- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Hành trình tìm đường từ Tam Đảo đi hồ Núi Cốc không người dẫn đường
Chuyến đi này, cũng như vài chuyến đi trước đó, chúng tôi không thuê người dẫn đường. Vì vậy, chúng tôi dự phòng sẽ bị lạc 1-2 ngày ở trong rừng.
Chúng tôi là những kẻ nghiệp dư thực sự, GPS hay la bàn chỉ là đồ trang sức hoặc máy chơi điện tử lúc rảnh rỗi, kinh nghiệm đi rừng chỉ là vài chuyến đi lạc làm hành trang... Nhưng hơn lúc nào hết, chúng tôi luôn cố gắng đi theo một cách riêng nhất bằng cách tự mình tìm hiểu về con đường chúng tôi đi, cố gắng lường trước hết các rủi ro để lên kế hoạch một cách chu đáo nhất.
Một tin nhắn vội vàng lúc có sóng điện thoại hiếm hoi báo tin không về nhà theo đúng kế hoạch (ngày chủ nhật), cộng với việc mất hoàn toàn sóng điện thoại khi dựng lán ngay sát mép vách đá sâu tới 30-40m khiến chúng tôi không thể đi tiếp. Thông tin bị gián đoạn, nhiều người ở nhà lo lắng. Những người bạn đã dự định tổ chức một đoàn đi tìm vào chiều ngày thứ 2 nếu tiếp tục không liên lạc được với chúng tôi (đã 3 ngày từ thứ 7 đến thứ 2), đoàn đi tìm dự định chia làm 2 hướng từ Tam đảo và từ Hồ Núi Cốc.
Chúng tôi thực sự xúc động về sự quan tâm của mọi người. Thay mặt cả đoàn, bằng bài viết này, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới họ, trong đó có rất nhiều thành viên trong nhóm đi tìm mà đến giờ tôi chưa biết hết.
Các bạn biết không, khi cơn mưa bắt đầu rơi lúc 3 giờ sáng ngày thứ 2 và kéo dài đến tận trưa, chúng tôi ngồi co ro trong chiếc lán dựng tạm, lạnh run người, đùa rằng: "Chúng tôi như những kẻ bị bỏ rơi, có đi cả tháng cũng chả ai thèm gọi điện, nhắn tin, may ra có mấy tin nhắn của +197, mở Facebook thấy thông báo mới thì là của ai đó mời chơi Candy hay mấy trò chơi khỉ gió nào đó. "Hay chúng ta thử đi cả tuần xem có ai quan tâm không?" Và chính vì thế, chúng tôi đã thực sự ngạc nhiên và xúc động về điều mà mọi người đã làm. Nếu biết điều đó sớm hơn, tôi sẽ để cả đoàn lên thị trấn Tam Đảo thơ mộng để cảm ơn bằng những chén rượu ấm nồng nhất.
Nếu các bạn muốn tìm một cung đường thách thức bản thân, muốn thấy mình nghiến chặt hàm răng để tay thôi run rẩy trong khi tim đập liên hồi lúc lơ lửng đu dây từ vách đá cao 15m. Nếu bạn muốn thấy mình dán vào vách đá, tay túm chặt bụi trúc mọc sát vách núi, mắt không dám nhìn xuống vực sâu hun hút hàng trăm mét phía dưới và chân thì rón rén bước trên một thân cây tròn vo, trơn trượt khi cơn mưa rả rích vẫn trút xuống đầu trong ngày thứ 2. Nếu bạn muốn thấy mình kiên nhẫn hàng giờ để hứng từng giọt nước nhỏ ra từ những lá cây mọc sát vách đá ẩm ướt… thì bạn nên ở đó với chúng tôi. Chỉ một sai lầm nhỏ, một sự bất cẩn, tôi sẽ không dám nghĩ nữa.
