- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Hướng dẫn đi Tàu Điện Ngầm Tokyo – Chi tiết
Nội dung
Tính từ 2017 đến nay Andy đã tổ chức gần 20 đoàn đi Nhật Bản. Với kinh nghiệm đi lại di chuyển nhiều nơi trên đất Nhật, Andy và team Toidi đã có nhiều kinh nghiệm đi lại, ăn, ở, vui chơi. Nếu bạn tự tin và nhiều kinh nghiệm đi tự túc thì có thể đọc các bà
Tính từ 2017 đến nay Andy đã tổ chức gần 20 đoàn đi Nhật Bản. Với kinh nghiệm đi lại di chuyển nhiều nơi trên đất Nhật, Andy và team Toidi đã có nhiều kinh nghiệm đi lại, ăn, ở, vui chơi. Nếu bạn tự tin và nhiều kinh nghiệm đi tự túc thì có thể đọc các bài viết Andy chia sẻ, sẽ có nhiều thông tin lý thú và bổ ích hỗ trợ tốt cho chuyến đi của bạn. Còn nếu bạn Bận Rộn ko có thời gian lên Plan, hoặc khó khăn về địa lý, ngôn ngữ, v.v.v bạn có thể tham dự các Team Du lịch Nhật Bản do Toidi tổ chức nha. Do khối lượng thông tin nhiều nên Andy đã chia ra các bài viết để các bạn dễ theo dõi. Trong bài viết Hướng dẫn đi Tàu điện Ngầm Tokyo này Andy sẽ chia sẽ thông tin về cách đi lại Subway / Metro ở Tokyo và cách sử dụng xe bus trong thành phố.
Nhật là một đất nước phát triển, do vậy việc di chuyển ở Nhật cực kỳ thuận tiện và hiện đại. Hệ thống tàu điện đan xen từ trong khu vực trung tâm đến tận khu ngoại ô. Nếu nhìn vào mạng lưới tàu điện ở Nhật bạn sẽ không khỏi choáng ngợp. Do vậy Andy có viết 1 số loạt bài viết về cách đi lại ở Nhật , các bạn đừng bỏ lỡ các bài viết sau đây:
- 5 Điều Bạn Chưa biết về Tàu Shinkansen Nhật Bản
- Tàu Điện Ngầm ở Nhật Bản có những loại nào?
- Review Team đi Nhật Bản mùa thu 11/2019
Hướng dẫn đi Tàu Điện Ngầm Tokyo – Và cách đi Xe bus
Cách đi Subway ở Nhật trên cơ bản không khác gì so với đi ở Sing hay Đài Loan. Tuy nhiên do có sự chồng chéo về các hãng tàu nên bạn sẽ khó khăn hơn trong việc lên tàu và xuống tàu. Ví dụ nhé, với Singapore thì chỉ có mỗi hệ thống subway / metro (tàu điện nội đô). Đài Loan thì mỗi thành phố cũng có subway, nhưng Đài Loan còn có thêm hệ thống tàu Nhanh (THSR) nữa. Tuy nhiên hệ thống này chỉ có ở các nhà Ga trung tâm (ga chính), còn các ga khác thì không có. Với Nhật bản, mỗi nhà ga luôn có các hệ thống tàu khác nhau cùng vào 1 Ga. Ví dụ: Ga Tokyo (ga trung tâm, ga chính ở tokyo) có cả tàu: Shinkansen, tàu của hãng JR (riêng JR thì có cả express và JR chạy nội đô Tokyo), tàu Metro Tokyo có ga riêng kế bên ga JR metro, và 1 số hệ thông tàu Express khác.
Thực tế các kinh nghiệm chia sẻ dưới đây có thể gây khó hiểu cho người mới đọc. Thực tế bạn phải vừa đi vừa đọc các hướng dẫn dưới đây thì mới ngấm và có thể thực hành tốt.
- 1 thành phố luôn có 2 hệ thống tàu trong Nội đô thành phố: tàu Subway (ví dụ Map subway Tokyo) và tàu JR (ví dụ Map JR East). Hai hệ thống dùng song song và tính tiền riêng. (bản thân Subway cũng có sự liên kết từ hãng metro tokyo & 1 số hãng tàu tư nhân khác như Toei, nhưng tất cả sẽ hiển thị trên cùng 1 map nên dễ nhìn, chỉ khó khăn khi bạn chuyển line giữa 2 hệ thông đó nếu mua vé lẻ)
- Tàu JR luôn dễ đi hơn tàu Subway : bởi sự rõ ràng trong biển báo cũng như giờ giấc. Và giá cũng rẻ hơn đi Subway.
