- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Giới thiệu về đền Ngọc Sơn ở Hà Nội
Nội dung
Đền Ngọc Sơn nằm trên một gò đất cao phía Đông Bắc của hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm), Hà Nội. Không chỉ là một di tích Quốc gia đặc biệt mà đền Ngọc Sơn còn là một địa điểm du khách không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Hầu như du khách nào đến Hà Nội cũng dành t
Đền Ngọc Sơn nằm trên một gò đất cao phía Đông Bắc của hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm), Hà Nội. Không chỉ là một di tích Quốc gia đặc biệt mà đền Ngọc Sơn còn là một địa điểm du khách không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Hầu như du khách nào đến Hà Nội cũng dành thời gian để ghé thăm đền Ngọc Sơn. Để rõ hơn về ngôi đền này, Viet Fun Travel mời quý khách theo dõi bài viết “” dưới đây.
Tham khảo thêm bài viết giới thiệu nhà thờ lớn ở hà Nội
1. Thông tin cần biết khi tham quan đền Ngọc Sơn
Giá vé tham quan:
- Người lớn: 30.000 đồng
- Trẻ em: 15.000 đồng
Giờ mở cửa: từ 7 giờ sáng đến 18 giờ tối vào tất cả các ngày trong tuần.
Toàn cảnh đền Ngọc Sơn nhìn từ trên cao
Vì là nơi tôn nghiêm nên khi tham quan đền Ngọc Sơn du khách nhớ ăn mặc lịch sự, kín đáo. Du khách nên ăn nói nhẹ nhàng, lịch sự, xếp hàng vào thăm đền đàng hoàng trong trường hợp đông khách. Du khách hạn chế sờ vào những hiện vật không được ban quản lý cho phép…
Du khách nhớ ghi chép những thông tin này vào sổ tay kinh nghiệm du lịch Hà Nội để có thêm nhiều kiến thức hữu ích.
Du khách tham quan đền Ngọc Sơn
2. Lịch sử và ý nghĩa về đền Ngọc Sơn ở Hà Nội
Đền Ngọc Sơn được xây dựng khoảng vào thế kỷ 19. Đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hà Nội. Đền Ngọc Sơn không chỉ là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà còn là nơi mang đến cho du khách trong và ngoài nước những trải nghiệm ấn tượng. Các sĩ tử Hà Nội cũng thường đến đây cầu nguyện để việc thi cử gặp nhiều may mắn.
Xưa kia, khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, ông đã đặt tên ngôi đền là Ngọc Tượng. Đến thời nhà Trần, ngôi đền có tên là Ngọc Sơn. Đền thờ này được xây dựng để thờ những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Do lâu ngày không tu sửa nên ngôi đền sớm sụp đổ.
Đền Ngọc Sơn cũ
Đến thời nhà Lê, chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thụy Khánh trên nền đất đền Ngọc Sơn cũ. Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị phá hủy. Ông Tín Trai – một nhà từ thiện thời đó đã dùng nền cung Thụy Khánh cũ, lập ra một ngôi chùa mới, lấy tên là chùa Ngọc Sơn.
Chùa được xây quay mặt về hướng Nam, phía trước dựng một gác chuông, phong cảnh nên thơ hữu tình nên được nhiều người lui tới. Trải qua nhiều năm tháng, ngôi chùa bị đổ nát. Ít năm sau, con trai của ông Tín Trai nhượng lại chùa cho một hội từ thiện.
Đền Ngọc Sơn trải qua nhiều lần đổi tên, xây dựng lại
Hội tiến hành tu sửa, dỡ bỏ gác chuông chùa, cải tạo chùa thành đền thờ Văn Xương Đế Quân (Văn Xương là vị thần ở Trung Quốc, được dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng là thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân). Đền được khởi công xây dựng từ mùa Đông năm Tân Sửu đến mùa Thu năm Nhâm Dần thì hoàn thành.
