- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Ghé thăm Phượng Hoàng cổ trấn chỉ với 6 triệu đồng
Đoàn của anh Minh gồm 8 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em nên hành trình phải khá chi tiết, hợp lý. Kinh phí cho chuyến đi cũng rất tiết kiệm.
Phượng Hoàng cổ trấn đang trở thành địa điểm hot với du khách Việt thời gian gần đây. Nhiều bài chia sẻ kinh nghiệm chi tiết về địa điểm nổi tiếng tỉnh Hồ Nam này nhận được sự hướng ứng của người xem với hàng chục nghìn like và share.
Mới đây, bộ ảnh hơn 100 hình ảnh của tác giả Mầu Quang Minh (38 tuổi, giảng viên đại học, sống tại Hà Nội) được đăng tải trên một diễn đàn du lịch và Facebook cá nhân, chỉ sau một ngày đã nhận được gần 4.000 lượt thích.
Anh Minh cùng gia đình và những người bạn bắt đầu chuyến đi 7 ngày từ 14 đến 20/4, tham quan Trương Gia Giới 2 ngày, Phượng Hoàng cổ trấn 2 ngày, cộng với 2 ngày di chuyển dọc đường. Đoàn của Minh gồm 8 người, với tổng chi phí chỉ 6 triệu đồng một người, khiến nhiều người sửng sốt.
Trong bài tư vấn của mình, anh Minh cho biết đoàn di chuyển chính bằng tàu hỏa, đặt vé qua mạng, từ Hà Nội sang Nam Ninh bằng tàu liên vận, sau đó chuyển tàu Nam Ninh đi ga Trương Gia Giới, sau đó tiếp tục tới Phượng Hoàng cổ trấn, trước khi quay lại Nam Ninh và về lại Hà Nội.
Cảnh sắc thần tiên, cứ như được lấy ra từ những bộ phim cổ trang. "Nơi đây có sự pha trộn về cơ cấu dân cư cũng như là nơi cư trú của bộ phận dân tộc thiểu số, nhiều nhất vẫn là người Miêu, Hán, Thổ Gia, Hồi. Phượng Hoàng trấn còn là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của cả vùng. Nằm cạnh con sông Đà Giang, thành cổ còn lưu giữ nhiều thành quách, những dãy phố, những căn nhà cổ, gia trang, văn miếu, đền chùa. Số tuổi của nó đã khiến cho Phượng Hoàng trở thành một trong những bảo tàng sống về văn hóa các dân tộc: 1300 năm", anh Minh viết.
Du khách có thể thuê những bộ đồ dân tộc nhiều sắc màu để chụp ảnh. |
Con gái anh Minh xinh xắn trong bộ quần áo dân tộc Miêu. |
Về đêm, cổ trấn dường như còn lung linh, đẹp đẽ hơn cả ban ngày. Ánh đền từ những căn nhà gỗ cổ soi chiếu xuống mặt sông tạo nên cảnh sắc huyền ảo, cổ kính cho thị trấn hàng nghìn năm tuổi. |
Đoàn du lịch của anh Minh chụp hình lưu niệm tại sông Đà Giang đoạn chảy qua cổ trấn. |
Đường lên Thiên Môn Sơn. Ảnh: Nguyễn Khánh Chi |
Chuẩn bị:
1. Visa Trung Quốc: nên làm trước 15 ngày
2. Mua vé tàu chiều Gia Lâm - Nam Ninh, chuyến 21h20'' tại Ga Gia Lâm, giá vé 752.000 đồng (từ 6 người lớn giảm 25%), vé trẻ em 420.000 đồng
3. Đặt tàu các chặng nội địa Trung Quốc:
Chỉ cần book trước chặng Nam Ninh - Trương Gia Giới (vì hơi phức tạp khâu thanh toán), các chặng còn lại tới ga Nam Ninh hoặc các ga phụ mua dễ nên book trước 10-15 ngày. Mình book vé tàu qua web: www.travelchinaguide.com giao diện dễ hiểu, nhiều ngôn ngữ Việt - Anh - Trung....
Chặng Nam Ninh - Zhangjiajie có 4 loại :
- Giường mềm (khoang 4 giường, có cửa kín đáo, rất khó đặt vì ít).
