- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Gợi ý 10 địa điểm lễ chùa đầu năm ở Hà Nội "cầu là được"
Nội dung
- 1. Gợi ý 10 địa điểm đi lễ chùa đầu năm ở Hà Nội
- 1.1. Tứ Trấn Thăng Long
- 1.2. Chùa Trấn Quốc – ngôi chùa thiêng nhất ở Hà Nội
- 1.3. Phủ Tây Hồ
- 1.4 Điểm lễ chùa đầu năm nổi tiếng tại Hà Nội: Đền Ngọc Sơn
- 1.5. Điểm lễ đầu năm cầu công danh sự nghiệp: Văn Miếu Quốc Tử Giám
- 1.6. Chùa Quán Sứ – ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Hà Nôi
- 1.7. Địa điểm lễ chùa đầu năm cầu duyên nổi tiếng tại Hà Nội: Chùa Hà
- 1.8. Đi lễ đầu năm tại Chùa Cổ Loa
- 1.9. Chùa Phúc Khánh ngôi chùa thờ Phật vừa có thêm ban thờ Mẫu tại Hà Nội
- 1.10. Chùa Bia Bà địa điểm lễ chùa đầu năm tại quận Hà Đông
- 2.Kinh nghiệm đi lễ chùa đầu năm
- 2.1. Thời điểm thích hợp để đi lễ đầu năm
- 2.2. Trang phục khi lên chùa ngày đầu năm
- 2.3. Chuẩn bị đồ lễ lên chùa, đình sao cho đúng?
- 2.4. Cách dâng hương lễ trong chùa, đình
- 2.5. Nên cầu gì khi lễ chùa đầu năm?
- 2.6. Một số lưu ý khác:
Đã thành một nét đẹp truyền thống của người Việt, những ngày đầu năm mới, nhiều gia đình cùng đi lễ chùa đầu năm để cầu may mắn, vạn sự tốt đẹp đến cho cả gia đình và người thân. Cùng Tadiha.com tìm hiểu ngay 10 địa điểm lễ chùa đầu năm tại Hà Nội được
Đã thành một nét đẹp truyền thống của người Việt, những ngày đầu năm mới, nhiều gia đình cùng đi lễ chùa đầu năm để cầu may mắn, vạn sự tốt đẹp đến cho cả gia đình và người thân. Cùng Tadiha.com tìm hiểu ngay 10 địa điểm lễ chùa đầu năm tại Hà Nội được người dân ghé đến nhiều nhất ngay dưới đây!
1. Gợi ý 10 địa điểm đi lễ chùa đầu năm ở Hà Nội
Với những kinh nghiệm đi lễ chùa ngày đầu năm trên, bạn có thể lựa chọn cho mình 1 địa điểm phù hợp dưới đây để đi lễ đầu năm cầu may mắn.
1.1. Tứ Trấn Thăng Long
Tứ trấn Thăng Long là điểm đi lễ đầu năm không thể bỏ qua của người dân Hà Nội vào dịp năm mới mà với người dân cả nước đây cũng là một trong những điểm đến hấp dẫn qua nếu có đến thủ đô. Tứ trấn Thăng Long bao gồm 4 địa điểm trấn giữ 4 hướng của Hà Nội đó là: Đền Bạch Mã trấn phía Đông; Đền Voi phục trấn phía Tây; Đền Kim Liên trấn phía Nam; Đền Quan Thánh trấn phía Bắc.
Việc đi lễ này đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa tâm linh, nhưng lễ sao cho đúng cách, nên cầu gì, kiêng gì ở mỗi ngôi đền? Bạn có thể tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây:
1.2. Chùa Trấn Quốc – ngôi chùa thiêng nhất ở Hà Nội
- Địa chỉ: ở phía Đông bên Hồ Tây, nằm ở phía cuối đường Thanh Niên thuộc quận Tây Hồ , Hà Nội
- Nhận chỉ đường đến chùa Trấn Quốc
- Giờ mở cửa:
- 8am đến 4pm hàng tuần, riêng giao thừa đền mở hết đêm.
- Ngày mồng 1 và ngày rằm: 6am đến 8pm.