Năm 1865, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại ngôi đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh. Ông còn cho xây thêm đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ Đông đi vào đền, gọi là cầu Thê Húc. Bên trái của đền ông cho dựng Đài Nghiên. Phía Đông trên núi Ngọc Bội ông cho xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật.
Cổng vào đền Ngọc Sơn hiện nay
Sau khi đền được xây dựng hoàn thành, trong đền thờ thêm Lã Tổ (thần coi về thuốc chữa bệnh) và thờ Trần Hưng Đạo, một vị tướng có công với nhân dân vào đời Trần. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử nhưng ngày nay, đền Ngọc Sơn vẫn lộng lẫy, uy nghi giữa lòng thành phố Thủ đô.
3. Đền Ngọc Sơn - Tuyệt tác kiến trúc giữa lòng Hà Nội
Đền Ngọc Sơn được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam. Trong đền có các câu đối, hoành phi và vật bài trí linh thiêng. Kiến trúc đền Ngọc Sơn thể hiện rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo qua nhiều năm tháng lịch sử. Du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng tuyệt tác kiến trúc này khi ghé thăm đền Ngọc Sơn.
Đền Ngọc Sơn có kiểu kiến trúc độc đáo, thu hút nhiều du khách
Đền chính là hai ngôi nối liền nhau, bên trong thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Văn Xương Đế Quân. Ngoài ra, trong đền còn thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường. Lối thờ phụng này thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa hợp tôn giáo của người Việt Nam.
Tượng của Trần Hưng Đạo được đặt trên một bệ đá cao 1m, hai bên là hai cầu thang bằng đá. Du khách có thể chụp hình bên cạnh tượng Trần Hưng Đạo. Tượng của Văn Xương dựng đứng uy nghiêm, trên tay ông cầm bút, thể hiện dáng vẻ thư thái, nho nhã.
Các tượng thần và Phật trong đền Ngọc Sơn
Mái đình của đền Ngọc Sơn hình vuông, có tam mái, mái hai tầng có tám cột chống đỡ. Hệ thống bốn cột ngoài của đền được làm bằng đá và bốn cột trong bằng gỗ. Sự kết hợp độc đáo này đã tăng thêm vẻ đẹp tôn nghiêm nhưng không kém sức hút cho đền Ngọc Sơn.
Vào mỗi mùa thi cử, học sinh ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung thường tìm đến đền Ngọc Sơn để cầu nguyện có một mùa thi tốt. Du khách gần xa khi ghé thăm Hà Nội cũng thường tìm đến đền Ngọc Sơn, trước là để tham quan ngắm cảnh sau là thắp hương tưởng nhớ các đức thánh nhân.
Vào mùa thi, nhiều sĩ tử đi chùa, miếu hoặc đền để cầu may mắn
4. Các công trình xung quanh đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn là một trong những địa điểm du lịch ở Hà Nội nổi tiếng.
Cùng với đền Ngọc Sơn, các công trình liên hoàn như cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên, đình Trấn Ba được coi là một biểu tượng văn hóa của người dân Hà Nội. Đã bao năm qua, những câu ca dao cổ dưới đây đã được người dân thuộc làu:
“Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này…”
Tháp Bút ở đền Ngọc Sơn
Tháp Bút ở Đền Ngọc Sơn
Tháp Bút nằm gần đền Ngọc Sơn. Tháp do nhà nho Nguyễn Văn Siêu xây dựng trên núi Ngọc Bội. Đỉnh tháp có hình ngọn bút lông dựng ngược, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên", nghĩa là "viết lên trời xanh".
Rời tháp Bút du khách sẽ thấy đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực hình nửa quả đào bổ đôi bằng đá, ở dưới là ba con ếch đội đài nghiên. Trên nghiên có khắc một bài thuyết minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học.
