- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Gặp cô gái Việt lên báo New York Times nhờ quảng bá ẩm thực Đà Nẵng
Nội dung
New York Times – tờ báo cực kỳ uy tín trên thế giới đã dành hẳn một bài viết riêng về Hạ Uyên như là một người trẻ có niềm đam mê đặc biệt với ẩm thực Đà Nẵng và miền Trung, Việt Nam.
New York Times – tờ báo cực kỳ uy tín trên thế giới đã dành hẳn một bài viết riêng về Hạ Uyên như là một người trẻ có niềm đam mê đặc biệt với ẩm thực và miền Trung, Việt Nam.
Lê Hạ Uyên (26 tuổi) đến từ Đà Nẵng – là cựu sinh viên trường ĐH Châu Á Thái Bình Dương tại Nhật Bản và trường ĐH Quốc gia Úc, thuộc chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Trong suốt 4 năm sinh sống, học tập tại quê người, đã có rất nhiều bạn bè quốc tế tò mò về quê hương của cô gái trẻ này, đặc biệt là về ẩm thực. “Bạn bè của mình rất mê ăn uống vì thế khi tìm hiểu nhau, về quê hương, đất nước thì đề tài này luôn thu hút họ” – Uyên cho biết.
Thế là trong một lần “tám”, một người bạn của Uyên đặt vấn đề: “Nếu tôi đến quê hương của bạn thì tôi nên ăn gì? Ở đó có những món gì đặc biệt?”. Dù là một câu hỏi nhỏ, có thể chỉ mang tính xã giao, nhưng đối với Uyên lại là một câu “hóc búa” và khó mà trả lời ngay được. “Khi đó mình có thể liệt kê ra hàng tá món ăn đặc trưng của Đà Nẵng, của miền Trung, nhưng vấn đề là nói mà họ không thể hiểu, không thể hình dung vì chẳng có hình ảnh nào minh họa cho họ xem thì cũng như không” – Uyên chia sẻ.
Mang trong người sự khó chịu về vấn đề ấy, sau vài ngày, Uyên về nhà lục tung khắp trên mạng, “thỉnh giáo” cả Google nhưng “ẩm thực quê hương tôi răng mà thương rứa. Một cái ảnh cũng không thấy mô”. Thế là từ đấy, Uyên quyết định làm một cái gì đó cho ẩm thực quê nhà, cho quê hương Đà Nẵng – miền Trung của mình.
Chỉ sau vài năm, “tên tuổi” của Uyên bắt đầu được rất nhiều người nước ngoài biết đến thông qua trang blog cá nhân tên danangcuisine.com. Uyên còn được tạp chí Weekend Weekly của Hongkong, và cả thời báo uy tín nhất của Mỹ là New York Times mời làm nhân vật cho bài viết của họ.
Công cuộc “cứu lấy” ẩm thực quê nhà Đà Nẵng
“Mình từng có một câu hỏi như thế này, tại sao các món ăn của Hà Nội, TP. HCM lại luôn được mọi người ưu ái và dành tặng rất nhiều bài viết giới thiệu, ảnh chụp phong phú. Trong khi đó, các món ăn của Đà Nẵng và miền Trung quê mình có thua ai đâu? Thậm chí mình còn xem ẩm thực nơi đây là cái nôi của ẩm thực Việt với nhiều món ăn đặc sắc, đậm chất truyền thống, điển hình là các món cung đình Huế ngày xưa,… Thế mà cách đây 5 năm lại chẳng có ai nói về ẩm thực Đà Nẵng, miền Trung cả. Lúc đó mình thật sự rất buồn và hơi khó hiểu…” – Uyên chia sẻ.
Nhưng cũng chính vì như thế mà Uyên đã có thêm động lực, quyết tâm để làm một cái gì đó cho các món ăn tưởng chừng như bị “ra rìa” của Đà Nẵng.
Bắt đầu lên kế hoạch, mỗi tuần, hoặc cứ vài ba ngày là Uyên lại đi lang thang khắp các con phố, ngõ hẻm để tìm cho ra những quán bán đồ ăn truyền thống của Đà Nẵng ngon và rẻ nhất. Trong 2 – 3 năm đầu tiên, Uyên chỉ lang thang như thế rồi vừa ăn, vừa viết bài review, cộng thêm một chiếc máy chụp ảnh be bé trên tay, Uyên đã cho ra đến nay được hơn 100 bài viết về đủ loại món ăn ở Đà Nẵng. Từ quán lề đường, món bình dân, đến những hàng quán tươm tất và món ăn hiện đại hơn. “Tuy nhiên, tiêu chí của mình là chỉ viết về những món ăn đặc trưng của Đà Nẵng, dễ ăn đối với khách du lịch nước ngoài. Mình viết dựa trên cảm nhận thực tế của bản thân và chân thật nhất có thể”.