- Giá vé : miễn phí, phí gửi xe 5k/người
Với lịch sử hơn 1500 năm tuổi đời, chùa Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời bậc nhất tại kinh thành Thăng Long, từng là trung tâm Phật Giáo của Kinh thành Thăng Long thời Lý và Trần. Ngày nay, chùa được mệnh danh là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất tại Hà Nội không chỉ là nơi lui tới cầu an của các Phật tử mà còn là điểm vãn cảnh lý tưởng cho du khách.
Người dân Hà Nội thường ghé lại chùa Trấn Quốc vào những hôm rằm, mồng một, ngày lễ Tết để cầu bình an, chúc hạnh phúc và tìm kiếm sự thư thái trong tâm hồn sau những ngày làm việc bộn bề, mệt mỏi. Bạn cũng nên lưu ý đến trình tự lễ hương trong chùa Trấn Quốc đó là đi từ tiền đường, thiêu hương, thượng điện, nhà thờ tổ, nhà bia
Ngoài việc lễ bái, việc thưởng thức cảnh đẹp xunh quanh chùa cũng là một trong những hoạt động không thể bỏ qua. Ngay từ cổng tam bảo khoảng 15m sẽ được chiêm ngưỡng vườn tháp, nổi bật nhất là một tòa bảo tháp cao 11m, 9 tầng với khoảng 66 pho tượng. Một khu vực bạn không thể bỏ lỡ là nơi trồng cây bồ đề tại chùa. Đây là cây bồ đề được tổng thống Ân Độ Prasat mang từ sứ sở của Phật Giáo tới trao tận tay cho Bác Hồ. Hàng năm, có hàng triệu khách du lịch đổ về đây để hành hương khấn phật và bái lễ trước cây bồ đề này.
Ngoài ra, khi lễ xong tại đền bạn có thể tranh thủ du xuân tại các điểm du lịch gần chùa Trấn Quốc như: Hồ Tây, đền Quán Thánh, Hoàng thành Thăng Long, Lăng Bác, Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, Bảo tàng Quân Sự Việt Nam, Thành cổ Hà Nội, quần thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám.
1.3. Phủ Tây Hồ
- Địa chỉ: Đường Xóm Chùa, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
- Nhận chỉ đường đến Phủ Tây Hồ
- Giờ mở cửa:
- 5am đến 19pm hàng tuần, riêng giao thừa đền mở hết đêm.
- Ngày mồng 1 và ngày rằm: 6am đến 8pm.
- Giá vé : miễn phí, phí gửi xe 5k/người
Phủ Tây Hồ thờ Chúa Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Thánh Mẫu), là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ, mà bản chất là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam.
Khi đi lễ tại Phủ du khách sẽ lễ theo trình tự các ban như sau: Lễ ở phủ chính => Điện Sơn Trang => Lễ ở lầu cô, lầu cậu. Mỗi đợt lễ lại có các ban cần theo đúng thứ tự, đễ không bị nhầm lẫn bạn có thể tham khảo trình tự dưới đây.
Trước tiên, lễ ở Phủ Chính với 3 lớp với 3 nếp của tam quan:
- Lớp thứ nhất thờ Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh và Hội đồng các quan.
- Lớp thứ hai là cung Tam toà, ban thờ này không có tượng mà chỉ có ngai và ở đây không có ban thờ Tứ phủ chầu Bà.
- Lớp thứ ba thờ Tam tòa Thánh Mẫu.
Tượng Mẫu Liễu Hạnh được đặt ở giữa, mặc áo đỏ và trùm khăn đỏ,thắp hương trước. xong qua lễ bên trái thấp hơn sẽ là Mẫu Thượng Ngàn, mặc áo xanh và trùm khăn xanh,bên phải là bàn thờ Mẫu Thoải, mặc áo trắng và chùm khăn trắng. Ba vị mẫu là đại diện cho năng lực tạo nên chúng sinh muôn loài, là cội nguồn của sự sống và đưa đến cho con người cuộc sống hạnh phúc ấm no.
Tiếp theo sẽ lễ ở Điện Sơn Trang: Điện Sơn Trang là nơi thờ Thượng Ngàn Thánh mẫu – vị mẫu đứng ngôi thứ 2 trong Tam Tòa Thánh Mẫu được đặt bên phải phủ chính.
Cuối cùng đến lễ ở lầu cô, lầu cậu: Lầu cô lầu cậu nằm ở bên ngoài và tọa lạc ở hai bên trái phải của phủ chính. Đây là nơi thờ những người cận hầu của các vị quan trong Phủ.
