- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Giới thiệu về Nhà cổ Bình Thủy - Ngôi nhà cổ nhất ở Cần Thơ
Nội dung
- 1. Địa chỉ nhà cổ Bình Thủy
- 2. Lịch sử xây dựng nhà cổ Bình Thủy
- 3. Kiến trúc nhà cổ Bình Thủy
- 4. Vườn lan Bình Thủy và kho cổ vật
- 5. Ý nghĩa bảy bộ ghế đá ở nhà cổ Bình Thủy
- 6. Câu chuyện kì bí về nhà cổ Bình Thủy
- 7. Phim trường của nhiều bộ phim nổi tiếng
- 8. Giá vé tham quan và giờ mở cửa
- 9. Những điểm du lịch gần nhà cổ Bình Thủy
- Đình Bình Thủy
- Chùa Nam Nhã
- Mộ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa
Còn được biết đến với tên gọi khác là “Tây Đô”, thành phố Cần Thơ nổi tiếng là vùng đất “gạo trắng nước trong”. Thu hút đông đảo du khách khắp nơi đến du lịch và khám phá, Cần Thơ trở thành một trong những điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Ghé thăm
-> Xem thêm: Khu di tích lịch sử Giàn Gừa - điểm tham quan mới ở Cần Thơ
Ngay sau đây, Nhà cổ Bình Thủy sẽ được Viet Fun Travel giới thiệu đến du khách thông qua bài viết "Giới thiệu về Nhà cổ Bình Thủy ở Cần Thơ".
1. Địa chỉ nhà cổ Bình Thủy
Nhà cổ Bình Thủy cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 10km, tọa lạc tại số 144 đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy.
Hình ảnh Nhà cổ Bình Thủy ở Cần Thơ
Đường đến đây khá dễ đi, chỉ cần qua cầu Bình Thủy quẹo trái vào khu chợ rồi chạy thẳng là đến nơi. Nếu du khách là người “mù đường” thì đừng ngại hỏi thăm người dân địa phương ở đây để biết được đường đến Nhà cổ Bình Thủy.
2. Lịch sử xây dựng nhà cổ Bình Thủy
Vào cuối thế kỉ 18 phía Tây Nam vàm sông Cần Thơ là vùng đất phù sa tươi mát quanh năm cây cối tốt tươi. Đây cũng là nơi thu hút nhiều người đổ về chọn làm nơi an cư lập nghiệp, trong đó có gia tộc họ Dương.
Tính đến nay, gia tộc này đã trải qua 6 thế hệ tiếp nối, trong đó đời thứ 3 là ông Dương Văn Vị cũng chính là người quyết định chọn vùng đất gần vàm rạch Bình Thủy làm nơi xây dựng cơ nghiệp.
Vào năm 1870 ngôi nhà được ông Dương Văn Vị xây dựng lần đầu tiên làm bằng gỗ, lợp ngói. Sau khi được đưa vào sử dụng khoảng thời gian gần 30 năm thì ngôi nhà này được ông Dương Văn Vị cho thiết kế và xây dựng lại.
Tuy nhiên đến năm 1904 thì ông Dương Văn Vị mất, con trai út là Dương Chấn Kỷ đã tiếp tục công việc xây dựng đến khoảng năm 1911 thì ngôi nhà mới hoàn thiện. Được biết ông Kỷ lúc bấy giờ là một thương gia giàu có thích tìm tòi cái mới lạ, nhất là về kiến trúc và nghệ thuật.
Thời điểm đó trào lưu Tây phương đang rất thịnh hành nên ông Dương Chấn Kỷ liền cho người xây dựng ngôi nhà này theo kiến trúc châu Âu. Ngôi nhà sau khi hoàn thành mang dáng dấp hình khối có kiến trúc độc đáo vừa mang nét cổ kính, trang nghiêm vừa thể hiện tính phóng khoáng, trang nhã.