Đoàn xuất phát tại thị trấn Tam Đảo lúc 8h sáng ngày thứ 7, gồm 8 thành viên |
Việc trekking thành công 3 đỉnh núi Tam Đảo đã là một nỗ lực rất lớn trong ngày thứ 7 nắng gay gắt, con đường chúng tôi đánh giá khó khăn hơn cả những đỉnh núi Yên Bái, Lào Cai đã từng đi. Đêm thứ 7, chúng tôi cắm trại trên đỉnh 3, gió thổi ào ạt nhưng chúng tôi được cây rừng che chắn xung quanh, thời tiết quá đẹp và bầu trời đầy những vì sao lung linh. Chúng tôi đứng trên những chòi quan sát và nhìn về phía Hồ Núi Cốc, đích đến chỉ cách đấy vài quả núi nữa…
Chúng tôi cắm trại tại đỉnh 3 vào đêm ngày thứ 7, đứng trên những chiếc chòi này có thể nhìn thấy Hồ Núi Cốc ở phía xa xa.
Ngày chủ nhật, chúng tôi bắt đầu trek từ đỉnh 3 xuống sườn phía sau, hướng về phía Hồ Núi Cốc và dự định trek thẳng theo hướng chỉ trên GPS. Con đường thực sự khó khăn, toàn là những con dốc ngược xuống. 8 giờ xuất phát thì 11 giờ trưa chúng tôi đu mình trên dây ,thả người từ vách đá cao khoảng 15 mét. Tôi kết dây và đu xuống trước, đã không dấu diếm rằng tôi sợ, các nút thắt buộc khá xa khiến tôi khó khăn khi với chân mình vào nút thắt tiếp theo. Không có dây bảo hiểm buộc ngang người, tôi lơ lửng, va mình và vách đá phía sau lưng, cố gắng chạm chân vào những gờ đá và lần xuống. Tôi nghiến chặt răng để tay mình thôi run rẩy. Sau đó, chúng tôi đã phải lấy thêm một sợi dây nữa để buộc ngang bụng và việc di chuyển xuống dễ dàng hơn khi những người ở phía trên thả dần xuống.
Sáng ngày chủ nhật, biển mây bồng bềnh phía Hồ Núi Cốc, đẹp không thua gì những biển mây trên những đỉnh núi khác nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn.
Đường đi vô vàn khó khăn |
Chúng tôi phải đu dây xuống vách đá này |
Chúng tôi tiếp tục xuống dốc, mọi người ngồi trên đợi, tôi đi trước dò đường và khi tôi ngồi sát một mép vách đá, tôi cứ ngồi đó, đã 12 giờ trưa, tôi bắt đầu thấy đói và mệt. Tôi cố gắng tìm các gờ đá, các cây mọc quanh đó để tránh phải thả người xuống cái vách đá cao 30-40 mét đó. Tôi không dám quyết định, không muốn hồ đồ trong điều kiện đó nên đã gọi Long xuống xem đường và tham khảo ý kiến. Cuối cùng, chúng tôi quyết định quay lại, không biết đúng hay sai, tôi mừng vì đã quyết định như vậy. 7 con người treo mình trên dây từ độ cao 30-40m khi đã đói và mệt là một vấn đề thực sự.
Đến lúc quay lại, chúng tôi đã không thể biết tại sao chúng tôi có thể xuống được tận đó, không có điểm nào để bám vào cho chúng tôi lên, chúng tôi phải đợi Linh thả dây xuống để chúng tôi đu lên, đến giờ tôi mới thực sự biết thế nào là sức nặng của cơ thể dồn lên đôi tay khi đu ngược lên, thật khủng khiếp, tôi dồn toàn bộ sức lực để lên cái vách đó.
Tôi ngồi trên mép vực và thấy vách đá dựng đứng gần đó, ngay đó là những ngọn cây cao đến 30-40 mét, nếu muốn đi tiếp, chúng tôi phải thả mình xuống cái vách đá 30-40 mét ngay phía dưới chỗ tôi ngồi.