- 1 đường ray (line) vào bến sẽ không chỉ có mỗi 1 loại tàu – do vậy bạn phải để ý bảng báo cũng như hỏi nhân viên ở Ga nếu cảm thấy không chắc chắn. (tàu metro thì đơn gian chỉ có 1 line / 1 tuyến tàu nên chỉ quan tâm hướng đi ngược hay xuôi chiều thôi)
- Ga của Hệ thống Tàu điện Ngầm Tokyo ở rất sâu dưới lòng đất, do vậy sẽ mất sóng. Bạn nên chú ý khi dùng App online tìm kiếm tàu và giờ tàu. Vì giờ tàu thay đổi liên tục theo thực tế.
Nếu các bạn đi lần đầu sẽ cần 1 ngày để hiểu cách vận hành tàu ở Nhật, Subway thì thống nhất cách vận hành và điều hướng tàu. Chỉ riêng JR thì mỗi nơi có thể 1 khác nhau nhé.
Trong các chuyến đi do Toidi tổ chức, Andy thường hướng dẫn mọi người cách đi tàu trong những lần di chuyển, thông thường khoảng 1 ngày là mọi người sẽ có Kỹ Năng đi tàu điện ở Nhật Bản. Sau đó nếu bạn ở lại sau khi kết thúc đoàn thì cũng tự tin đi lại ở Nhật 1 mình mà không lo lắng gì.
Các bước đi Tàu Điện Ngầm Tokyo và tàu JR
Bước 1: lựa chọn lộ trình và điểm đến (nên dùng kết hợp giữa Google map & App Tokyo Subway) bạn có thể search 2 app này trên App store hoặc Google App
Dùng google map App thì trực quan hơn và có kết hợp chỉ đường phối kết hợp các phương tiện (đi bộ + xe bus + tàu điện) kết quả ra phương án đi nhanh nhất và thuận tiện nhất. Tuy nhiên đôi lúc nó cũng chỉ dẫn không được tốt và bạn phải lựa chọn 1 cách di chuyển tốt hơn theo cách của bạn.
Bước 2: Mua vé – (nên dùng thẻ Đa năng cho đỡ phải tính toán tiền vé, lại tiết kiệm thời gian)
Xác định tiền vé : Bạn nên 2 App trên để tìm tàu đi cho chính xác – Các App này đều tự động tính tiền cho bạn theo lựa chọn (phần tính tiền của tàu JR rất chính xác). Hoặc bạn tự xem bảng chỉ dẫn ở Bản đồ phía trên mỗi kiosk bán vé để tính tiền mua vé cho chính xác. Cách này khá dở hơi phải ko? tốt nhất là cài App vào cho nhanh. Ví dụ dùng Google maps để tra cứu / các App metro tokyo / hoặc vào trang web của hãng tàu Tokyo metro
Trường hợp bạn mua vé lẻ theo chặng bạn mua tại máy bán tự động – chọn vé theo số tiền – ví dụ : 140 yên – 280 yên – v.v.v tùy theo chặng đường dài ngắn mà có số tiền vé khác nhau. Nếu bạn lỡ mua ít hơn số tiền bạn đi, bạn đừng lo lắng vì không qua được cửa. Bạn cứ vào quầy nhân viên nhờ họ trợ giúp để qua cửa. Khi qua cổng bạn cần bỏ thẻ vào máy, máy sẽ nhả thẻ ở đầu bên kia, bạn cầm lại thẻ – lưu ý giữ thẻ cẩn thận, vì nếu làm mất bạn sẽ phải bù lại tiền. (Xem ảnh vé lẻ phía dưới)
Máy bán vé tự động chấp nhận cả Xu : 50 yên, 100 yên, 10 yên v.v.v Máy có thể tự tính tiền xu, nên bạn ko cần phải mất công đếm Xu đâu, cứ thả 1 lố luôn, nếu thừa máy tự trả lại tiền
Có phần lựa chọn số lượng 1 người, 2 người, 3 người ở bên trái , hoặc trên màn hình -> lựa chọn số tiền -> đưa tiền vào máy -> nhận lại tiền thừa và Vé.