Thường trong một bài viết của Uyên có đầy đủ hình ảnh minh họa cho các món ăn một cách chi tiết nhất. Từ chén nước mắm, lọ ớt, từng con tôm, cọng bún,… cũng được Uyên ghi nhận lại một cách cẩn thận. Rồi đến giá cả, hương vị, địa điểm, nét đặc biệt,… Có những đoạn Uyên so sánh với những hàng quán hay một món ăn tương tự khác theo cách vui nhộn, gần gũi. Chính vì lối viết đáng yêu mà thật, nên thường mỗi bài của Uyên được vài chục đến vài trăm người nước ngoài vào bình luận, trao đổi. “Nhiều bạn nước ngoài còn lưu lại và ăn thử hết các địa chỉ trong bài của mình viết khi du lịch Đà Nẵng. Cảm giác những gì mình viết ra được tin tưởng và trân trọng thì chẳng còn gì tuyệt bằng”.
Để “nâng cấp hình ảnh” cho bài viết, và tăng sự sinh động, khoảng 2 năm trở lại đây Uyên còn tự quay clip, đặc tả lại từng món ăn. “Thời điểm đó mình thấy chưa có ai quay clip về món ăn cả, nên quyết định thử xem sao. Ai ngờ phản ứng của mọi người rất tốt, ai cũng bảo xem qua clip thế này cảm thấy “đói hơn, thèm hơn và rất thật”.
“Tiếng lành đồn xa”, ngày 20/2/2012, trên số ra 650 của tạp chí du lịch nổi tiếng của Hongkong đã có bài viết dài đến hơn 20 trang viết riêng về ẩm thực Đà Nẵng và cả về cô bạn Hạ Uyên này. Trong đó, có 2 trang giới thiệu và phỏng vấn về Uyên cũng như về thành phố Đà Nẵng, 10 trang giới thiệu một số món ăn ngon của Đà Nẵng như bánh xèo, xôi gà, bún bò,… “Đây là lần đầu tiên mình thấy món ăn vỉa hè của Đà Nẵng được giới thiệu trên 1 tạp chí nổi tiếng của nước ngoài. Và đây cũng là thành quả đầu tên mình gặt gái được trong công cuộc quảng bá ẩm thực Đà Nẵng đến với bạn bè thế giới” – Uyên hào hứng chia sẻ.
Rồi đến năm 2013, nhờ bài viết hết sức “hoành tráng” trên tạp chí Hồng Kông mà một phóng viên của trang báo nổi tiếng New York Times đã trực tiếp liên lạc cho Uyên và mời cô tham gia làm nhân vật chính trong bài viết của họ, đồng thời làm cầu nối cho chuỗi câu chuyện về sự phát triển của thành phố Đà Nẵng.
“Đây là một trong những vinh hạnh lớn nhất của mình. Có ai nghĩ sẽ được một trang báo lớn và uy tín nhất của Mỹ mời làm phỏng vấn cơ chứ. Sau lần đó càng có nhiều người nước ngoài biết đến mình và cả trang website mà mình dành rất nhiều tâm huyết xây dựng”.
Cô hướng dẫn viên du lịch bất đắc dĩ
Những bài viết của Uyên đã giúp cho rất nhiều khách du lịch nước ngoài khỏi bỡ ngỡ về chuyện ăn uống, đi đâu khi tới Việt Nam. Vì vậy thường có rất nhiều người trước khi trở về nước đã gọi cho Uyên mời cô đi ăn cùng để tỏ lòng cảm ơn và mong muốn được đến một địa điểm đặc biệt nào đó mà Uyên biết. Nhiều lần xảy ra như thế, Uyên bắt đầu nghĩ đến việc “tại sao mình không mở hẳn một tour du lịch ẩm thực để mời các bạn bè, các độc giả của mình thưởng thức khi đến Đà Nẵng!?”
Nghĩ là làm, Uyên bắt đầu lên lịch các tour vào buổi sáng, trưa và tối với đủ các món mặn, ngọt, từ lề đường đến trong hàng quán. Uyên cho biết: “Trung bình một tour kéo dài từ 2 – 3 tiếng tùy vào mỗi người. Ngoài các món ăn mình liệt kê sẵn trong danh sách thì thỉnh thoảng nếu khách thích mình còn giới thiệu thêm vài món vặt khác để tiếp đãi họ. Mình cũng không dẫn một lần quá nhiều khách, chỉ từ 1 đến 4 hoặc 5 người, chủ yếu mọi người cùng ăn, cùng trò chuyện với nhau một cách vui vẻ và thân thiện. Trong đó mình còn giới thiệu nhiều câu chuyện về sự ra đời của món ăn đó nếu có nữa. Biết được nhiều câu chuyện thú vị nên ai cũng tỏ ra thích thú cả”.