- Giường cứng: khoang 6 giường, không có cửa.
- Ghế ngồi mềm
- Hết 3 loại trên là đứng, mà đứng xác định đứng 15 tiếng luôn. Vì đặt sát ngày nên mình chỉ mua đc giường nằm cứng.
4. Đổi tiền: cứ ra Hà Trung, Hàng Bạc.
5. Sạc dự phòng
6. Tàu rất sạch, nhưng không có giấy vệ sinh.
7. 11h tàu mới tới Nam Ninh, trên tàu không bán đồ ăn.
8. Down app VpnOnecCick và Betternet để vào Facebook như gió và Maps để check đường đi các kiểu.
9. Nhất định phải mang áo khoác gió và khăn mỏng cho dù đi vào thời gian nào.
9. Chuẩn bị một số câu tiếng Trung thông dụng như hỏi đường, hỏi giờ tàu, không biết thì sau khi mua sim, bật 4G để vào google dịch (tiếng Trung giản thể )
Lịch trình: 7 ngày: 14-20/4, chi phí 6 triệu một người
Ngày 0: tàu Gia Lâm - Nam Ninh
Ngày 1: tàu Nam Ninh - Trương Gia Giới
Ngày 2: chơi tại Thiên Môn Sơn (cách ga Trương Gia Giới 200 m)
Ngày 3: Trương Gia Giới - Phượng Hoàng cổ trấn
Ngày 4: Phượng Hoàng cổ trấn
Ngày 5: Phượng Hoàng Cổ Trấn - Cát Thủ - Nam Ninh
Ngày 6: Nam Ninh - Gia Lâm
Ngày 7: 6h sáng có mặt Hà Nội
Lịch trình chi tiết
Ngày 0: Gia Lâm - Nam Ninh
20h30 tập trung tại Gia Lâm
21h20'' sau khi check vé, hộ chiếu các kiểu tàu MS 2012 khởi hành (trưởng tàu người Trung Quốc nói tiếng Việt như gió), tuy nhiên các bạn chú ý nếu đi theo đoàn thì lên tàu theo đoàn, đi vào sớm và đặt vấn đề là xin nằm cùng toa, lúc mua là vé quyển nhưng lên tàu sẽ đổi vé cứng (dạng thẻ từ, giữ gìn cẩn thận để sáng sau tới Nam Ninh sẽ đổi lại).
1h sáng tới Đồng Đăng, vác đồ xuống làm thủ tục xuất cảnh, hôm mình đi không đông nên 40'' là xong cả đoàn tàu.
3h sáng tới Bằng Tường, lại lếch thếch xuống làm thủ tục nhập cảnh, các bạn nhớ mang bút để điền tờ khai, riêng phần Intended Address in China cứ điền Nam Ninh là xong. Cho dù khách đông hay vắng thì cứ phải gần 2 tiếng sau tàu mới chạy.
5h sáng tàu lại lăn bánh.
9h30h: giờ Trung Quốc tới ga Nam Ninh
Ngày 1: Nghỉ ngơi tại Nam Ninh
9h30 ra khỏi ga, rẽ trái khoảng 300 m thấy có chỗ gửi đồ, gửi theo tiếng (1 tệ/1 tiếng/món đồ, ít nhất một ca là 3 tiếng).
10h đi mua sim, loại 4G, giá 130 tệ đã bao gồm 50 tệ trong tài khoản, nếu mua từ 4 chiếc trở lên giảm giá còn 90 tệ. Cử người xếp hàng để mua vé từ Nam Ninh về Gia Lâm nhưng vì là ga chính nên rất đông, do vậy khi tới Trương Gia Giới hãy mua vé từ Nam Ninh về Gia Lâm (các ga đều bán vé tới khuya, vì thế mua tầm 21h vắng tanh).
10h tới 16h chơi bời ở Nam Ninh, mua cho mỗi đứa một cái valy (ở Hà Nội bán 1.300.000 đồng, sau khi mặc cả từ 300 tệ còn 140 tệ, khoảng 480.000 đồng).
16h check out, đi mua đồ ăn để ăn tối trên tàu, nên mua thêm nước lọc (2 tệ/chai), khu phố quanh ga rất tấp nập, hoa quả tràn ngập.
