- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Ghim ngay vào não 15 điều nhất định phải làm khi chỉ có 24h ở Huế
Nội dung
Đường vô xứ Huế quanh quanh. Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” Huế thương, Huế đẹp, Huế mộng mơ, Huế là nàng thơ của thi ca, là tâm hồn của nhiều thi sĩ. Nhịp sống của đô thành nơi đây cũng êm đềm nhẹ nhàng như những câu ca bài thơ về vùng đất cố đô nà
@skyaprille
1. Đại nội Huế
Đến Huế có một địa điểm bạn nhất định phải ghé thăm đó là Đại nội Huế, nơi đây như một chứng nhân lịch sử về một triều đại hào hùng đã đi qua. Đại nội mang đầy hơi thở lịch sử, trải qua bao thăng trầm, biến động theo năm tháng.
@huongg_ly
Ngọ Môn Huế – @spring281288
@__duyhuy
Đại nội Huế nằm dọc bên bờ sông Hương, là công trình kiến trúc vỹ đại trong lịch sử Việt Nam cận đại. Đại nội bao gồm các điện, cung, và nhiều công trình kiến trúc lớn nhỏ khác là nơi ở của vua và hoàng tộc, cũng là trung tâm đầu não của đất nước thời bấy giờ.
@chococookies_623
@nhatlenguyen__
@patrick_offermans
Đại nội Huế ngày nay sau khi trải qua bao thăng trầm của lịch sử đã bị tàn phá ít nhiều. Nhiều khu cung điện bị phá hủy không còn nguyên vẹn. Tuy nhiên kinh thành Huế vẫn luôn giữ được vẻ đẹp trường tồn và phong thái uy nghiêm, sừng sững, cổ kính của một thời đại lịch sử đã qua.
@_henz___
Nếu có thời gian bạn nên đi bộ chậm rãi, ngắm nhìn từng cung điện, từng nét điêu khắc, đi dọc các khuôn viên dạo mát của vua chúa phi tần ngày xưa để từ từ cảm nhận hết vẻ đẹp cũng như không khí nơi đây, quả là làm nức lòng người!
@hoaian0209
Minh Pham
Thông tin chi tiết:
– Thời gian mở cửa: 7h00 – 17h00.
– Giá vé tham quan đại nội là 150k/người.
2. Lăng Khải Định
Một di tích lịch sử khác không nên bỏ qua khi có dịp đến cố đô Huế là lăng Khải Định. Giống như tên gọi, đây là nơi đặt lăng mộ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng Khải Định nổi tiếng bởi nét kiến trúc vô cùng độc đáo pha trộn giữa Đông – Tây, khi các vị vua thời cận cuối tiếp nhận nền văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam.
Kiến trúc độc đáo tại lăng Khải Định – @letgovietnam
@nena_anne
@siria.karlatec
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các vật liệu hiện đại quen thuộc như xi măng, gạch caro ngói, sắt, thép, hệ thống đèn điện… thay cho những gỗ, đá, gạch vôi truyền thống. Pha trộn vào đó là các chi tiết điêu khắc, hoa văn được chạm trổ tinh tế, mang đậm dấu ấn nghệ thuật phương Đông. Điều này tạo nên một công trình lăng tẩm xa hoa, phô trương và độc đáo hơn hẳn so với các công trình kiến trúc truyền thống của Việt Nam thời bấy giờ.
@miranda_phan
Ngoài các giá trị về kiến trúc, nơi đây còn mang giá trị văn hóa, lịch sử mà bạn không nên bỏ qua khi đến đất Huế.
@organictraveler
Thông tin chi tiết:
– Thời gian mở cửa: 7h00 – 17h00
– Giá vào cửa: 100k/1 người lớn, 20k/1 trẻ em (7 – 12 tuổi)
3. Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km, còn được gọi là Khiêm Lăng. Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
@keu97febr18
Tại đây còn có nhà hát Minh Khiêm để vua xem hát, được xem là nhà hát cổ nhất Việt Nam hiện còn được bảo tồn.
@kiuutrann
@mr.kenn0910
@mr.kenn0910
Thông tin chi tiết:
– Thời gian mở cửa: 7h00 – 17h00
– Giá vào cửa: 100k/người lớn.
4. Cơm hến
Cơm hến là một đặc sản ngon, bổ, rẻ đã làm xiêu lòng biết bao du khách đến thăm Huế. Cơm hến là món ăn dân dã, đơn giản. Đơn giản, dân dã từ nguyên liệu đến khâu chế biến, nhưng khi kết hợp, hòa quyện cùng nhau tạo nên một món ăn vô cùng khó quên, làm lưu luyến bao trái tim thực khách phương xa.
