậu xị… độc đáo.
Trong đời sống văn hóa, người H’Mông say đắm dân ca của dân tộc mình đó là tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), tiếng hát cưới xin (gầu xuống)… mà họ thường ca mỗi khi lao động nương rẫy, trong lúc se sợi dệt vải hay lúc đi chợ, đi hội.
Gầu tào là lễ hội nổi bật của người H’Mông, những bài hát dân ca không chỉ được thể hiện bằng lời mà còn được giãi bày thông qua những nhạc cụ dân tộc như sáo, khèn, kèn, đàn môi. Thanh niên của người H’Mông thích chơi khèn, vừa thổi vừa múa để gửi gắm và thể hiện lòng mình với người bạn đời, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, quê hương đất nước.
Khám phá lễ hội Gầu tào nổi tiếng của người H’Mông khi du lịch Sa Pa (Ảnh sưu tầm) |
Dân tộc Dao đỏ
Dân tộc Dao Đỏ có dân số thứ hai sau người H’Mông ở điểm đến Sa Pa. Trong đó, bản Tả Phìn là bản làng tập trung đông đúc các đồng bào dân tộc người Dao đỏ với nhiều truyền thống độc đáo được nhiều du khách lựa chọn là điểm đến trong tour du lịch Sa Pa giá rẻ. Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa chừng 12km, con đường vào bản làng quanh co và có nhiều đoạn dốc cao.
Tả Phìn – bản làng có số người Dao Đỏ sinh sống nhiều nhất ở Sa Pa (Ảnh sưu tầm) |
Ngày nay đến du lịch Sa Pa, bạn có thể dễ dàng nhận biết được trang phục của người Dao Đỏ với màu sắc rất sặc sỡ. Đàn ông Dao Đỏ thường để tóc búi sau gáy. Y phục thường là áo ngắn với màu chàm và màu đen. Trang phục của người phụ nữ Dao Đỏ thì rực rỡ hơn với 5 màu sắc và màu đỏ luôn là màu chủ đạo. Người Dao Đỏ với kiểu tóc dài quấn trong chiến khăn trên đầu, chiếc khăn có màu đỏ đặc biệt, hình tam giác.
Trang phục màu sắc rực rỡ của người Dao Đỏ (Ảnh sưu tầm) |
Nếu người H’Mông thường chọn những nơi núi cao để sống thì người Dao Đỏ lại chọn thung lũng hoặc lưng chừng núi để trỉa ngô, trồng lúa và thảo quả. Người Dao Đỏ khá thích xây nhà đất với ba hoặc năm gian đứng. Trong đó có đến 2 gian bếp: 1 gian bếp để nấu ăn và 1 gian bếp phụ được bố trí gần cửa với mục đích là sưởi ấm cho mọi thành viên trong gia đình khi mùa đông đến. Ở một số gian khác, người dân dự trữ một số loại củ quả để dùng dần.
Lễ hội đặc trưng mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống hàng ngày của người Dao Đỏ chính là Lễ cấp sắc. Theo kinh nghiệm du lịch của nhiều du khách, bạn nên du lịch Sa Pa vào những dịp cuối năm để có cơ hội khám phá cũng như tận mắt chứng kiến lễ hội truyền thống đặc biệt này. Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hàng năm bởi đây là khoảng thời gian nhàn rỗi của đồng bào dân tộc Dao Đỏ.
Lễ cấp sắc với mục đích là được công nhận là con cháu của “Bàn Vương” – tổ tiên của người Dao Đỏ. Lễ được chia thành nhiều bậc, bậc 3 đèn, bậc 7 đèn và bậc 12 đèn. Những người con trai ở đồng bào Dao Đỏ phải trải qua lễ cấp sắc từ 3 ngọn đèn trở nên mới có tâm, có đức và mới được công nhận con cháu của tổ tiên người Dao Đỏ.
Lễ cấp sắc – nét văn hóa chỉ có ở đồng bào dân tộc Dao (Ảnh sưu tầm) |
Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ mang ý nghĩa về mặt tâm linh trong đời sống cũng như có tính giáo dục cao. Sâu xa trong truyền thống lễ cấp sắc của người Dao Đỏ chính là giáo dục con người luôn luôn nhớ đến cội nguồn của tổ tiên, của dân tộc.