Ngoài ra, vào những năm 1980, hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc họ Dương ông Dương Văn Ngôn là người có thú chơi hoa kiểng đã sưu tầm nhiều giống lan quý về trồng trong vườn tạo thành tổng thể nhà cổ Bình thủy và tồn tại cho đến ngày nay.
Có tuổi đời gần 150 năm, nhà cổ Bình Thủy là một trong những công trình kiến trúc cổ hiếm hoi còn khá nguyên vẹn ở Cần Thơ. Đây là điểm du lịch hứa hẹn sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị.
Ngôi nhà có tuổi đời gần 150 năm này được xây dựng bởi gia tộc họ Dương
3. Kiến trúc nhà cổ Bình Thủy
Kiến trúc nhà cổ Bình Thủy mang đậm dấu ấn Đông Tây. Đây là ngôi nhà phá vỡ quy tắc 3 gian truyền thống quen thuộc ở miền Tây. Ngôi nhà có diện tích 6.000 mét vuông được thiết kế chia thành 5 gian.
Đầu tiên là dãy rào cổng được thiết kế với hàng rào sắt chắn ngang có các cột bê tông làm trụ chính. Nếu nhìn sơ qua thì rất nhiều người lầm tưởng đây là hàng rào của một ngôi nhà hiện đại nào đó.
Vào bên trong du khách sẽ bắt gặp một cổng tam quan được xây dựng theo lối kiến trúc người Hoa. Cổng tam quan chếch về hướng bên phải có 4 cột trụ lớn với 2 trụ xi măng và 2 trụ gỗ. Hệ thống xà của cổng tam quan được làm bằng gỗ, mái lợp ngói men xanh. Trên cùng còn trang trí nhiều hình thù sống động như kỳ lân, cá vàng, hoa lá. Đặc biệt, tại đây có gắn hai bảng hiệu lớn: một bảng tiếng Hoa là “Phước An Hiệu” và một bảng tiếng Việt là “Phủ thờ họ Dương”.
Cổng tam quan ở Nhà cổ Bình Thủy
Khoảng sân phía trước nhà cổ Bình Thủy được lót bằng những hàng gạch tàu có tuổi đời gần 150 năm nhưng nhìn vào vẫn còn rất mới. Ở góc bên trái sân ông Dương Chấn Kỷ còn cho xây dựng một ngôi miếu nhỏ để thờ thổ thần.
Dẫn lên gian nhà chính là hai lối cầu thang màu vàng nổi bật uốn lượn duyên dáng. Từ bên ngoài nhìn vào, nhà cổ Bình Thủy được xây dựng trên 1 nền móng khá cao ráo. Sở dĩ ngôi nhà này được thiết kế cao hơn những ngôi nhà bình thường khác là để phòng tránh việc ngập nước ở vùng đất miền Tây xưa.
Đặc biệt, theo tìm hiểu của Viet Fun Travel trong quá trình xây gian nhà chính, chủ nhân của nó đã cho lót một lớp muối hột dày khoảng 10cm dưới nền gạch bông – đây là kinh nghiệm dân gian được người Nam Bộ thường xuyên áp dụng trong việc xây nhà. Việc lót muối dưới nền nhà nhằm mục đích vừa xua đuổi côn trùng mang sự thông thoáng ngôi nhà vừa tránh những tà vật xâm hại theo quan niệm phong thủy.
Lối cầu thang dẫn lên gian nhà chính
Xung quanh căn nhà toàn bộ các bức tường đều được dán gạch. Mái nhà được lợp 3 lớp, hai lớp dưới có dạng hình lồng máng từ dưới nhìn lên rất thông thoáng. Cửa gỗ nhà cổ Bình Thủy được thiết kế theo phong cách nghệ thuật hiện đại. Trong gian nhà chính có ba bộ bàn ghế trông rất lộng lẫy: một bộ dành để tiếp khách, một bộ dành cho gia đình ăn cơm và một bộ dùng để trò chuyện. Căn nhà có tổng cộng 24 cây xà được làm bằng gỗ căm xe.