Thanh toán tiền vé bằng thẻ đa năng : bạn sử dụng thẻ đa nang Suica (ở vùng Kanto) hoặc Icoca (ở vùng Kansai) để thanh toán tiền đi Subway hoặc JR. Thẻ tự động trừ tiền, và bạn không phải lo lắng tính toán tiền vé làm gì cho mệt đầu.
Thanh toán bằng các thẻ 24h – 48h Pass : thẻ này dùng cho du khách đi du lịch, bạn cần phải xuất trình Hộ chiếu để mua thẻ, thường là mua tại Ga trung tâm Tokyo (hoặc các ga trung tâm khác) hoặc ở các Travel information center.
- Thẻ đa năng này giống với EZ-link tại Singapore và Easy card tại Đài Loan. Bạn có thể dùng thanh toán đi tàu điện, xe bus, mua hàng tại 7-eleven, và các dịch vụ khác.
- Lưu ý thẻ Suica không dùng được Subway ở vùng Kansai mà phải dùng thẻ Icoca, thẻ Suica dùng được tàu JR ở hầu như mọi nơi trên Nhật Bản.
- Mỗi lần đi vào hoặc đi ra bạn chỉ cần chạm thẻ và phần IC table là đi qua dễ dàng.
- Mua thẻ & Nạp tiền vào thẻ : Nếu hết tiền bạn có thể Nạp lại ở mỗi kiosk tự động (ga tàu điện nào cũng có), mua thẻ thì cũng ở kiosk tự động. Mọi thao tác trên màn hình đều có english / hoặc vào quầy nhờ nhân viên họ nạp cho
- Ở một số Ga ở Kyoto không dùng được thẻ đa năng, do hệ thống kiosk cũ chưa nâng cấp. Bạn lại phải dùng tiền xu hoặc tiền giấy.
Xem hướng dẫn mua và sử dụng thẻ Suica
Bước 3: tìm đường ray tàu cho đúng bạn phải làm quen dần với ma hồn trận bảng hiệu thông báo trong nhà Ga. Yên tâm là Ga của Tàu Điện Ngầm Tokyo luôn tách biệt với ga của JR. Do đó trước khi mua vé hoặc vào Ga bạn cũng phải để ý xem có đi lộn giữa 2 loại tàu này không? tàu Shinkansen thì nằm cùng Ga trong hệ thống JR nhé. Xem chỉ dẫn Line cho chuẩn khi sử dụng 1 trong 2 App ở mà Andy đã nói ở trên. Chọn đúng Line -> chọn đúng platform (đường ray) -> để ý chọn đúng chiều đi (ga tiếp đến có đúng hướng mình đang đi không?) Lưu ý quan trọng: nếu tại các Ga Nhỏ mà 1 platform có nhiều loại tàu ra vào bến (những ga nhỏ, ko có nhiều đường ray) thì bạn cần phải hỏi thêm nhân viên vì họ sẽ nắm rõ giờ tàu ra vào bến. Đa số mọi người hay nhầm tàu ở những Ga này, vì 1 đường ray có mấy loại tàu cùng ra vào, mà giờ giấc thì ko Chuẩn như trên App nó báo đâu. Khi lên tàu rồi bạn cũng cần theo dõi các thông báo bến dừng tiếp theo qua Màn hình hoặc loa thông báo, để xác định đi đúng hướng. Nếu nhầm thì còn xuống đi lại cho đúng.
Bước 4: xuống tàu và ra khỏi Ga Sẽ có 2 tình huống nhé.
Tình huống 1: bạn xuống ga và không đổi chuyến, ra cửa Ga bình thường. Chạm thẻ Đa Năng vào để ra, hoặc trả thẻ giấy theo lượt đã mua từ trước (mất thẻ thì đóng tiền lại cho bác nhân viên)
Tình huống 2: chuyển tàu khác, nếu Tàu cần đi tiếp nằm ngay trong Ga cùng hệ thống thì bạn đi tìm Line cho đúng. Trường hợp đi Tàu của JR và sẽ đổi sang Subway / metro, bạn cần phải đi ra khỏi Ga JR và lại mua vé vào (thẻ đi tàu điện) của Subway.