Dân tộc Tày
Sau 2 dân tộc H’Mông và Dao Đỏ, thì dân tộc Tày là dân tộc có số dân đông thứ ba ở Sa Pa. Có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, dân tộc Tày là một trong những nhánh tộc người thuộc ngôn ngữ Tày – Thái. Ở Sa Pa, họ tập trung chủ yếu ở một số xã phía Nam như Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú, đó là những vùng thung lũng màu mỡ nhiều sông suối.
Đến du lịch Sa Pa, du khách sẽ dễ dàng nhận ra những người dân tộc Tày bởi lẽ trang phục của họ khá đơn giản, với một màu chàm thẫm (xanh đen). Nam và nữ cùng mặc áo cánh bốn thân xẻ ngực, cổ tròn có hai túi ở vạt áo trước và một chiếc thắt lưng bằng vải bản rộng quấn quanh eo đính nhiều hạt kim tuyến. Vào những buổi lễ, dịp tết thì mặc thêm áo dài năm thân xẻ nách phải, đơm cúc cải hoặc cúc đồng.
Trang phục đơn giản của dân tộc Tày trong những dịp lễ (Ảnh sưu tầm) |
Về văn hóa nghệ thuật thì người Tày có nhiều làn điệu dân ca hấp dẫn như hát lượn, hát khắp. Hát lượn được biểu diễn trong những đêm hội hè hay có khách khứa từ phương xa đến. Hát khắp thì giống như hát quan họ vùng Bắc Ninh. Tháng giêng hàng năm, đồng bào dân tộc Tày lại tổ chức lễ Lồng Tồng (hội xuống đồng) tại bản Tả Van để cầu mong Thần Nông mang đến cho bản làng mùa màng tươi tốt.
Lễ hội Lồng Tồng – lễ hội Sa Pa đặc trưng của người dân tộc Tày (Ảnh sưu tầm) |
Đến du lịch Sa Pa du khách sẽ thích thú khi được khám phá nếp sinh hoạt của đồng bào Tày ở bản Hồ cách thị trấn Sa Pa chừng 15km. Du khách sẽ được ngủ nhà sàn, ăn cá suối, thị lợn “cắp nách”, được ngồi vào xa quay sợi dệt thổ cẩm và thưởng thức những điệu múa xòe, múa sạp của các cô gái Tày thể hiện.
Dân tộc Giáy
Dân tộc Giáy thuộc nhóm các dân tộc Tày – Thái. Tập trung ở các bản quanh thung lũng Tả Van – một trong 5 bản làng địa điểm du lịch Sa Pa nổi tiếng. Cũng như người Tày, người Giáy canh tác trên những mảnh ruộng bằng phẳng trồng lúa tẻ. Ngoài nghề trồng lúa, người Giáy còn chăn nuôi gà, vịt, trâu, ngựa… Trước kia người Giáy thường nấu ăn bằng cách luộc gạo gần chính rồi vớt ra cho vào chõ đồ tiếp, còn nước luộc gạo dùng để uống cả ngày. Trang phục người Giáy cũng đơn giản như người Tày, ít thuê thùa và chỉ có các băng vải màu viền quanh cổ và vạt áo. Người Giáy ở Sa Pa làm nhà nền đất, vách gỗ, gác lửng có gian thờ ở giữa và là nơi tiếp khách.
Trang phục độc đáo của người Giáy ở địa điểm du lịch Sa Pa (Ảnh sưu tầm) |
Lễ hội đặc trưng của người Giáy là lễ “Gióng Pooc” vào tháng Giêng để cầu mong một năm cây trái tốt tươi, mưa thuận gió hòa. Kho tàng ca dao tục ngữ của người Giáy rất phong phú, đặc biệt có rất nhiều sự tích để giải thích cho hiện tượng trong thiên nhiên.
Lễ hội “Gióng Pooc” đặc trưng của dân tộc Giáy ở Sa Pa (Ảnh sưu tầm) |
Nếu có dịp du lịch Sa Pa, du khách nên tìm hiểu và khám phá nền văn hóa đặc sắc của rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.