@occomestibles
@leuyen
Cơm hến sử dụng cơm nguội thay vì cơm nóng như các món cơm trên khắp đất Việt chúng ta vẫn thường thấy. Sau đó bỏ hến đã chế biến vào, rồi rau, đậu phộng, giá, mắm ruốc, tóp mỡ… ăn kèm cùng khế chua, dưa,… tạo thành một tô cơm trộn đủ vị đủ màu sắc. Ăn kèm cùng canh, là nước luộc hến, bạn có thể chan một ít nước canh vào tô cơm rồi trộn đều lên. Tất cả các hương vị hòa quyện với nhau tuy bình dân bình dị nhưng lại ngon lạ thường.
Một tô cơm hến ngon lành thế này có mức giá vô cùng rẻ chỉ từ 10k/tô.
@occomestibles
@tamypu
Thông tin chi tiết:
– Quán chị Nhỏ – 28 Phạm Hồng Thái, Thành Phố Huế.
+ Giờ mở cửa: 6h00 – 11h00.
+ Giá dao động: 20k – 40k.
– Quán Cháo – Bún – Cơm hến – 98 Nguyễn Huệ.
+ Giờ mở cửa: 7h00 – 22h00.
+ Giá dao động: 10k – 20k.
5. Bún bò huế
Bún bò huế từ lâu đã là cái tên vô cùng quen thuộc trên khắp dải đất hình chữ S. Trở về quê hương của món bún này thì chắc chắn bạn phải thử xem sự khác biệt giữa bún bò huế trên đất Huế và bún bò huế ở các địa phương khác rồi!
@noodlevillage
@marktravelsforfood
@eat.travel.with.diep
Bún bò huế tại Huế sẽ có vị đậm đà đặc trưng, cọng bún nhỏ. Một tô bún bò huế chính gốc thường gồm: thịt heo ba chỉ, một khoanh giò heo, trên cùng là những lát thịt bò bắp xắt mỏng mềm mại.
Thông tin tham khảo:
– Bún bò O Phượng – 24 Nguyễn Khuyến, TP Huế.
+ Giờ mở cửa: 9h00 – 21h00.
+ Giá dao động: 30k – 35k.
– Bún bà Tuyết – 37 Nguyễn Công Trứ, TP Huế.
+ Giờ mở cửa: 7h00 – 22h00.
+ Giá dao động: 15k – 35k.
– Bún bò O Cương – 6 Trần Thúc Nhẫn, TP Huế.
+ Giờ mở cửa: 6h30 – 11h00.
+ Giá dao động: 15k – 30k.
6. Bánh khoái
Bánh khoái là loại bánh đặc sản ở Huế. Về cơ bản, bánh khoái có nhiều phần giống bánh xèo, chúng đều làm từ gạo xay thành bột thật mịn, pha loãng vừa phải tùy theo tay nghề, công thức của mỗi tiệm. Nếu như bột bánh xèo dùng bột nghệ để tạo màu thì để tạo màu bánh khoái, người ta thường pha thêm trứng vịt vừa để tạo màu vừa để bột bánh có độ xốp.
@qa_healthcoach
Bánh khoái thường được đúc trên các chảo nhỏ, kích thước bằng bánh xèo miền Trung. Nhân bánh khoái cũng thường gồm tôm, thịt, giá,… Điểm khác biệt giữa bánh khoái và bánh xèo là ở nước chấm. Nước chấm làm nên thương hiệu của bánh khoái được gọi là “nước lèo”. Nước lèo của món đặc sản Huế bánh khoái được làm từ gan heo, thịt nạc băm nhuyễn, mè rang, đậu phộng giã nhuyễn cùng nước tương đậu nành Huế chính gốc.
@qa_healthcoach
Ngoài ra, đi cách thành phố Huế tầm 10km, đến làng Chuồn, bạn sẽ được thưởng thức món bánh khoái cá kình đặc sản độc nhất vô nhị tại nơi đây. Cá kình beo béo ăn cùng bánh khoái chiên nóng, giòn rụm thật sự là một hương vị khó quên.
@hanh.rosie
Bánh khoái cá kính đặc sản làng Chuồn – @lanhue
Thông tin chi tiết:
– Bánh khoái Hồng Mai – 78 Đinh Tiên Hoàng, TP Huế.
+ Giờ mở cửa: 10h00 – 22h00.
+ Giá dao động: 10k – 20k.