Phủ Tây Hồ là nơi nổi tiếng để lễ chùa đầu năm tại Hà Nội đến cầu tài lộc, sự may mắn bình an mang đến cho gia đình và bản thân mỗi người. Hàng năm Phủ Tây Hồ thu hút đông đảo đảo lượng du khách thập phương đến cầu tài lộc.
Tuy nhiên lưu ý ở đây đó là vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, Phủ Tây Hồ sẽ rất đông với hàng ngàn lượt khách đến mỗi ngày. Đặc biệt vào mồng 1, 2, 3 Tết và vào khoảng thời gian 10h – 16h hàng ngày nơi đây sẽ có lượng khách đông nhất. Khách vãn cảnh nên sắp xếp thời gian đi phủ du xuân sau Tết sẽ hợp lý hơn là đi vào những ngày trong Tết.
1.4 Điểm lễ chùa đầu năm nổi tiếng tại Hà Nội: Đền Ngọc Sơn
- Địa chỉ: Hà Nội nằm trên đảo Ngọc Sơn thuộc hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm), Hà Nội.
- Nhận chỉ đường đến đền Ngọc Sơn
- Giá vé tham quan:
- Người lớn: 30.000 vnđ/vé
- Trẻ em: 15.000 vnđ/vé
- Giờ mở cửa: Từ 7h – 18h vào tất cả các ngày trong tuần.
Đền Ngọc Sơn thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13. Du khách đến thăm đền Ngọc Sơn có thể ghé qua thăm các công trình liên hoàn như cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên, đình Trấn Ba được coi là một biểu tượng văn hóa của người dân Hà Nội.
Ngày nay khi đến ngày thi cử, đền Ngọc Sơn phù hợp cho việc sĩ tử đến lễ trước khi diễn ra các kỳ thi để thành tâm cầu khấn, cầu xin gặp nhiều may mắn, đỗ đạt khoa trường. Lưu ý về cách hành lễ tại đền Ngọc Sơn: đầu tiên lễ ở nếp ngoài nơi Bái đường, tiếp lễ ở nếp giữa là nơi thờ Văn Xương, Quan Vũ, Lã Tổ. Cuối là lễ ở nếp sau là nơi thờ Đức Thánh Hưng Đạo Vương.
Một lưu ý khác khi bạn tham quan tại đền Ngọc Sơn đó là du khách nên ăn mặc lịch sự. Du khách mặc chưa kín đáo sẽ được Ban quản lý đền Ngọc Sơn cho mượn miễn phí áo khoác dài để tiếp tục cuộc tham quan. Tuy nhiên, nếu bạn muốn lưu lại những bức hình đẹp tại đây thì tốt hơn vẫn nên chuẩn bị nhưng bộ đồ hợp với phong cách của mình lại lịch sự đúng với quy định ở đây nhé!
1.5. Điểm lễ đầu năm cầu công danh sự nghiệp: Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Địa chỉ: 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
- Nhận chỉ đường đến Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Giá vé tham quan:
- Người lớn: 30.000 đồng
- Trẻ em: 15.000 đồng
- Giờ mở cửa: 8h00 – 17h00
Là trường đại học đầu tiên của nước ta, Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những điểm lễ chùa đầu năm linh thiêng để người dân cầu công danh, đỗ đạt, sự nghiệp thăng tiến. Mọi người tìm về đây để được tiếp thêm động lực từ những bảng vàng rực rỡ của ông cha, nạp vào nguồn năng lượng tràn đầy để vững tin trong hành trình nỗ lực học tập và khám phá tri thức nhân loại.
Bên cạnh đó, ngày nay Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức hội thơ, là nơi khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc. Đồng thời, đây cũng là điểm hẹn “xin chữ” của người dân thủ đô trong những ngày tết truyền thống với ước mong năm mới an lành; hoặc trong những mùa thi quan trọng của đất nước với niềm tin đỗ đạt của các “sĩ tử”.
Để đi lễ tại Quốc Tử Giám bạn nên lưu ý thứ tự đi dưới đây: Đi lễ từ ngoài vào trong.
Bắt đầu là khu vực 1 ,cổng chính có 3 chữ “Văn Miếu Môn. Đến khu vực 2 bắt đầu bằng cổng “Đại Trung Môn. Khu vực 3 bắt đầu bằng “Khuê Văn Các” (gác đẹp của sao Khuê, một sao trong nhị thập bát tú, chủ về văn chương thi phú).