Chúng tôi dừng nghỉ trưa và tiếp tục quay ngược lại con đường cũ, thực ra không có con đường mòn nào cả, chỉ là lên và xuống. Đã là 5 giờ chiều, chúng tôi dừng nghỉ đêm tại vách đá và kiên nhẫn hứng từng chai nước.
Những chai nước được hứng từ những giọt nước nhỏ ra từ đám rêu mọc bám vào vách đá ẩm ướt |
3 giờ sáng ngày thứ 2, trời rả rích mưa và càng ngày càng to, tôi đã trải qua vài cơn mưa rừng và biết rằng chúng rất dai dẳng, nhưng việc đi trong trời mưa, để nước mưa ngấm vào người và phải đu mình trên những vách đá có khi còn thảm họa hơn. Chúng tôi ngồi đợi từ 3 giờ sáng đến khoảng 10 giờ sáng và quyết định lên đường vì không thấy dấu hiệu gì cho thấy cơn mưa sẽ ngừng lại. Chiều qua, tôi đã đi dò đường trước và sẽ không phải đu mình ngược lên cách vách đá đó nữa. Nhưng trời mưa, đất và đá đầy rêu trơn trượt, nước mưa ngấm vào đất làm cho các cây dễ bị nhổ khỏi đất hơn, khiến con đường này cũng không dễ dàng hơn việc đu dây lên vách đá là mấy. Hàng ngàn khó khăn đang đợi chúng tôi phía trước.
Chúng tôi lại phải đu dây lên một vách đá khác thấp hơn, khi lên khỏi vách đá đó, chúng tôi thấy con đường mòn và chúng tôi quyết định đi theo nó mà không quay ngược lại theo đường cũ để quay về đỉnh 3 như dự định ban đầu.
Chiếc lán của kiểm lâm chúng tôi gặp trên đường đi vào ngày chủ nhật, mang nhện giăng kín lán. |
Trời vẫn mưa, chưa khi nào tôi đi con đường hiểm nguy như vậy, con đường chỉ đặt vừa một bàn chân, sát mép đường là cỏ mọc che phủ. Nếu không quan sát cẩn thận, chúng tôi sẽ bước hụt chân xuống vạt cỏ mọc chìa ra mép vực đó vì nhầm tưởng đó là đường đi, và hiển nhiên, vực sâu hàng trăm mét phía dưới đang đợi. Có khi con đường chỉ là một thân cây gỗ tròn vo trơn trượt vì rêu ướt bắc cheo leo trên mép vực sát vách đá.
Những cô gái của chúng tôi vẫn rất kiên cường, cẩn trọng vượt qua những đoạn đường khó khăn ngay cả với con trai. |
Long và Hằng đứng ở đoạn đường nguy hiểm nhất, đường chỉ đặt vừa một bàn chân, cỏ mọc che phủ chìa ra mép vực, phía dưới là vực sâu hàng trăm mét |
Giữa trưa, chúng tôi vượt qua được con đường hiểm nguy nhất đến rừng trúc ở phía bên kia sườn núi, gió ào ạt thổi như bão. Quyết định rẽ phải, gần một giờ sau chúng tôi đến sát một mép vực khác, không còn cách nào khác là phải quay lại điểm xuất phát chỗ rừng trúc và rẽ trái. Chúng tôi chỉ biết được hướng của một số điểm trên GPS. Sau một hồi bàn bạc, chúng tôi quyết định đi về hướng Tây Bắc để đến Chùa Địa Ngục. Chúng tôi đang ở độ cao khoảng 1400m và cứ đi thẳng xuống khe núi phía dưới.
Thực ra đến ngày thứ 3 trong rừng, ai cũng trở nên sung sức do đã quen và thời tiết mát mẻ sau cơn mưa, thức ăn còn có thể dùng được trong 1 ngày nữa. Dù có thể đi tiếp, nhưng thực lòng tôi muốn trở về.
3 giờ chiều, chúng tôi gặp dòng suối, khi xuôi xuống theo suối, chúng tôi gào ầm lên vui mừng khi bắt gặp con đường mòn nhỏ dẫn vào Chùa Địa Ngục.