– Quán Bà Hạnh – 11 Phó Đức Chính, TP Huế.
+ Giờ mở cửa: 8h00 – 22h00.
+ Giá dao động: 20k – 55k.
7. Bánh ướt thịt nướng
Bánh ướt thịt nướng có nguồn gốc từ làng Kim Long, đây là nơi sinh sống của các vị vua quan, đại thần xưa. Chính vì thế món ăn đặc sản này là sự phong phú của tinh hoa ẩm thực Huế xưa.
@nguyendtt
Bánh ướt để cuốn thịt được làm từ bột gạo và bột lọc, miếng bánh ướt đạt chuẩn phải trắng mịn, có độ dày vừa phải và không bị chua. Nhân bánh là những miếng thịt nướng xắt lát được nướng vừa phải, không quá khô cũng không quá mỡ. Ngoài nhân thịt, bánh còn được cuốn kèm rau, giá,… để món ăn tăng thêm phần thanh đạm, không dễ bị ngán.
@nghiaf.vanser
Và dĩ nhiên, bánh ướt thịt nướng phải ăn kèm nước mắm chua ngọt. Bánh ướt thịt nướng vừa đơn giản vừa cầu kỳ là một mỹ vị cung đình không thể bỏ qua khi có dịp ghé thăm cố đô.
@laoleecafe
Thông tin chi tiết:
– Bánh ướt thịt nướng Huyền Anh – 50 Kim Long, Tp. Huế, Huế.
+ Giá dao động: 18k – 60k.
+ Giờ mở cửa: 09h – 21h.
8. Bánh canh cá lóc
Bánh canh cá lóc với cái tên dân dã nhưng lại có cách chế biến cầu kỳ. Các “mệ Huế” bảo rằng nguyên liệu chính để làm bánh canh là bột gạo. Gạo được ngâm phải đủ độ mới xay, sau đó bắt đầu nặn bột, giã bột. Công đoạn giã bột công phu thường kéo dài tới 2,3 giờ sáng, giã đến khi bột “chín”, tức là bột chặt, dai mà không dính tay mới thôi. Điều này tạo nên cọng bánh canh dai, dẻo, ngon đặc trưng của món ăn này.
@blacksky2301
Bánh canh cá lóc với vị ngọt, mềm của cá, vị dai dai của bánh canh cùng nước dùng thơm, ngọt, đậm đà, cay nóng hòa quyện thành một món ăn đặc trưng của đất Huế không thể bỏ qua. Ở Huế, các quán bánh canh cá lóc tập trung nhiều ở phố Mai Thúc Loan, đường Đống Đa và dọc đoạn đường quốc lộ 1A thu hút nhiều người đến thưởng thức.
@thanhlynguyen_
Thông tin chi tiết:
– Bánh canh Kham – 206D Nguyễn Tất Thành, Thị xã Hương Thủy, Huế.
+Giá dao động: 12k – 20k.
+Giờ mở cửa: 15h -22h00.
– Bánh canh cá lóc O Cúc – 57 Đinh Công Tráng, Tp. Huế, Huế.
+Giá dao động: 15k – 25k.
+Giờ mở cửa: 6h30 – 22h00.
9. Chùa Thiên Mụ
Chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê, cách trung tâm thành phố Huế chừng 5km, nằm ngay đường Kim Long, thuộc xã Hương Long. Chùa Thiên Mụ khẽ lặng mình soi bóng xuống dòng sông Hương thơ mộng, tạo nên một bức tranh phong thủy đậm chất trữ tình.
@gotramping
@ngvihungg
Chùa Thiên Mụ có kiến trúc độc đáo, cổ kính, mang một nét buồn buồn trầm mặc như vẻ đẹp cổ kính xa xưa của cố đô. Ngoài ra, chùa Thiên Mụ cũng là một điểm đến tâm linh, cầu nguyện và nghe những câu chuyện đầy huyền bí truyền thuyết, thần thoại bí ẩn về lịch sự dựng chùa, những câu chuyện oán tình nhân,…để phần nào hiểu rõ hơn sự linh thiêng kỳ diệu của mảnh đất này.
@1c8_wei
10. Bánh nậm
Bánh nậm lại là một đặc sản không thể bỏ qua nếu có dịp đến Huế. Chiếc bánh nậm hình chữ nhật, gồm một lớp bánh làm từ bột nếp màu trắng, ăn cùng nhân là tôm xay nhuyễn. Chiếc bánh nậm đúng chuẩn Huế phải được bọc bằng lá dong. Một bát bánh nậm thường sẽ có thêm chả tôm, chan nước mắm ngọt để làm đậm thêm vị bánh.