Các bạn có thể dừng chân ngay giữa khu này để ngắm nhìn Hồ Thiền Quang (giếng trời trong sáng) . Khu vực 4 bắt đầu từ Đại Thành Môn ,chú ý dâng hương ở nhà Đại bái và Hậu cung. Khu vực 5 bắt đầu bằng “Thái Học Môn” dẫn vào nhà Thái Học, nguyên là Quốc Tử Giám lập từ đời Lý, có thể ví như trường đại học đương thời
1.6. Chùa Quán Sứ – ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Hà Nôi
- Địa chỉ: số 73 phố Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Nhận chỉ đường đến chùa Quán Sứ
- Giờ mở cửa: 6h00 – 19h00
Ngôi chùa cổ nổi tiếng nằm ở trung tâm Thủ đô thờ Phật, hậu đường thờ quốc sư triều Lý là Thiền sư Khuông Lộ. Chùa Quán Sứ là nơi mà nhiều du khách thập phương chọn làm điểm đến trong đầu năm mới. Mọi người cầu chúc sức khỏe, bình an và may mắn cho cả một năm dài.
Đi vào cổng Tam Quan, chú ý đi cổng nhỏ bên tay phải. Bước lên 11 bậc thềm là tới Điện phật. Thứ tự lễ trong Điện bắt đầu từ gian trong cùng ( gồm 3 bậc). Lễ ba vị Tam Thế Phật trên bậc cao nhất, kế tiếp lễ Phật A-di-đa và hai Quan Thế Âm và Đại Thế Chí ở hai bên.Xuống bậc dưới, ở giữa lễ Phật Thích Ca và hai bên là A – Nam – Đà và Ca – diép. Cuối là lễ ở bậc dưới thờ tượng Quan Âm và Địa Tạng.
Lễ hết gian trong cùng, bạn sang gian bên Phải thờ Lý Quốc Sư ( tức Thiền sư Minh Không) với 2 thị giả. Kết thúc lễ tại gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Phía trong là Thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng.
Ngoài ra, Chùa Quán Sứ có hội to nhất năm được tổ chức vào ngày 15/4 âm lịch, là ngày kỷ niệm Đức Phật Đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn. Nếu có dịp, bạn cũng có thể đến chùa vào dịp này để cầu may mắn và bình an trong ngày Đại lễ.
Chùa Quán Sứ ngay giữa trung thâm thành phố Hà Nội vì thế rất gần các địa danh nổi tiếng mà bạn có thể ghé qua: Nhà tù Hỏa Lò, bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Ga Hà Nội, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hồ Hoàn Kiếm, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh,…
1.7. Địa điểm lễ chùa đầu năm cầu duyên nổi tiếng tại Hà Nội: Chùa Hà
- Địa chỉ: Chùa Hà, Cầu Giấy, Hà Nội
- Nhận chỉ đường đến chùa Hà
- Giờ mở cửa: 8h – 18h
- Giá vé vào cửa: Miễn phí
Chùa Hà nổi tiếng là cầu duyên, “đi thì lẻ bóng về thì có đôi”. Người dân tới Chùa Hà thường là các bạn trẻ cầu nguyện trước các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu để cầu được bình an, vạn sự hanh thông, duyên tình tròn vẹn.
Đến cầu duyên ở chùa Hà rất đơn giản, sắm lễ ngay bên ngoài có hẳn dãy phố bán hoa hồng, tiền vàng, hoa quả, bánh trái. Sau khi sắm hương hoa nến bạn nhờ ông lão ngoài cửa chùa viết sớ (3 tờ sớ đặt ở 3 ban) 1 sớ ban Tam Bảo,1 sớ ban Đức Chúa Ông,1 sớ ban Mẫu, rồi mua thêm hoa hồng (3 bông, cầu duyên thì mua hoa, cầu cái khác thì không cần), bánh kẹo hoặc hoa quả gì đó, đặt lên ban rồi khấn. Dâng sớ cùng đồ lễ từng ban. Bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn đi chùa Hà cầu duyên chi tiết của Tadiha.com dưới đây!