16h30 phải có mặt ở ga để lên tàu, bạn nào book vé qua mạng thì lấy code (họ đã gửi trước rồi đến quầy đổi vé để in vé rồi xếp hàng, tuy nhiên đừng có dại mà xếp hàng, cứ nhìn thấy bác áo đỏ nào đó (mà chẳng cần tìm các bác tự tìm đến và gạ đưa lối tắt vào trong sân ga: 10 tệ/1 người, đoàn mình 8 người mặc cả 50 tệ là đi luôn.
Lên tàu sớm lại xin nằm cùng, đổi vé mềm lấy vé cứng. Giường 3 tầng giá vé khác nhau một chút, nhưng dù là 3 tầng thì cũng chả thấy lắc giật gì hết. 17h10 tàu chạy, ăn uống các kiểu rồi đi ngủ lấy sức mai lượn.
Ngày 2- 3: Trương Gia Giới - Thiên Môn Sơn
9h30 tới ga Trương Gia Giới. Ở đây, có rất nhiều điểm để đi chơi, ví dụ như Thiên Môn Sơn với cây cầu kính vắt ngang đỉnh núi nhìn xuyên dưới chân là vực sâu hun hút, Thiên Tử Sơn phim trường Avatar, rừng Quốc Gia Trương Gia Giới... Vì không có đủ thời gian nên nhóm lựa chọn đi Thiên Môn Sơn luôn khi tới Trương Gia Giới.
Thiên Môn Sơn (tiếng Trung: 天门山; bính âm: Tiānmén Shān) là một ngọn núi nằm trong vườn quốc gia núi Thiên Môn, Trương Gia Giới, ở Tây Bắc tỉnh Hồ Nam,Trung Quốc. Cáp treo tại Thiên Môn được tuyên bố trong các ấn phẩm du lịch là "cáp treo dài nhất tại một ngọn núi cao nhất trên thế giới", với 98 cabin cáp treo và tổng chiều dài lên tới 7.455 mét , độ cao của ga trên của tuyến cáp treo là 1.279 mét . Du khách có thể đi bộ theo một con đường được xây dựng tại các vách đá của núi. Chiều dài của con đường bộ này là 11 km (6,8 dặm) với 99 khúc cua đưa du khách đến hang động Thiên Môn, một thắng cảnh tự nhiên trên núi có chiều cao 131,5 mét. Ngoài ra, tại đây còn có cổng Thiên Đàng hay Cổng Trời, là một mái vòm tự nhiên bị xói mòn của ngọn núi đá vôi hình thành.
Một ngôi chùa lớn nằm trên đỉnh núi gần với ga cáp treo. Đền thờ ban đầu được xây dựng trong triều đại nhà Đường, có mái vòm cao 130 mét và rộng 57 mét. Công trình mang kiến trúc nhà Đường, bao gồm cả một nhà hàng chay có tổng diện tích 10.000 dặm vuông.
Để đi được Thiên Môn Sơn, có 2 cách:
- Cách 1: Đến Trương Gia Giới rồi xếp hàng mua vé, giá vé: 260.000 đồng (cáp treo khứ hồi), trẻ em 155.000 đồng, dưới 1m30 thì miễn phí.
- Cách 2: (mình thực hiện theo cách này), tìm một khách sạn ở Trương Gia Giới trên Booking hoặc Agoda, rồi nhờ mua vé Thiên Môn Sơn trước, để mua được vé thì mail hộ chiếu, visa cho họ, họ sẽ xếp hàng mua hộ, trả thêm 10 tệ/1 người. Bạn có thể liên hệ anh anh Tháng chủ Zhangjiajie Yijiaqin hotel (mail: [email protected]).
12h trưa tới cổng Thiên Môn Sơn, sau gần 3h đồng hồ nhích và nhích đoạn đường xếp hàng chưa tới 500 m được phân thành đường zig zac thì cũng lên được cabin. Cabin 8 người, chiều cao từ bến tới đỉnh khoảng 1300m, có đoạn dốc dựng đứng
Đường đi bộ trên đỉnh núi được chia thành 3 line: West line, Middle line và East line. Mình lựa chọn West line vì ngắn, theo hướng dẫn là đi khoảng 3h là đến, nơi đây có đường ven núi bằng kính (giá 5 tệ/người/lượt). Nhóm mình đi 2 lượt vì mê.