@bluebamboojacksonville
@liz.7p
@peterscocina
Thông tin chi tiết:
– Quán Bà Đỏ – 71 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Cát, TP Huế.
+ Giờ mở cửa: 8h00 – 21h30.
+ Giá dao động: 10k – 50k.
– Quán Bà Cư – 107 Nguyễn Huệ, Tp. Huế, Huế.
+ Giờ mở cửa: 7h00 – 22h00.
+ Giá dao động: 25k – 50k.
11. Bánh bột lọc
Nhắc đến bánh nậm Huế thì sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến bánh bột lọc. Bánh bột lọc được làm từ bột lọc, khi hấp lên sẽ có màu trong suốt để lộ ra phần nhân bánh vô cùng ngon miệng.
@chunglt92
Nhân bánh bột lọc thường có 2 loại nhân chính là: nhân đậu xanh và nhân tôm. Bánh bột lọc ăn kèm nước mắm chua chua ngọt ngọt đậm đà. Bánh nậm, lọc vô cùng thích hợp cho một bữa ăn xế thanh, nhẹ giữa buổi chiều nên thơ của thành phố Huế.
@iam.kennethph
Thông tin chi tiết:
– Quán 109 – 109 Lê Huân, TP Huế.
+ Giờ mở cửa: 6h00 – 21h00.
+ Giá dao động: 10k – 40k.
– Quán Mệ Lé – 104/17/9 Kim Long, Tp. Huế.
+ Giờ mở cửa: 6h00 – 22h00.
+ Giá dao động: 10k – 25k.
12. Chợ Đông Ba
Giống như chợ Bến Thành ở Thành phố Hồ Chí Minh, chợ Đông Ba mang một ý nghĩa biểu tượng vô cùng lớn ở Huế. Chợ Đông Ba được xây dựng vào khoảng năm 1899 thời vưa Thành Thái. Chợ Đông Ba gồm một khu nhà 3 tầng ở trung tâm, gọi là “lầu chuông” và bao quanh bởi những dãy nhà tạo thành vài đai hình chữ U bán hàng tấp nập.
@bili2911
@chungvu__
Chợ mở cửa từ sáng đến chiều, nhưng để có được trải nghiệm trọn vẹn tại đây, du khách đi Huế nên ghé chợ tầm khoảng 3h chiều. Bởi khoảng thời gian này là khoảng thời gian thích hợp cho việc mặc cả giá hàng hóa trong ngày và thưởng thức món ăn đặc sản tại đây. Thật là thiếu sót nếu đến Huế bạn không dạo 1 vòng chợ Đông Ba, thưởng thức vài món ăn, mua vài món đồ về tặng người thân, bạn bè.
Một hàng bán nón lá tại chợ Đông Ba – @wuttiya
Thông tin chi tiết:
– Địa chỉ: 2 Trần Hưng Đạo, Phú Hoà, TP Huế.
– Giờ mở cửa: sáng đến chiều tối.
13. Trường Quốc học Huế
Tọa lạc bên dòng sông Hương thơ mộng, trường THPT Quốc học Huế được xây dựng dưới thời vua Thành Thái vào năm 1896 với diện tích 4.237 m2. Trải qua hơn 100 năm, trường vẫn giữ được nét đẹp cổ kính và là một địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở cố đô.
@tom.dino
@_iam.phuong
Cổng trường được tô đỏ nổi bật và đồ sộ, khuôn viên rộng với nhiều cây xanh. Trường có kiến trúc cổ nhưng mang hơi hướng Châu Âu vô cùng đặc trưng là một địa điểm hút khách du lịch đến tìm hiểu văn hóa, kiến trúc, chụp hình.
@tmtgon
@heo_ham_an_
Thông tin chi tiết:
– Trường tọa lạc: 12 đường Lê Lợi, thành phố Huế.
+ Giá vé: Miễn phí.
+ Cổng trường luôn mở thường xuyên để khách du lịch đến tham quan.
14. Chè Huế
Chè thì ở đâu cũng có, nhưng đến với vùng đất cố đô nhã nhạc cung đình, thì không thể bỏ qua món đặc sản này. Dễ dàng bắt gặp chè Huế ở khắp nơi, từ những gánh hàng rong đến những tiệm chè, từ ngoài đường cho đến các ngõ hẻm tại thành phố Huế.