1.8. Đi lễ đầu năm tại Chùa Cổ Loa
- Địa chỉ: xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội
- Nhận chỉ đường đến chùa Cổ Loa
- Giờ mở cửa: 8h – 18h
- Giá vé vào cửa: Miễn phí
Chùa Cổ Loa có tên khác là Chùa Bảo Sơn hay Bảo Sơn Tự. Ngôi chùa nằm ngay sau khu di tích Cổ Loa nên thuận tiện cho việc chiêm bái của du khách đến tham quan khu di tích Cổ Loa, một trung tâm chính trị – quân sự, một trung tâm nông nghiệp lúa nước, một trung tâm luyện kim lớn thời cổ đại ở nước ta.
Ở Cổ Loa mình có câu “Chết thì bỏ con bỏ cháu/ Sống thì không bỏ mồng sáu tháng Giêng’. Ngày này là Lễ hội Cổ Loa đến đây bạn sẽ được xem rước kiệu, chơi các trò chơi dân dan độc đáo như phi lao, đánh đu, xem vật truyền thống, cờ tướng…”. Ngoài ra đã đến chùa Cổ Loa, bạn hãy đi thăm di tích thành Cổ Loa gồm Giếng Ngọc, TưỢng Cao Lỗ, am Mị Châu, hay ghé qua đền An Dương Vương, Đình Tây Đằng
1.9. Chùa Phúc Khánh ngôi chùa thờ Phật vừa có thêm ban thờ Mẫu tại Hà Nội
- Địa chỉ: 382 phố Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
- Nhận chỉ đường đến chùa Phúc Khánh
- Giờ mở cửa: 8h – 18h
- Giá vé vào cửa: Miễn phí
Tuy nằm trong khu dân cư đông đúc, chật hẹp nhưng chùa Phúc Khánh được đông đảo người dân và các phật tử tìm đến chiêm bái, cầu an. Đặc biệt vào dịp đầu năm chùa Phúc Khánh được nhiều người lựa chọn là nơi lễ Phật cầu an, làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm.
Hàng năm vào 14-15 tháng Giêng, chùa tổ chức Đại lễ cầu an lớn nhất năm. Chùa mở cửa từ sáng sớm nhưng đến đầu giờ chiều là chật kín người mang lễ. Nhà chùa phải đóng cửa từ 17h để hạn hế tình trạng đông đúc chen lấn nên nếu bạn có đến cầu an hãy chủ động đi từ sớm để xếp lễ. Tối 15 tháng Giêng (2/3), tại chùa còn tiến hành cúng giải hạn sao Thái Bạch.
Lưu ý thứ tự hành lễ trong chùa Phúc Khánh: Tiền Đường (lễ 2 bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, 2 bệ thờ Đức ông và Giám trai), Hậu Cung(lễ tượng Cửu Long, hai bên là tượng Phạm Thiên và Đế Thích, lớp tượng Quan Âm, tượng Phật Niêm Hoa, A Di Đà Tam tôn ,Tam thế), Điện Mẫu, Nhà Tổ(các vị sư từng trụ trì tại chùa đã viên tịch), Nhà khách và nhà trai dùng để tiếp đón bà con, quý phật tử.
Đến thăm chùa bạn có dịp được ngắm những di vật trong chùa và 20 pho tượng được tạc vào thế kỷ XVIII mang đậm phong cách nghệ thuật Tây Sơn, bia đá 21 tấm, sớm nhất là bia Chính Hòa 19 (1698). Chuông đồng 3 quả, 1 quả thời Cảnh Thịnh 4 (1796),… Đặc biệt là có dịp thỉnh chuyện với Thượng tọa Thích Thanh Quyết – một bậc cao tăng nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam về chùa trụ trì.
1.10. Chùa Bia Bà địa điểm lễ chùa đầu năm tại quận Hà Đông
- Địa chỉ: La khê, Hà Đông, Hà Nội
- Nhận chỉ đường đến chùa Bia Bà
- Giờ mở cửa: 8h – 18h
- Giá vé vào cửa: Miễn phí
Những ngày đầu năm mới, hàng ngàn du khách thập phương đổ về chùa Bia Bà để thắp hương cầu tài, cầu lộc với quan niệm ‘Cầu duyên thì đến chùa Hà, cầu tài, cầu lộc thì đi Bia Bà’. Chùa Bia Bà là đia điểm lễ chùa đầu năm nổi tiếng linh thiêng, vào những ngày đầu năm mới hay những ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng luôn tấp nập người đi lễ.
