- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Hội An của những loại hình nghệ thuật dân gian
Thương cảng Hội An phồn hoa, đô hội một thời không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp trầm mặc, bình lặng mà còn là điểm đến mang dấu ấn truyền thống với những loại hình nghệ thuật dân gian.
Xem thêm: Cẩm nang kinh nghiệm du lịch Hội An từ A – Z
(Ảnh sưu tầm) |
Nghệ thuật tạo hình dân gian
Nghệ thuât tạo hình dân gian được hiểu nôm na là hình thức hội họa, điêu khắc để tạo ra những sản phẩm mang tính thẩm mỹ và sự độc đáo.
Làng nghề gốm sứ (Ảnh sưu tầm) |
Điêu khắc trên đá, gỗ hay các sản phẩm trên sành sứ, tượng thờ,… là những nét văn hóa truyền thống, xuất hiện rất sớm ở phố cổ Hội An. Với bề dày lịch sử của mảnh đất này, Hội An là cái nôi của nhiều ngành nghề truyền thống trong đó có làng mộc, làng gốm hay làng đúc đồng,… tất thảy có 12 làng truyền thống.
Bảo tàng Hội An (Ảnh sưu tầm) |
Chính bằng sự giao lưu văn hóa, sự tiếp thu những tinh hoa của những nền điêu khắc hàng đầu trên thế giới tại thời điểm đó, cùng với sự sáng tạo của những bàn tay khéo léo đã cho ra đời những sản phẩm thủ công nhưng tinh tế.
Sắc màu Hội An (Ảnh sưu tầm) |
Nghệ thuật tạo hình dân gian đã cho ra đời những sảnh phẩm mỹ thuật không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn đóng góp vào đời sống thường nhật của con người hay các hoạt động của tôn giá. Ra đời từ thuở sơ khai của lịch sử, ban đầu chỉ là trên đá, trên lá cây, dần dần là đúc đồng, chế tác tượng,… cho đến nay, những sản phẩm ấy đã trở thành chứng nhân lịch sử, chứng kiến biết bao thăng trầm của thời gian, biến động của lịch sử .
Ngày nay, những sản phẩm mang tính lịch sử ấy đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hội An, đây là một trong những điểm du lịch cuốn hút đối với những người đam mê nghệ thuật.
Nghệ thuật diễn xướng dân gian
Hát bài chòi xứ Quảng (Ảnh sưu tầm) |
Nếu nghệ thuật tạo hình dân gian thiên về hội họa, điêu khắc thì nghệ thuật diễn xướng là những loại hình được biểu trên sân khấu dân gian. Được kết tinh từ đời sống của cư dân địa phương, các hình thức diễn xướng này đến nay vẫn được gìn giữ như môt phần không thể thiếu của đời sống tinh thần con người.
Nét đẹp diễn xướng (Ảnh sưu tầm) |
Là mảnh đất của những lời hát giao duyên, hò, những điệu lý nhưng nổi bật nhất là hát bài chòi đươc biểu diễn vào tối 14 âm lịch hàng tháng và thường được tổ chức ở những địa điểm công cộng như sân đình, sân bãi,… ngày nay đang được khôi phục lại.
Bên cạnh đó, hình thức Múa Thiên cẩu là một trong những hình thức diễn xướng dân gian độc đáo được diễn xướng trong dịp Tết Trung thu. Hình thức múa linh vật này có nét tương đồng với nền văn hóa Trung Hoa mà ngày nay ta vẫn thấy trong hình thức múa lân của trẻ nhỏ dịp tết thiếu nhi.
Múa Thiên Cẩu (Ảnh sưu tầm) |
Hát bả trạo gắn liền với những vùng đất miền biển, thường được tổ chức diễn xướng trong dịp lễ tế cá Ông, cầu cho mưa thuận gió hòa, biển lặng; được hát dưới thuyền.
Hát bả trạo (Ảnh sưu tầm) |
Những hình thức nghệ thuật dân gian đã tồn tại trên mảnh đất phố Hội cổ kính, trầm mặc như những chứng nhân lịch sử muôn đời.
Xem thêm:
- Chùa Cầu ở Hội An
- Thánh Địa Mỹ Sơn – Huyền Bí Một Di Sản Nhân Loại
- Bãi biển An Bàng – mảnh ghép tĩnh lặng của địa điểm du lịch Hội An
- Khám phá Công viên Đất nung 22 tỷ ít người biết đến ở Hội An