@tonstore116
@linhgumiho
@chutrieulong
Có đến hàng trăm loại chè ở Huế từ cầu kỳ đến đơn giản, một vài loại chè nổi tiếng có thể kể đến như chè bột lọc thịt quay, chè chuối khoai môn, chè đậu ngự, chè ngô, chè hạt sen…
Thông tin chi tiết:
– Chè Hẻm – Số 1 Kiệt 29 Hùng Vương, TP Huế.
+ Giờ mở cửa: 8h00 – 21h00.
+ Giá dao động: 7k – 15k.
-Chè Ông Lạc – 36 Thanh Tịnh, TP Huế.
+ Giờ mở cửa: 12h30 – 21h00.
+ Giá dao động: 5k – 15k.
15. Ca thuyền trên sông Hương
Khi thành phố bắt đầu lên đèn, cầu Trường Tiền lấp lánh trong đêm với đủ các màu sắc thì những chiếc thuyền rồng lần lượt rời bến, chầm chậm ngược dòng sông Hương, đêm ca Huế bắt đầu. Đi thuyền rồng nghe ca Huế trên sông Hương là một thú vui vương giả của vua quan nhà Nguyễn ngày xưa. Thuyền rồng hiện nay được thiết kế dựa theo những mẫu thuyền cho vua chúa, quý tộc thời kỳ đó.
@p.millery
Bạn có thể đến bến thuyền Tòa Khâm để mua vé lên thuyền, vừa nghe ca Huế vừa thong thả ngắm nhìn sông Hương thơ mộng về đêm.
@hanavy
Thông tin chi tiết:
-Bến tàu Tòa Khâm – 49 Lê Lợi, P. Phú Hội, Tp. Huế.
+ Giá vé: Giá vé dao động từ 80k – 200k (bạn có thể trả giá nếu thấy mức giá đưa ra quá cao).
+ Giờ mở cửa: 7h30 – 22h00.
@sebrinapham
@babakinae
Ngồi trên du thuyền ngắm nhìn sông Hương thơ mộng, gió thanh mát nhè nhẹ, thưởng thức nhã nhạc cung đình là một lựa chọn hoàn hảo để khép lại hành trình 24h tại Huế. Vùng đất cố đô Huế thân thương nhiều mộng mơ ngàn đời vẫn làm động lòng trái tim người đi, xao xuyến trái tim người đến, tìm về những ký ức xa xưa hoài niệm!
Nét đẹp hoang sơ của vườn quốc gia Tam Đảo
Nhiều người đến Vĩnh Phúc du lịch, nhưng không phải ai cũng khám phá cho kì hết những thắng cảnh nơi đây. Đặc biệt, vườn quốc gia Tam Đảo là nơi không phải ai cũng đủ can đảm đi đến tận cùng
Ruộng bậc thang Sapa – Danh thắng kỳ vĩ của núi rừng vùng cao Tây Bắc
Ruộng bậc thang Sapa xuất hiện từ hàng trăm năm và được bàn tay tài hoa cần mẫn của người dân tộc Dao, Xa Phó, Hà Nhì, Tày, Mông sống tại triền núi Hoàng Liên Sơn…tạo ra từ những dụng cụ lao động thủ công. Những bức tranh tuyệt tác này góp phần phong phú
65 địa điểm du lịch Nha Trang mới, về đêm, miễn phí từ A – Z
Nha Trang, phố biển với những hàng dừa bên bãi cát trắng tinh đã làm xiêu lòng biết bao người yêu du lịch trên thế giới. Với 65 địa điểm du lịch Nha Trang mới, về đêm, miễn phí từ A – Z, Vietyouth đã tổng hợp cho bạn tất tần tật những địa điểm du lịch vu
Book vé T10 tới Quy Nhơn – Phú Yên để thấy xứ Nẫu mùa này đẹp như phim
“Tôi thấy lặng lẽ vương sau hè. Tôi thấy ngày ấy tìm đến đây”. Giai điệu du dương này mỗi lần cất lên lại kéo những tâm hồn lãng du muốn được một lần đến với Phú Yên đế ngắm mây trời yên bình, để hòa mình vão bãi biển hiền hòa và thấy cả “hoa vàng trên cỏ
Hotgirl mách bài plantrip 5N4Đ cầm 7,5tr đi Đà Nẵng – Hội An đỉnh như siêu sao
Với quan niệm “Hãy bình thản sống và cố gắng làm điều mình thích để mỗi ngày thức dậy đều cảm thấy hạnh phúc và không hối tiếc về tuổi trẻ đã đi qua”, hành trình du lịch Đà Nẵng – Hội An lần này của mình quả là một chuyến đi cực kỳ đáng nhớ. Theo chân mìn