Nội thất bên trong căn nhà
Bên phải gian nhà từ ngoài nhìn vào là 2 bộ bình bông lớn cỡ to. Trên tường là những tấm bằng khen được treo rất ngay ngắn. Bên trái là những tấm ảnh lưu niệm từ đoàn làm phim, vài dòng ký gửi của các đạo diễn và một vài tờ báo nói về nhà cổ Bình Thủy được cắt ra.
Bên phải gian nhà có 2 bình bông cỡ lớn
Chính giữa nhà là một gian thờ lớn đúng theo kiểu truyền thống của người Nam Bộ xưa. Bộ bài vị, lư hương, đèn và những kiến trúc chạm trổ đều được bài trí rất tinh tế. Toàn bộ những nét điêu khắc của ngôi nhà đều được lấy từ hình tượng những con vật mang đến sự hưng thịnh cho gia chủ như dơi, chim, công, tôm, cua, rồng, phượng… Bên cạnh đó, hình ảnh mai, sen, cúc, trúc, lan cũng được đưa vào một cách khéo léo và tài tình.
Theo Giới thiệu về nhà cổ Bình Thủy ở Cần Thơ thì hiện nay ngôi nhà này vẫn do con cháu dòng họ Dương nằm giữ và làm chủ. Đây là ngôi nhà duy nhất trong 3 ngôi nhà cổ nổi tiếng nhất miền Tây bên cạnh nhà cổ Công tử Bạc Liêu ở Bạc Liêu và nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ở Đồng Tháp còn thuộc sở hữu tư nhân. Vào năm 2009, nhà cổ Bình Thủy đã được bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
-> Tham khảo: Những địa điểm du lịch đẹp ở Cần Thơ
4. Vườn lan Bình Thủy và kho cổ vật
Không chỉ nổi tiếng bởi gian nhà chính lộng lẫy và nguy nga, nhà cổ Bình Thủy còn nổi tiếng gần xa với vườn lan Bình Thủy và kho cổ vật phong phú vô cùng giá trị.
Vườn lan Bình Thủy
Như đã giới thiệu ở trên, Dương Văn Ngôn hậu duệ đời thứ năm của gia tộc họ Dương có thú chơi hoa kiểng. Ông Ngôn đã sưu tầm về vườn nhà rất nhiều giống lan quý hiếm từ khắp mọi nơi. Đặc biệt trong đó phải kể đến cây xương rồng Mexico Kim hơn 40 năm tuổi vô cùng nổi tiếng. Thời điểm đó, ông Dương Văn Ngôn còn mời bạn bè gần xa của mình đến đây thưởng hoa vui chơi biến nhà cổ Bình Thủy trở thành điểm hẹn cho những người có thú vui yêu thích hoa kiểng.
Bên cạnh vườn lan Bình Thủy xinh đẹp thì nhà cổ Bình Thủy còn là nơi lưu giữ một kho tàng đồ cổ quý hiếm. Từ xa xưa gia tộc họ Dương đã nổi tiếng với thú chơi đồ cổ, rất nhiều cổ vật quý giá được sưu tầm và cất giữ tại đây như bộ bàn ghế đá cẩm thạch từ Vân Nam (Trung Quốc), bộ sa-lông Pháp từ thời Louis, tách chén từ thời Minh – Thanh và cặp đèn treo từ thế kỷ 19.
5. Ý nghĩa bảy bộ ghế đá ở nhà cổ Bình Thủy
Vào năm 1945, thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhà nước lâm thời lúc bấy giờ phát động toàn dân kháng chiến. Vào tháng 12 năm 1945, quân đội ta ở Cần Thơ đụng độ quân Pháp, Nam Bộ trở thành chiến trường kháng chiến đầy ác liệt. Theo tìm hiểu của Viet Fun Travel thì lúc bấy giờ quân ta phục kích tiêu diệt được nhiều sĩ quan Pháp nhưng cũng hy sinh hết 7 chiến sĩ cách mạng.