Và một con người “cuồng ăn uống” đúng nghĩa
Như những giới thiệu và chia sẻ trên, hẳn nhiều người sẽ nghĩ “chắc trong đầu cô gái này luôn nghĩ ra nhiều kế hoạch đao to búa lớn, nên mới làm được những điều như vậy”. Nhưng thật sự thì mọi thứ Uyên làm cho đến ngày hôm nay, tất cả đều bắt nguồn từ sở thích ăn uống đến bất tận của cô.
“Mình yêu ăn uống lắm, phải nói là cực kỳ mê luôn. Nên mỗi khi làm công việc này mình lại được khám quá ra nhiều hàng ăn mới, nhiều món ăn hấp dẫn khác. Tính ra cho đến hiện tại tất cả những gì mình làm suốt hơn 5 năm qua đều tự mình bỏ tiền túi ra cả. Có lúc cũng “đuối”, cũng mệt, và không có thời gian vì còn nhiều công việc khác, nhưng nghĩ lại thứ nhất “vì sự nghiệp ăn uống của bản thân”, thứ hai là vì “tình yêu, lòng đam mê ẩm thực quê nhà” nên mình lại tiếp tục”.
Một điều đặc biệt về cô gái này nữa là Uyên còn có một người chị ruột có biệt danh là Helen. Helen cũng là một người có tiếng tại Đà Nẵng và với rất nhiều người nước ngoài về khả năng viết bài bình luận, giới thiệu ẩm thực Đà Nẵng. Helen cũng được rất nhiều trang báo, tạp chí nổi tiếng của nước ngoài viết bài giới thiệu. Hiện mỗi bài viết và clip của Helen trên Youtube có ít nhất vài chục nghìn đến gần 1 triệu lượt views.
Không những thế, các bài viết, clip hướng dẫn nấu ăn và bình luận của Uyên và Helen đều có một sự uy tín nhất định đối với các khách du lịch nước ngoài. Gần như họ rất tin tưởng với những gì mà cả hai chị em giới thiệu. Vì thế mà Uyên ngày càng chăm chút cho những bài viết về ẩm thực của mình hơn để ngày càng được nhiều người biết đến từng nét văn hóa, ẩm thực cũng như con người Đà Nẵng.
Theo Trí Thức Trẻ
Xem thêm bài viết
Du lịch khám phá Đà Nẵng trong 24 giờ
Tha hồ thưởng thức món ngon Đà Nẵng ở Sài Gòn
Những món hải sản tuyệt ngon ở Đà Nẵng
Du khách nữ đến Qatar không được mặc… quần legging
Qatar vừa ban hành một quy định tư vấn cho du khách nữ đến quốc gia này rằng quần legging không được xem là một loại quần và không đủ “khiêm tốn” để mặc ở nơi công cộng.
Hành trình du lịch xuyên Việt bằng xe đạp siêu ‘tiết kiệm’
Hành trình du lịch xuyên Việt bằng xe đạp đã có rất nhiều người thực hiện nhưng dừng chân kiếm việc làm tại chỗ để làm lộ phí thì không phải ai cũng biết cách.
Lạ mắt với máy bay sơn Graffiti của đội tuyển bóng đá Brazil
Đội tuyển bóng đá Brazil sẽ được phục vụ di chuyển tại World Cup 2014 trên một chiếc máy bay với phong cách nghệ thuật đường phố độc đáo, khi chiếc máy bay chuyên chở dàn sao của đội bóng được sơn vẽ toàn bộ theo phong cách Graffiti đầy màu sắc.
Suy nghĩ trái chiều của hai phái khi đi du lịch biển
Trong khi đa số phụ nữ không thích đàn ông mặc quần bơi, thì chỉ có rất ít chàng trai muốn các cô gái mặc kín đáo khi ra biển.
10 lý do từ việc đi du lịch sẽ thay đổi cuộc sống của bạn
Có vô vàn lý do để bạn nên đứng dậy, bước ra ngoài kia và khám phá thế giới. Dưới đây là 10 lý do hấp dẫn từ việc đi du lịch sẽ giúp thay đổi cuộc sống của bạn, hãy để bạn sẽ nhớ mãi về những chuyến đi khó quên khi nói về tuổi trẻ của mình nhé. 1. Bạn sẽ