Đài Nghiên là một biểu tượng cho văn hiến, văn chương tại đền Ngọc Sơn
Rời tháp Bút, đài Nghiên, du khách đi qua cầu Thê Húc để tới đền Ngọc Sơn. Cây cầu nổi bật với màu đỏ son, nhìn từ xa tựa như dải lụa vắt qua làn nước xanh rất hữu tình. Cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Đi ngang cầu Thê Húc, hầu như du khách nào cũng nán lại vài phút để chụp ảnh, ngắm cảnh.
Từ cổng ngoài đi vào đền có hai bức tường hai bên, một bên là bảng hình rồng, một bên là bảng hình hồ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ. Sĩ tử đi qua cánh cổng này càng có thêm động lực để học hành, thi cử.
Toàn cảnh cầu Thê Húc từ xa
Xa xa đền Ngọc Sơn một chút là tháp Rùa với tường rêu phong cổ kính. Tháp Rùa là một trong những biểu tượng nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. Công trình kiến trúc lịch sử này là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia v.v..
Phía Nam của hồ còn có trấn Ba Đình, tên gọi này có ý nghĩa là chắn những làn sóng văn hóa độc hại xâm nhập vào nước Nam thời bấy giờ. Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ.
Tháp Rùa cổ kính giữa lòng Hồ Gươm
Đến thăm đền Ngọc Sơn, du khách sẽ cảm nhận được không khí yên bình, tĩnh lặng giữa thành phố ồn ào, tấp nập. Ngôi đền này không chỉ là điểm tâm linh để người dân thành phố và du khách dâng hương cầu mong bình an và sức khỏe mà còn là nơi để thư giãn tâm hồn, để cảm nhận cuộc sống và để lưu lại những bức ảnh đẹp ở mảnh đất Thủ đô.
Có dịp đi Tour du lịch Hà Nội du khách nhớ ghé thăm đền Ngọc Sơn.
Viet Fun Travel
TOP 13 địa điểm du lịch ngoại thành gần Hà Nội Hot Nhất 2021
Có thể nhiều du khách không biết vùng ngoại ô Hà Nội có rất nhiều điểm đến vô cùng thú vị. Tổng hợp những địa điểm du lịch ngoại thành gần Hà Nội sau đây sẽ “bật mí” cho du khách biết một số trong những điểm đến đó. Hãy cùng Viet Fun Travel khám phá nhé!
Đặc sản Nha Trang - Bánh ướt Diên Khánh
Đã từ lâu, bánh ướt Diên Khánh là món ăn nổi tiếng với du khách phương xa đến du lịch Nha Trang. Bất kì ai từng thưởng thức bánh ướt Diên Khánh một lần đều cảm thấy khó có thể quên hương vị mới lạ, cuốn hút mà món ăn này đem lại.
Du Lịch Nha Trang - Biển Đại Lãnh
Nằm riêng biệt giữa bốn bề là núi non trùng điệp với vẻ đẹp hoang sơ của những bãi cát trắng xoá cùng các con sóng bạc đầu, biển Đại Lãnh sẽ cuốn hút du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên và đưa du khách đi từ bất ngờ này đến choáng ngợp khác.
Hình ảnh đền Ngọc Sơn ở Hà Nội
Hầu hết du khách đến thăm thủ đô đều thường ghé Hồ Gươm thăm đền Ngọc Sơn – biểu tượng bất diệt của Thăng Long Hà Nội. Hình ảnh đền Ngọc Sơn Hà Nội từ lâu đã tồn tại trong tâm thức của người Hà thành cũng như những lữ khách phương xa. Đến Hà Nội mà không
Giá vé tham quan bảo tàng Hà Nội mới nhất 2022
Thủ đô Hà Nội có lịch sử trên ngàn năm và nơi chứa đựng những hiện vật và nét đẹp văn hóa còn sót lại của thủ đô ngàn năm văn hiến chính là bảo tàng Hà Nội. Để du khách biết thêm về Viện bảo tàng ở Hà Nội, Viet Fun Travel sẽ giới thiệu khái quát về bảo tà