Để tưởng nhớ chiến công và sự hy sinh anh dũng của 7 người chiến sĩ, ông Dương Văn Ngôn đã cho xây dựng 7 bộ ghế đá. Ngày nay, du khách đến tham quan nhà cổ Bình Thủy có thể nhìn thấy bảy bộ ghế đá này ở góc trái khoảng sân trước nhà.
Đến tham quan Nhà Cổ Bình Thủy, du khách nhớ ghé chiêm ngưỡng 7 bộ ghế đá cổ tại đây nhé
6. Câu chuyện kì bí về nhà cổ Bình Thủy
Sở hữu lối kiến trúc Tây Âu đầy tinh tế, nhà cổ Bình Thủy ngày càng nổi tiếng thu hút đông đảo khách du lịch tìm đến. Tuy nhiên, một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thu hút của căn nhà này chắc có lẽ nằm ở câu chuyện bí ẩn về lá bùa phong thủy.
Nhiều người nói rằng trên đòn dong hay đâu đó trong căn nhà cổ này có một lá bùa lỗ ban phong thủy. Gia tộc họ Dương tin rằng lá bùa phong thủy này đã giúp cho họ có được cơ nghiệp giàu có và hưng thịnh suốt một khoảng thời gian dài.
Thời điểm đó, bất kỳ một phú hộ nào khi xây nhà đều phải nhờ những ông thầy đến xem phong thủy cho nhà đẹp. Gia tộc họ Dương cũng vậy, khi xây dựng nhà cổ Bình Thủy họ cũng đã mời thầy phong thủy về cho nhà tốt. Và thầy Ba Nghĩa nổi tiếng trong vùng là người được gia tộc họ Dương mời về.
Tương truyền, Ba Nghĩa là ông thầy phong thủy lúc nào ra đường cũng quấn chiếc khăn điều màu đỏ chót lên đầu, mang theo bên mình một chiếc rìu và một cái nẻ mực. Tuy nhiên, điều đặc biệt là khi mời ông thầy Ba Nghĩa này về xem phong thủy xong thì gia tộc họ Dương làm ăn khấm khá hơn nữa và trở thành một trong những gia tộc giàu có nhất vùng miền Tây lúc bấy giờ. Câu chuyện về lá bùa phong thủy của gia tộc họ Dương cũng ra đời từ đó và trở thành giai thoại bí ẩn lưu truyền cho đến ngày nay.
Ở Nhà Cổ Bình Thủy có khá nhiều câu chuyện kỳ bí cho du khách trải nghiệm
7. Phim trường của nhiều bộ phim nổi tiếng
Nhà cổ Bình Thủy là một trong những ngôi nhà cổ lớn nhất ở miền Tây mang trong mình giá trị văn hóa nghệ thuật lịch sử lâu đời. Vì vậy, ngôi nhà này thường được chọn là phim trường của những bộ phim nói về thời xưa ở Việt Nam.
The Lover – tác phẩm điện ảnh kinh điển được quay ở nhà cổ Bình Thủy
Những bộ phim Việt Nam nổi tiếng từng quay ở đây có thể kể đến như Người đẹp Tây Đô, Những nẻo đường phù sa, Nợ đời… Đặc biệt, bên cạnh những bộ phim Việt Nam thì The Lover là tác phẩm nước ngoài kinh điển cũng được quay tại đây vào năm 1992.
Bộ phim này kể về mối tình có thật của vị thiếu gia Huỳnh Thủy Lê (1 vị thương gia người Hoa ở Sa Đéc) cùng một nữ nhà văn người Pháp. Bộ phim The Lover được tài tử nổi tiếng Hồng Kông Lương Gia Huy đóng vai nam chính và trở thành tác phẩm điện ảnh nổi tiếng trên toàn thế giới.
-> Cùng tham khảo: 42 địa điểm du lịch ở Miền Tây Nam Bộ
8. Giá vé tham quan và giờ mở cửa
Theo Giới thiệu về Nhà cổ Bình Thủy ở Cần Thơ thì giá vé vào bên trong nhà cổ là 15 ngàn đồng/người. Còn nếu du khách chỉ đứng ở khuôn viên bên ngoài tham quan thì miễn phí.