Trường hợp 2 Ga nằm cùng nhau – ý là Ga JR cạnh Subway (không nằm xa nhau) và trùng cửa ra vào (ra của JR lại là vào của Subway/ metro) -> nếu xài thẻ Suica thì chỉ quẹt thẻ đi ra (máy tự tính tiền). -> trường hợp bạn mua thẻ theo lượt thì bạn cần phải tới quầy nhân viên nhờ trợ giúp, sau đó bạn ra máy tự động – trả lại thẻ cũ vào và máy sẽ đổi thẻ mới (hoặc nếu thiếu tiền thì phải đóng thêm tiền để máy in thẻ mới). Nghe chừng khá loằng ngoằng phải không? có khó khăn cứ qua quầy nhân viên trợ giúp. Hoặc mua cái thẻ Suica xài cho nhanh
Thẻ đi tàu Express
Các trường hợp các bạn đi tàu EXpress thì phải mua thẻ riêng, bạn sẽ mua các thẻ express này tại các máy tự động ngay trên platform lên tàu. Có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc xài thẻ Đa năng để thanh toán. sau khi mua xong máy sẽ in ra thẻ express riêng cho bạn.
Bạn đi trong Nội đô Tokyo thì không phải lo vấn đề thẻ express, vé express thường áp dụng đi liên tỉnh, đi về ngoại ô.
Lưu ý, kinh nghiệm và Q & A
Đọc nhiều mà chưa rút ra được kinh nghiệm gì bổ ích, Andy xin tóm lược các lưu ý và kinh nghiệm như sau cho các bạn nhé
- Nên xài thẻ Suica và ICOCA cũng như các loại thẻ Đa năng khác (mỗi vùng có 1 loại thẻ khác nhau đấy). Xài thẻ cho đỡ đau đầu, máy tự tính tiền và tự rút tiền.
- Có nên mua các loại thẻ Tourist Pass 2 ngày, 3 ngày hay không? theo kinh nghiệm của mình sau 2 chuyến đi Nhật, bạn không nên mua nếu chỉ lưu lại mỗi thành phố có 2 ngày. Trường hợp lưu lại > 3 ngày / 1 thành phố, thì cân nhắc nên mua. Vì các phương tiện chồng chéo nhau, nên các thẻ nãy vẫn bị giới hạn, và khi chuyển tàu hãng khác thì không sử dụng được.
- Nên cài App chỉ đường (google map) và các App của Tàu Điện Ngầm Tokyo để tìm tàu 1 cách thuận lợi nhất.
- Một số cấm kị khi Ở trên tàu : không hút thuốc, hạn chế ăn uống ở Subway (tàu khoang ghế ngồi đi đường dài thì ăn uống thoải mái), không nói chuyện điện thoại trên tàu
- Ở một số chặng đi Xe bus còn nhanh hơn đi tàu. Bạn nên chọn đi bus cho nhanh, ví dụ Tokyo đi núi Phú Sĩ, đi bus nhanh hơn.
Andy sử dụng thẻ 1 lần đi JR train tại Tokyo – 360 độ nên các bạn chỉnh khung hình nha
Hướng dẫn đi Xe bus ở Nhật Bản
Di chuyển bus ở Nhật cũng rất đa dạng về chủng loại, và hãng xe. Xe Nhật đi rất đã, không say, xe cao, cơ bản đường êm nên đi không mệt mỏi. Giờ xe chạy khá chuẩn xác và đúng giờ. Thông thường bạn sẽ sử dụng 3 loại xe bus dưới đây
- City bus : xe chạy nội đô thành phố, như các loại xe bus khác, dừng đỗ nhiều
- Highway bus : có nhiều hãng và chặng khác nhau. Hãng nổi tiếng nhất là Willer
- Xe bus đêm (ghế ngả)
Japan bus Pass: giống như JR pass, loại xe bus cũng có loại Bus Pass do hãng Willer cung cấp, có các gói sử dụng : 3 day, 5 day, 7 day. Đi bus kiểu này cũng sẽ tiết kiệm khá nhiều tiền, và đi được các chặng dài. Thường dùng cho các bạn đi chặng dài và đi dài ngày, giá chi tiết bạn có thể tham khảo tại đây : http://willerexpress.com/st/3/en/pc/buspass/index.php
City Bus Tokyo
Cách sử dụng bus cũng không quá khó, có vài lưu ý nhỏ khi sử dụng:
- Tra tuyến đường bạn cần có map, hoặc sử dụng Goole map để tra tuyến bus thích hợp.