Mây trắng bao quanh những đỉnh núi xanh biếc, những hàng cây lá vàng lá đỏ tạo thành một bức tranh đầy màu sắc. Khi nhìn từ cáp treo xuống, sẽ thấy những khúc cua quanh co, được ví với con rồng trắng khổng lồ, nếu nhìn từ trên cao.
Vì đoàn có 4 bạn nhỏ nên khi qua cầu kính đoàn quyết định quay về bằng cáp treo, phần vì hơi mệt, phần vì nếu đi tiếp phải đi bộ thêm 3h để tới được cổng trời, rồi từ cổng trời xuống chân núi phải đi bằng bus (free) mà không có cáp, vì thế bạn nào mà say xe thì cân nhắc vì đường cua gấp tay áo rất gớm.
- Để quay ra được cáp treo lại tiết mục xếp hàng, sau 2h xếp hàng thì cũng tới captreo để xuống núi.
19h30 ra khỏi cổng Thiên Môn Sơn, tiến thẳng tới nhà hàng mà theo anh Tháng là rất ngon, nằm cạnh toà nhà này (đối diện cổng Thiên Môn Sơn) và gọi các món đặc trưng như vịt quay một con (78 tệ), khâu nhục (28 tệ), đậu phụ (18 tệ), trứng bắc thảo (28 tệ), tai, lưỡi lợn hầm (78 tệ).
Ăn xong, mình ra ga mua vé tàu, rất vắng nên mua rất nhanh (không biết tiếng Trung chỉ cần phát âm đúng tên ga cần mua hoặc đưa nhân viên tờ giấy ghi tên ga và ngày đi là được). Mua vé xong, về hotel nghỉ ngơi, ai còn sức thì đi ra quảng trường ăn thịt nướng.
Ngày 4-5: Trương Gia Giới – Phượng Hoàng cổ trấn
8h check out và bác chủ hotel đưa ra tận bến bus, lên bus ngồi 4h là tới Phượng Hoàng cổ trấn (bác không lấy tiền).
12h đến bến xe Phượng Hoàng Trấn, đi xe bus số 23 tuyến 1A, giá 1 tệ/1 người, cho vào thùng (chuẩn bị sẵn 1 tệ vì bác tài không trả lại) để tới trung tâm trấn.
Đến Trung tâm Phượng Hoàng Trấn, ấn tượng đầu tiên kiểu như đang xem một bộ phim cổ trang của Trung Quốc. Phượng Hoàng là tên một cổ trấn của Trung Quốc nằm tại huyện Phượng Hoàng, phía Tây tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Địa danh này được xem là nơi chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử và văn hóa Trung Quốc, cũng như trở thành một địa điểm du lịch cực thú vị.
Sự pha trộn về cơ cấu dân cư cũng như là nơi cư trú của bộ phận dân tộc thiểu số, nhiều nhất vẫn là người Miêu, Hán, Thổ Gia, Hồi. Phượng Hoàng trấn còn là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của cả vùng. Nằm cạnh con sông Đà Giang, thành cổ còn lưu giữ nhiều thành quách, những dãy phố, những căn nhà cổ, gia trang, văn miếu, đền chùa. Số tuổi của nó đã khiến cho Phượng Hoàng trở thành một trong những bảo tàng sống về văn hóa các dân tộc: 1300 năm.
Người dân tộc ở đây vẫn đang giữ lại cho mình những nét sinh hoạt rất riêng và xưa cũ. Kiến trúc mang đậm phong cách riêng biệt của thành cổ. Bờ tường của quán và những cây cột gỗ chi chit giấy đính, được đóng vững chắc bằng đinh tán, phần lớn là được viết bằng chữ tượng hình của người Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản.
Đoạn bờ sông của của trấn chưa đầy một km có đến 10 cây cầu, một vài cây cầu trong số đó cực kỳ đặc biệt. Hồng Kiều duyên dáng với kiến trúc cầu có mái che, một chiếc cầu - nhà, được thiết kế theo phong cách "Phượng Hoàng" đặc trưng của cổ trấn.