Bia Bà nằm bên phải sân đình La Khê, điện thờ gồm: Chính điện thờ Thánh Bà, Hữu điện thờ đệ nhất công chúa và Tả điện thờ đệ nhị công chúa. Khi đến dâng hương, mâm sắm lễ tùy tâm từng người, nhưng chủ yếu là các lễ chay như hương, hoa tươi, bánh, quả chín, trầu cau và một ít tiền lẻ.
Đặc biệt là vào ngày mồng 1 phường La Khê, quận Hà Đông tổ chức lễ dâng hương đình, chùa Bia Bà nhằm tôn vinh công lao của Hoàng phi Trần Thị Hiền đời Vua Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh). Vì chùa nằm trong quần thể di tích văn hóa La Khê, Hà Đông, Hà Nội. nên bạn có thể tranh thủ đi lễ tại cụm di tích gồm đình La Khê, chùa Diên Khánh và đền Đức Thánh Bà.
2.Kinh nghiệm đi lễ chùa đầu năm
Để chuyến đi suôn sẻ, mang nhiều may mắn bạn nên tham khảo một số kinh nghiệm đi lễ chùa ngày đầu năm dưới đây:
2.1. Thời điểm thích hợp để đi lễ đầu năm
Theo phong tục xưa của người Việt, việc đi chùa vào mùng 1 tết, hoặc ngay trong đêm giao thừa là để cầu may cho cả năm tới, đi để rước lộc về nhà. Tùy theo hoàn cảnh của từng người mà có thể đi lễ chùa càng sớm càng tốt. Nếu bạn không thể đi chùa vào ngày đầu tiên năm thì có thể chọn những ngày sau:
- Ngày mùng 2, 3: là lễ đón Hỷ thần (may mắn, hạnh phúc), đón tài thần. Vậy nên, đi chùa vào 2 ngày này sẽ được cầu nhiều tài lộc, tiền bạc dư giả nguyên năm.
- Ngày mùng 4: theo tục lệ là ngày các gia đình đón các vị thần từ thiên đình về hạ giới cai quản một năm. Nếu đi chùa vào ngày này và thành tâm, thì điều bạn mong muốn sẽ được linh ứng và dễ thành hiện thực, đặc biệt những ai muốn cầu tình duyên có thể chọn ngày này.
- Mùng 6: Theo quan niệm của ông bà ta thì mùng 6 là ngày bình an, và mùng 6 năm nay cũng là ngày rất tốt để xuất hành cho các chuyến đi. Vậy nên, đi chùa vào ngày này cầu mong bình an, sức khỏe, gia đạo sẽ rất tốt.
2.2. Trang phục khi lên chùa ngày đầu năm
Theo quan niệm đạo Phật, ở nơi cửa chùa linh thiêng thì sự tôn nghiêm luôn được đưa lên hàng đầu, nên việc lựa chọn trang phục làm sao cho đúng là rất quan trọng. Gợi ý trang phục phù hợp để bạn đi chùa ngày Tết là :
- Áo dài đỏ: được cho là mang lại nhiều may mắn, tôn lên vẻ đẹp đằm thắm của người con gái Việt
- Áo dài nhung: Phù hợp với tiết trời se lạnh
- Áo dài cách tân cho các bạn trẻ nhưng không quá ngắn
- Ngoài ra, nếu thường xuyên đi lên chùa, bạn có thể chuẩn bị luôn một bộ quần áo Phật tử dành riêng cho lễ chùa phù hợp với cả gia đình
Lưu ý: Đi lễ tại các đình thờ bạn cũng có thể lựa chọn các trang phục tương tự như khi lên chùa.
2.3. Chuẩn bị đồ lễ lên chùa, đình sao cho đúng?
Một trong nhưng việc quan trọng bạn không nên quên khi đi lễ đó là chuẩn bị đồ cúng tại các chùa, đình thờ. Tùy vào mỗi trường hợp mà các đồ lễ cũng khác nhau, đặc biệt bạn nên lưu ý đồ lễ khi chuẩn bị lên chùa, và khi vào đình, miếu lại rất khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý ngay dưới đây.
Đồ lễ ở chùa: Sắm các lễ chay như: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… Đặc biệt, hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
Với đồ lễ ở đình, bạn có thể chọn một trong những lễ sau khi đi lễ ở đình:
- Lễ chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…
- Lễ mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.
- Lễ đồ sống: Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống.Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.
- Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần…
- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn
2.4. Cách dâng hương lễ trong chùa, đình
Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện… Bạn cũng nên lưu ý khi lễ tại đình chùa có một số khác biệt dưới đây như:
- Cách dâng hương tại chùa
Đi vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái), đồng thời không dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua bậu cửa. Mỗi chùa có một kiến trúc, một cách xếp đặt các gian nhà, điện thờ khác nhau. Tuy nhiên, có một cách hành lễ khá cơ bản có thể áp dụng ở các chùa, đó là: từ trái sang phải, thuận theo chiều kim đồng hồ.
Bước vào chùa, việc đầu tiên bạn cần làm là chào Trụ trì và xin phép được đi lễ chùa. Sau đó, bạn bắt đầu hành lễ từ ban thờ Đức Ông rồi đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức
- Cách thắp hương hành lễ tại đình
Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình (lễ cáo Thần linh thổ địa nơi mình dâng lễ). Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ. Kế đến là đặt lễ vào các ban (ban cô, ban cậu, ..)
Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước. Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa. Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc trả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
2.5. Nên cầu gì khi lễ chùa đầu năm?
Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Vào đình, đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…
2.6. Một số lưu ý khác:
- Cách xưng hô khi đi lễ trên chùa: Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.
- Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào Tam Bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc Tam Bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán.
- Khi đi lễ chùa, bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật.Chỉ cắm 1 nén hương vào bát hương, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Người đi chùa không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ…
- Không đặt tiền lên các ban, các mâm quả, vào tay/người tượng Phật/Thánh … mà cho vào hòm công đức
- Trước khi đi lễ không nên ăn những thực phẩm chế biến có Tỏi
Với 10 gợi ý về địa điểm lễ chùa đầu năm tại Hà Nội, chắc chắn bạn đã lựa chọn được cho mình một địa điểm đi thích hợp địp đầu năm vừa để cầu may mắn, cầu công danh, cầu tình duyên thì đây cùng làm một trong những địa điểm du xuân lý tưởng. Comment ngay nếu bạn có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào về bài viết ở dưới phần bình luận, Tadiha.com sẽ giải đáp cho bạn sớm nhất có thể.
Mách bạn kinh nghiệm đi lễ Thăng Long tứ trấn đầu năm ĐÚNG CÁCH
Người Hà Nội xưa có truyền thống đầu năm đi lễ nhất định phải đến Thăng Long tứ trấn : Đền Bạch Mã trấn phía Đông; Đền Voi phục trấn phía Tây; Đền Kim Liên trấn phía Nam; Đền Quan Thánh trấn phía Bắc. Việc đi lễ này đã trở thành một nét đẹp trong truyền
Gợi ý 10 địa điểm mua giỏ quà Tết Hà Nội 2021 rẻ đẹp
Giỏ quà Tết là một trong những món được nhiều người lựa chọn nhất để gửi gắm đến người nhận một lời chúc ngày đầu năm. Tuy nhiên, làm sao để lựa chọn được một giỏ quà vừa túi tiền, có mẫu mã đẹp lại có chất lượng sản phẩm tốt? Tadiha.com xin gợi ý đến bạ
Gợi ý 10 địa điểm lễ chùa đầu năm ở Hà Nội “cầu là được”
Đã thành một nét đẹp truyền thống của người Việt, những ngày đầu năm mới, nhiều gia đình cùng đi lễ chùa đầu năm để cầu may mắn, vạn sự tốt đẹp đến cho cả gia đình và người thân. Cùng Tadiha.com tìm hiểu ngay 10 địa điểm lễ chùa đầu năm tại Hà Nội được
Tìm hiểu Thủ Đô qua 10 di tích lịch sử Hà Nội NỔI TIẾNG
Hà Nội – trái tim Việt Nam, là nơi mà mỗi người con nước Việt đều dành một tình cảm yêu mến sâu sắc khi nhắc về. Vậy để tìm hiểu mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến ấy, mời bạn đọc cùng Tadiha.com lần lượt đi qua 10 di tích lịch sử Hà Nội – nơ
10+ Địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng tham quan trong ngày
Hà Nội có địa điểm du lịch nào nổi tiếng tham quan trong ngày? Hãy tham khảo ngay danh sách các địa điểm du lịch ở Hà Nội nổi tiếng nhất mà Tadiha.com gợi ý dưới đây nếu bạn đang lên kế hoạch chuẩn bị cho chuyến thăm Thủ đô sắp tới của mình nhé!