- Xe bus và các phương tiện giao thông đều đi bên tay trái đường (giống SIngapore và Thái Lan)
- Ở Tokyo: cửa lên là cửa trước, còn ở Kyoto thì ngược lại.
- Giá từ 210 yên – 410 yên. Có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ đa năng. Như đã nói nếu có thẻ đa năng thì lại rất tiện trong việc không phải tính phí.
- Mua vé 1 day Pass Bus and subway Kyoto: nếu ở Kyoto, bạn nên mua thẻ này dùng cho 1 ngày đi không giới hạn Bus và subway. Cái này khá tiện lợi vì có điểm đi bus và có điểm đi subway, như vậy đều ok. Giá 1200 Yên / 1 ngày / 1 người lớn. Các thẻ này thường bán tại Ga trung tâm.
Thông tin chi tiết về sử dụng Bus tại Kyoto bạn xem tại đây : https://www2.city.kyoto.lg.jp/kotsu/webguide/en/bus/index_bus.html Thông tin chi tiết đi Bus ở Kyoto : https://www.gotokyo.org/en/plan/getting-around/buses/ City bus tại các thành phố khác cũng tương tự như 2 thành phố này
High way bus – Xe bus đường dài
Với các tuyến dài thì có thể lựa chọn đi tàu điện hoặc xe bus. Có tuyến đi Tàu điện nhanh, nhưng có tuyến đi xe bus lại nhanh hơn và tiết kiệm hơn. Thường đi tàu điện mà dừng đỗ nhiều thì cũng không nhanh bằng xe bus. Các bạn nên check kĩ trước khi lựa chọn giữa 2 loại phương tiện. Một số tuyến Andy sử dụng bus đường dài, ví dụ như tuyến Shinjuku đi núi Phú Sĩ. Tuyến này mình đi xe bus nhanh hơn là đi tàu. Nhất là chiều từ Kawaguchiko về lại Tokyo, nếu đi xe bus thì thường mất nhiều thời gian, do tàu về Tokyo lúc chiều hay bị delay, do đi vào giờ cao điểm. Các Bến xe bus chính ở Tokyo gồm có:
- Tokyo City Air Terminal : đi bus từ Narita Airport sẽ dừng ở đây trước, sau đó mới vào Tokyo station
- Tokyo Station JR Express Bus Terminal : nằm ngay cạnh ga tàu Tokyo (Tokyo Station)
- Shinjuku Highway Bus Terminal : ở phía tây Tokyo, thường bắt xe đi Phú sĩ và các tỉnh phía tây , phía nam Nhật
thông thường bạn sẽ đi High way bus từ 3 bến xe trung tâm này. Mua vé xe bus không khó, bạn nên tìm các tuyến xe bus trước trên google, sau đó ra bến xe hỏi xe tại quầy Nhân viên bán vé, đi từ điểm A đến điểm B, họ sẽ tư vấn cho bạn xe bus đi tốt nhất. Nhân viên họ có thể nói tiếng Anh và tiếng Hoa nữa, đôi chỗ có thể có người nói tiếng Việt. Vì người Việt và Hoa làm việc ở Nhật nhiều, nên mới vậy. Tại các Bến xe cũng có máy bán vé tự động, nhưng thực tế máy cập nhật tình trạng xe và ghế ngồi không được chính xác cho lắm. Do vậy tốt nhất bạn nên mua vé và hỏi tình trạng vé tại quầy nhân viên bán.
Lưu ý khi đi Bus ở Tokyo & Nhật Bản
- Nên searh google về tuyến xe trước, tới bến hỏi nhân viên cho chính xác.
