- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Hồ sinh ba đổi màu ở Indonesia
Nội dung
Giống chị em sinh ba, các hồ nước trên miệng núi lửa Kelimutu thỉnh thoảng lại đổi màu như cho nhau mượn trang phục.
Người dân địa phương tin rằng đây là nơi an nghỉ của linh hồn tổ tiên nên họ đã đặt tên cho ba hồ nước này. Hai hồ sát nhau mang tên “Hồ mê hoặc” và “Hồ chàng trai và thiếu nữ”, có màu xanh lá và đỏ đồng. Hồ ở cách xa hơn màu xanh da trời mang tên “Hồ người già”.
Theo thời gian, ba hồ này thay phiên mang những màu sắc khác nhau như xanh lá, xanh da trời, đỏ đồng hoặc thậm chí là màu xám đen. Truyền thuyết cho rằng những hồ nước ở đây bị đổi màu phụ thuộc vào tâm trạng linh hồn tổ tiên của người địa phương đang trú ngụ tại đây.
Không giống Hồ Xanh ở Núi Gambier phía nam Australia vẫn thường đổi màu từ xanh da trời sang xám kim loại trong một khoảng thời gian nhất định (tháng 12 tới tháng 3 năm sau), hay hồ Yudamari nằm trên núi Nakadake ở Nhật Bản đổi từ màu da trời sang xanh lá, ba hồ ở Kelimutu, Indonisia có thể đổi sang nhiều màu sắc vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Do chẳng có quy luật nào nên chỉ những du khách may mắn mới được chứng kiến cảnh tượng đổi màu kỳ lạ của hồ.
Mặc dù chưa có thí nghiệm khoa học nào được tiến hành, nhưng người ta tin rằng khí phun ra từ các lỗ dưới đáy hồ là nguyên nhân gây nên hiện tượng nước đổi màu trong hai hồ liền nhau ở phía Đông.
Khi khí phun lên, chúng tương tác với những chất khoáng trong hồ khiến màu nước thay đổi. Viện Khoa học Indonesia khẳng định nếu nước trong một hồ nào đó chuyển sang màu xám thẫm thì đó là dấu hiệu núi lửa sắp phun trào.
Du khách nên tới đây tham quan vào sáng sớm để nhìn ngắm thời khắc tuyệt vời của hồ và xuống núi trước khi nắng tắt. Những viên đá núi lửa lởm chởm và đường mòn trơn trượt quanh miệng hồ thường gây nguy hiểm cho du khách vào lúc chiều tối và đêm. Những người từng sảy chân ngã xuống hồ này trước đây hầu hết không ai giữ được mạng. Năm 1995, một du khách người Hà Lan cũng bị ngã xuống hồ và xác của ông chưa được tìm thấy.
Hiện tượng đổi màu bất chợt và không được tìm thấy xác những người bỏ mạng tại đây đã thêu dệt nên những câu chuyện kỳ lạ và gây tò mò cho bất cứ du khách nào.
Đà Nẵng lựa chọn logo và slogan du lịch
Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch Đà Nẵng vừa công bố 50 tác phẩm được chọn tiếp vào vòng chung kết cuộc thi thiết kế logo và slogan du lịch Đà Nẵng, trong tổng số 492 hồ sơ đăng ký hợp lệ của 289 tác giả gởi đến từ 38 tỉnh thành cả nước.