Nhà cổ Bình Thủy có hai khung giờ mở cửa: sáng từ 8h00 đến 12h00 và chiều từ 14h00 đến 18h00.
Du khách tham quan Nhà Cổ Bình Thủy với mức giá chỉ 15k/người
9. Những điểm du lịch gần nhà cổ Bình Thủy
Đình Bình Thủy
Đình Bình Thủy hay còn gọi là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần và là một điểm du lịch tín ngưỡng nổi tiếng tại Cần Thơ. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt trong giai đoạn khai hoang vùng đất Nam Bộ. Hiện nay ngôi đình này nằm ở số 46/11A đường Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Đình Bình Thủy cổ kính
Chùa Nam Nhã
Chùa Nam Nhã tọa lạc ở số 612, đường Cách mạng Tháng Tám, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Chùa trực thuộc Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo. Đây là ngôi chùa có kiến trúc khá độc đáo thu hút đông đảo Phật tử khắp nơi đến chiêm bái.
Kiến trúc độc đáo, cổ kính của chùa Nam Nhã
Mộ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa
Tọa lạc tại phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy của thành phố Cần Thơ, đây là nơi yên nghỉ của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa – một nhà thơ yêu nước, tác giả tiên phong của sân khấu tuồng Việt Nam, người được mệnh danh là "Rồng vàng của đất Đồng Nai".
Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa
-> Quý khách có thể tham khảo và đặt một số Tour du lịch Cần Thơ do Viet Fun Travel tổ chức
Trải qua những biến cố và thăng trầm của lịch sử, nhà cổ Bình Thủy đã tồn tại vững chãi cùng với thời gian và trở thành một trong những điểm đến thú vị ở Cần Thơ. Hi vọng qua bài viết mà Viet Fun Travel vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp du khách có được cái nhìn bao quát về điểm du lịch đặc sắc này.
VIET FUN TRAVEL
Đặc sản Thổ Nhĩ Kỳ khiến du khách ‘mê mệt’
Thổ Nhĩ Kỳ là thiên đường cho những vị khách mê mua sắm, có thể khiến hành lý khi trở về của bạn chất đầy thảm, bộ đồ trà hoặc cà phê, đến ly thủy tinh, bánh kẹo…
Giải nhiệt mùa hè tắm suối khoáng nóng ở công viên Yang Bay lớn nhất Việt Nam
Hè này thật thích hợp để bạn có cơ hội trải nghiệm hồ khoáng nóng tự nhiên ở Công Viên Yang Bay – Nha Trang hùng vĩ và thơ mộng. Xem thêm: Du lịch Nha Trang
TOP 42 địa điểm du lịch đẹp ở Miền Tây Nam Bộ nhìn là muốn checkin ngay
Hòa cùng nhịp phát triển của thời đại, trong sự chuyển động, thay đổi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vùng đồng bằng sông Cửu Long đang từng ngày “thay da đổi thịt”. Trải qua gần 300 năm hình thành và phát triển, vùng đất phương Nam vẫn giữ được
"Bật mí" 5 kinh nghiệm đi du lịch phượt Miền Tây đầy đủ và chi tiết nhất
Những năm gần đây “phượt” trở thành loại hình du lịch được ưa chuộng nhất của giới trẻ. Rất nhiều vùng đất ở Việt Nam trở thành những địa điểm du lịch phượt hấp dẫn, trong đó tiêu biểu phải kể đến là miền Tây. Sở hữu cảnh quan làng quê dân dã, khí hậu ôn
"Bật mí" TOP 6 cẩm nang đi du lịch Miền Tây chất như quả đất
Nằm ở vị trí nối liền với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, miền Tây là một trong những điểm du lịch đặc sắc và độc đáo nhất khu vực phía Nam. Những năm gần đây, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với miền Tây ngày càng nhiều. Thu hút từ những điề