- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Hành trang phượt cần mang khi trekking xuyên rừng
Mỗi năm có hàng ngàn bạn trẻ xách ba lô lên và đi tận hưởng niềm vui du lịch bụi của mình. Mỗi người có thời gian, cung đường, mục đích cũng như mức độ thử thách của chuyến đi khác nhau nhưng tựu trung đều muốn khám phá cuộc sống và thử thách mình.
Ngoài lề chút: Kiểu du lịch backpacking đã có từ lâu ở các nước tiến bộ, trong đó các backpacker tự mình đi trải nghiệm thiên nhiên, các nền văn hóa khác nhau với một lượng hành trang gọn nhẹ. Hình thức này ở Việt Nam có thể hiểu là dã ngoại, picnic, trekking, du lịch bụi, du lịch ba lô hay du lịch khám phá. Gần đây các bạn trẻ hay dùng các từ lóng như “du lịch phượt”, “đi phượt” hay “phượt” để chỉ các hình thức này.
Với những chuyến đi xuyên rừng, mục đích chính là tận hưởng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, có những bức ảnh và kỷ niệm khó quên trong suốt hành trình. Tuy nhiên vẫn có những nguy hiểm tiềm tàng: lạc đường, tai nạn… và vô số những chuyện không lường trước được. Đứng trước những hoàn cảnh này, nếu bạn có kỹ năng sinh tồn tốt và sự “sắp sẵn” các dụng cụ sinh tồn thì khả năng sống sót của bạn sẽ rất cao. Vậy cần chuẩn bị những gì để sẵn sàng trong mọi hoàn cảnh?
Một cách tương đối, con người ta sẽ chết ngạt nếu thiếu oxy 3 phút, chết cóng nếu bị phơi mình ngoài trời 3 giờ, chết khát sau 3 ngày và chết đói sau 3 tuần. Do đó ta nên chuẩn bị các dụng cụ sinh tồn theo thứ tự ưu tiên như trên. Bài viết này nêu ra 10 nhóm dụng cụ cơ bản nhất giúp bạn sống sót cho đến khi tìm được lối thoát – hoặc để đội cứu hộ tìm thấy bạn. Danh sách có ý nghĩa tham khảo, bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh sao cho phù hợp với túi tiền, khả năng, sở thích của mình. Các vật dụng này nên được tính toán kỹ để gọn gàng, nhẹ nhàng và đặc biệt luôn ở bên bạn khi cần thiết.
1. Dụng cụ cắt, gọt: dao dã ngoại, cưa, rìu
2. Lều hay bạt tăng để che chắn
3. Vật dụng tạo lửa
4. Bình nước
Khi leo núi hãy uống nước thường xuyên (theo ngụm nhỏ) để lấy lại sức và tăng khả năng hấp thụ oxy.
5. Dây các loại
6. La bàn – bản đồ
7. Túi y tế cá nhân
Các loại thuốc trị cảm, sốt, tiêu chảy, hạ sốt, kháng sinh, bông băng, thuốc đỏ, Vitamin, thuốc bổ và kẹo Snicker (một loại kẹo cung cấp năng lượng rất cao) là không thể thiếu. Vaselin dùng chống nứt nẻ môi cũng rất cần thiết.
8. Đèn pin
9. Băng keo
10. Kim chỉ
11. Hãy chú ý mang theo nhiều… bao cao su!
Với dân chơi thể thao mạo hiểm, đây là một món đồ không thể thiếu bởi ngoài chức năng mặc định được hiểu rộng rãi, bao cao su có vai trò rất quan trọng bởi tính đa dụng của nó: quấn lại có thể làm ga-rô cầm máu, khi thổi lên trở thành bao đựng điện thoại, micro, máy nghe nhạc, máy ảnh và cả máy quay phim (!). Thậm chí, nếu lấy áo trùm bên ngoài, nó sẽ trở thành phao để bơi qua sông!
*P/s Các bạn cũng không nên quên đem theo sổ và bút để ghi lại nhật ký hành trình, giúp giữ lại những cảm xúc, kinh nghiệm mà bạn cảm nhận về chuyến đi
10 lời khuyên để có chuyến du lịch vòng quanh thế giới hoàn hảo
Nếu bạn có ý định du lịch vòng quanh thế giới trong dịp năm mới này thì hãy tham khảo 10 lời khuyên dưới đây để có một chuyến đi suôn sẻ.
10 vật lạ không thể đem lên máy bay
Nếu không muốn gặp rắc rối với cửa an ninh bạn nên bỏ lại những vật dụng như vợt cầu lông, nhiệt kế thực phẩm hay bật lửa zippo trước khi lên máy bay.
Bí quyết du lịch thông minh trong dịp Tết Nguyên đán
Sự chuẩn bị và lên kế hoạch từ sớm giúp đảm bảo chuyến du lịch dịp nghỉ Tết 9 ngày của bạn diễn ra thú vị và suôn sẻ.
Kinh nghiệm để không bị say và mệt mỏi khi du lịch trên biển
Những chuyến du lịch trên biển dài ngày có thể khiến bạn cảm thấy say sóng, mệt mỏi hoặc một số bệnh như ngộ độc, cảm cúm... Sau đây là những kinh nghiệm để không bị say và mệt mỏi khi du lịch trên biển.
Sắp ra mắt siêu du thuyền O''pari 3, ''khách sạn nổi'' xa hoa trên biển
Được thiết kế bởi Giorgio và Stefano Vafadis trong một thời gian kỷ lục tại nhà máy đóng tàu Golden Yachts, siêu du thuyền O''Pari 3 sẽ sớm ra mắt giới mê du thuyền trên khắp thế giới.