Hàng giờ đồng hồ đi bộ khoảng 8km nữa, chúng tôi có mặt ở Tam Đảo với những bắp chân mỏi nhừ, quần áo bẩn thỉu và ướt át.
Thức ăn và nước uống
Trước khi đi, tôi đã điện thoại để hỏi thăm thông tin những người bạn ở Tam Đảo - những người cách đây hàng trục năm vốn là những thợ săn lão luyện ở khu rừng này và quyết định mang 3 lít nước/người. Phần còn lại sẽ lấy ở suối dọc đường đi. Do thiếu kinh nghiệm, tôi đã không thể kiểm soát được việc sử dụng nước của cả đoàn, đến ngày chủ nhật, chúng tôi chỉ còn 1 chai nước cho 7 người với một hy vọng là trong ngày hôm đó chúng tôi sẽ đến được Hồ, vì khi chúng tôi đứng trên đỉnh 3 nhìn rất rõ hồ nước đó và hy vọng khi xuống thấp hơn, chúng tôi sẽ gặp suối.
Nhưng rõ ràng nhiều vấn đề không như dự đoán của chúng tôi. Khi đứng trên đỉnh núi, tôi dễ dàng xác định được phương hướng. Nhưng khi bị cả rừng cây bao vây che phủ, tôi chỉ nhìn được toàn những cây, cây và cây trước mặt.
Nhiều thành viên đã vất bớt đi một số vỏ chai nước vì nghĩ rằng chúng tôi sẽ đến đích theo kế hoạch (thực ra chai nước bị rơi ra do nhiều đoạn chúng tôi phải thả balo xuống trước thì người mới đi được, nhưng chúng tôi đã không nhặt lại những chai nước đó). Do tôi phải đi trước dò đường, rừng rậm, chỉ cách nhau 50 mét là không còn nhìn thấy nhau nữa, nên nhiều vấn đề không thể kiểm soát nổi ngoại trừ kinh nghiệm của từng cá nhân. Chúng tôi chỉ còn 3 vỏ chai cho đến tối ngày chủ nhật khi dựng lán tại vách đá đó.
Nhưng rắc rối về nước đã không xảy ra vì chúng tôi bắt gặp những khe nước nhỏ trên đường đi và 3 giờ sáng ngày thứ 2 trời đã đổ mưa. Khi đứng trên đỉnh 3, chúng tôi thấy sự khác biệt rõ rệt về thời tiết của 2 sườn núi: sườn núi phía Hồ Núi Cốc trời rất mù và nhiều mây, còn phía Tam Đảo trời lại rất quang. Theo đó, chúng tôi cho rằng phía sườn núi phía Hồ Núi Cốc sẽ có nhiều nước hơn. Rất may, dự đoán đó của chúng tôi là đúng.
Vì không có người dẫn đường, chúng tôi đã dự kiến đi lạc thêm một ngày nên đã chuẩn bị đồ ăn khá đầy đủ. Khi xuống chân núi, chúng tôi vẫn còn đồ ăn cho một ngày nữa.
Chúng tôi đã không đến được đích, nhưng rõ ràng cung đường đã thỏa mãn sự tò mò, háo hức, một chút ngu ngốc trong mỗi người. Chúng tôi chỉ là những người đã cố học hỏi những điều mới lạ với một sự mạo hiểm và thận trọng cần thiết.
Cao thủ đô vật tranh tài anh hùng ở Tam Đảo
Hội vật đầu năm mới làng Hà, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) diễn ra chiều 3/2 với sự tham dự của 400 khán giả là khách thập phương và người dân trong xã Hồ Sơn.
Phượt thủ tử nạn sau chuyến ''bão đêm'' Tam Đảo
4h ngày 8/1, hai phượt thủ đi trên xe máy đã va chạm với một ôtô tải trên đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), khiến cả hai người trên xe đều tử vong.