Một cây cầu gỗ ghép cong dưới chân một đoạn thác lùn róc rách, một bên còn có chiếc cọn nước rêu phong quay nhịp nhàng suốt đêm ngày. Đặc biệt nhất là cây cầu được đổ trụ bằng những cột đá theo nhịp bước chân, có hai luồng đi cho hai chiều ngược nhau, cách đó không xa là một cây cầu gỗ khác gồm những đoạn cầu bắc qua mố trụ đứng chênh vênh, bề rộng chỉ chừng hơn nửa mét. Choáng ngợp luôn vì sự cổ kính, xen lẫn những bức tượng đậm mầu cổ là những chiếc đèn lồng đỏ rực như những điểm nhấn giữa một bức tranh huyền bí.
Đi bộ tầm 20m là tới hotel, có rất nhiều sự lựa chọn xung quanh Phượng Hoàng Trấn nhưng mình book hotel nằm trong ngõ (cảm giác tựa như Hội An), vài bước là ra tới dòng Đà Giang, một dòng sông gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của trấn (giá 180 tệ, view sông rất đã).
Check in hotel, việc đầu tiên là xin bản đồ (chỉ cần nói: "di tu" đọc là "ti thú" là lễ tân đưa cho bản đồ luôn). Trước khi check in nhờ lễ tân thuê luôn xe ô tô 7 chỗ từ Phượng Hoàng trấn về ga Cát Thủ, đoạn đường này dài 51km, chạy cao tốc mất 1h, giá chung là 400 tệ (vì Phượng Hoàng cổ trấn gần như là đầu nguồn của Đà Giang nên không có tàu từ Phượng Hoàng về bất kỳ ga nào mà phải đi ôtô.
Ngày thứ 6: Phượng Hoàng cổ trấn - Nam Ninh
Buổi sáng lại rong chơi khắp các nơi trong thị trấn, ngó nghiêng cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây để biết thêm các nét văn hóa đặc trưng của Phượng Hoàng.
16h xe ôtô 7 chỗ đưa cả đoàn đi ga Cát Thủ để bắt tàu quay lại Nam Ninh.
Tới Cát Thủ lúc 17h, loanh quanh mua trái cây, mỳ tôm để ăn trên tàu.
18h vào đợi trong nhà ga.
19h25 tàu chạy một mạch tới Nam Ninh
10h hôm saiu tới Nam Ninh lại thuê hotel trước cửa ga, ăn uống tắm rửa
18h15 tàu chạy từ Nam Ninh
Ngày thứ 7: 6h sáng tới ga Gia Lâm.
Theo Ngoisao
Các hiểm họa khi đi du lịch biển và cách phòng tránh
Mùa du lịch biển đang tới rất gần. Du khách nên chuẩn bị hành trang của mình một cách kĩ càng bằng những kiến thức cơ bản để có một chuyến đi thực sự an toàn và nhiều kỷ niệm vui.
Những bài học đắt giá để tránh biến kỳ nghỉ thành thảm họa
Không xem nhẹ những lời cảnh báo, kiểm tra ngày hết hạn hộ chiếu hay luôn cảnh giác khi đi bất cứ đâu là một số lưu ý dành cho những người thích xê dịch.
Bí kíp cho người lần đầu tham gia lễ hội Songkran
Songkran (lễ té nước) là lễ hội sôi động và cuồng nhiệt nhất ở “đất nước của những nụ cười” – Thái Lan. Trong “trận chiến nước” lớn nhất thế giới, du khách sẽ được chứng kiến nghi lễ đón năm mới đặc biệt của người Thái.
Kỷ niệm Mộc Châu 2 ngày 1 đêm không tới 350.000 đồng
Với chi phí chưa đến 350.000 đồng/người, du khách sẽ có một chuyến du lịch ngắn ngày ở Mộc Châu đầy ắp niềm vui và nụ cười.
5 ngày du lịch Campuchia chỉ mất 2,8 triệu đồng
Với lịch trình chi tiết do bạn Huỳnh Tuấn chia sẻ, con đường đến Sihanoukville, Koh Rong và Koh Rong Samloem ở Campuchia không còn mấy khó khăn dành cho những ai chưa có kinh nghiệm.