- Nên tới bến xe sớm để chủ động vấn đề giờ giấc. Vì nếu bạn nhỡ giờ xe thì lịch trình sẽ bị thay đổi sai lệch rất nhiều
- Trong 1 số trường hợp cùng tuyến xe mà chuyến đi trước đó (khởi hành trước chuyến của bạn) có hành khách không đi được (cancel) thì bạn có thể đổi lên chuyến xe đó. Tất nhiên là bạn phải đợi sẵn ở đó trước 10 phút giờ xe chạy. Cái này thường va phải khi chuyến xe khởi hành sớm nhất lại hết chỗ và bạn buộc phải đổi sang chuyến giờ khởi hành sau đó liền kề.
Thực tế giá xe bus cũng gần tương đương giá của các hãng Vé máy bay giá rẻ, tuy nhiên khi đi máy bay bạn phải di chuyển ra sân bay nên cũng mất nhiều chi phí, cộng thêm việc phải chờ đợi ở sân bay thì cũng làm hao tốn thời gian. Do vậy nếu di chuyển đường dài thì xe bus vẫn là rẻ nhất đó các bạn nhé. Nhược điểm đi bus đường dài thì mệt hơn, lưu ý xe đi đểm ở Nhật bản không có xe giường nằm đâu nhé.
Trên đây là những kinh nghiệm Hướng dẫn đii Tàu Điện Ngầm Tokyo và Xe Bus tại Tokyo nói riêng & Nhật Bản nói chung. Nếu việc di chuyển khó khăn, hoặc gây trở ngại cho bạn, đừng lo bạn còn có phương án tham gia các chuyến đi Du lịch Tự túc Nhật Bản cùng Toidi, với dạng team Bán tự túc. Bạn vẫn chủ động khám phá, lại được các Leader chuyên nghiệp hướng dẫn đi lại , tiết kiệm thời gian, không bị lạc, không bị đi nhầm tàu.
- Trải nghiệm thăm quan CHẤT / ĐỘC / LẠ: Với kinh nghiệm đến hơn 20 lần đi Nhật, Toidi sẽ có nhiều kinh nghiệm sắp xếp lịch trình khoa học hợp lý, chọn lọc các điểm thăm quan Độc – Lạ – Đảm bảo đưa đến trải nghiệm tuyệt vời nhất.
- Lịch trình linh hoạt, có thể thay đổi theo Sở thích , có thể ở lại chơi thêm sau khi kết thúc đoàn : Toidi cũng đưa ra nhiều Options để bạn lựa chọn nếu muốn Thay đổi điểm thăm quan, tư vấn hỗ trợ bạn nếu bạn muốn ở lại thêm hoặc sang sớm trước đoàn.
- Trải nghiệm Ẩm thực địa phương : các bạn tự thanh toán, và tự chọn món ăn dựa trên gợi ý của Toidi (như ăn Sushi ngon ở Kyoto, Bánh xèo Osaka, Takoyaki, đồ Nướng Nhật, thịt bò Kobe, kem Hokkaido, lẩu Sabu Sabu, trải nghiệm nhà hàng ăn nhanh Nhật, thưởng thức street food v.v.v)
- Di chuyển bằng phương tiện công cộng tại Nhật bản (tàu Shinkansen, tàu JR, subway và xe Bus công cộng) : bạn sẽ trải nghiệm thực sự cuộc sống của người Nhật, sử dụng phương tiện đi lại như người Nhật.
- Mua sắm tự do, Không chèn ép mua sắm. Các chương trình của Toidi Không có hoạt động mua sắm bắt buộc. Nếu bạn có nhu cầu mua đồ quà cáp, có thể mua các khu phố trung tâm nổi tiếng ở Tokyo (như Shibuya, Shinjuku), ở Osaka (Namba, Dotonburi).
- Ở như người địa phương : Lưu trú tại Căn hộ Apartment / hoặc khách sạn 2 sao. Ở như người Nhật trong các căn hộ của người địa phương. Các điểm lưu trú đều gần Ga tàu điện để thuận tiện đi lại. Đảm bảo 2 – 3 người / phòng, tiêu chuẩn Vệ sinh Nhật và đảm bảo các tiêu chí thuận lợi đi lại tàu điện.
- Nhóm nhỏ 12 – 14 người (max 14 người)
- Bao đậu visa
Tổng 16,066 Lượt Xem
Đảo Geoje – điểm du lịch mới tại Hàn Quốc cho du khách Việt Nam
Vườn địa đàng Oedo-Botania của đảo Geoje từng là bối cảnh trong phim ‘Bản tình ca mùa đông’.