- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Dùng “chuyện ma Tao Đàn” để quảng bá du lịch Việt Nam
Nhiều website tiếng Anh trên thế giới ”bình chọn” công viên Tao Đàn (TP.HCM) là một trong những địa điểm bị ma ám ”ghê rợn nhất thế giới”, chỉ dựa vào tin đồn được sao chép trên internet.
RoughGuides tự xưng là một trong những trang hướng dẫn, thông tin du lịch lớn nhất thế giới, thành lập năm 1982 và có trụ sở ở Anh.
Trong bài viết những nơi bị ma ám kinh hoàng nhất thế giới, Rough Guides có viết về công viên Tao Đàn: Với 10 ha vườn rợp bóng cây cao, công viên Tao Đàn tạo cơ hội cho cư dân TP.HCM thoát khỏi những đường phố tấp nập xe cộ. Nhưng khi mặt trời lặn, nhiều người dân địa phương khó mà thư giãn trọn vẹn tại đây. Người ta đồn rằng hồn ma của một thanh niên bị giết chết trong một vụ thanh toán vẫn còn lởn vởn trong công viên, tìm kiếm người yêu bị thất lạc của mình.
Thử tìm kiếm công viên Tao Đàn trên trang Google, hàng chục website bằng tiếng Anh trên thế giới thật ra cũng đưa ra tin đồn tương tự về Tao Đàn, thậm chí những thông tin này đã được được đăng cách đây đến 5 năm (2008).
Thậm chí, thông tin trên các website này còn thổi phồng lên rằng cô bạn gái của thanh niên bị hiếp dâm nhiều lần. Hồn ma người thanh niên “lảng vảng” trong công viên với hy vọng giải cứu cô bạn gái.
Các đoạn thông tin “tin đồn” về Tao Đàn “bị ma ám” được “sao chép” nguyên văn hoặc chỉnh sửa lại và “thêm mắm thêm muối” trên các website.
Trong danh sách 27 địa danh được Rough Guides cho là ghê rợn nhất thế giới này còn có tu viện Christchurch (Anh), lâu đài Château de Brissac (Pháp), tu viện Kloster Unterzell (Đức), núi Everest (Nepal), hệ thống tàu điện ngầm London (Anh), Tử Cấm Thành (Trung Quốc)… Về nghĩa trang Greyfriad Kiryard (Anh), trang này viết do chuyện “ma ám” mà chính quyền thành phố từ lâu đã quyết định niêm phong nghĩa trang. Tuy nhiên, lãnh đạo một công ty du lịch có uy tín ở TP.HCM cho biết cô mới vào thăm nghĩa trang này tháng trước và “Ở đây có con chó Bobby (Greyfriars Bobby) rất nổi tiếng, không có chuyện niêm phong, đóng cửa”…
Điều đáng nói là RoughGuides và nhiều website thông tin du lịch khác bằng tiếng Anh đưa ra thông tin trên một cách y nguyên, chị “dặm mắm, dặm muối” thêm chi tiết Tao Đàn rộng khoảng 10 ha.
Có một điểm mà RoughGuides đưa ra nhưng không hề giải thích đó là tin đồn xuất phát từ đâu và dựa trên tiêu chí nào của tạp chí này để đánh giá những địa điểm “bị ma ám ghê rợn nhất thế giới”.
Theo danh sách những địa điểm “bị ma ám ghê rợn nhất thế giới” của RoughGuides, công viên Tao Đàn đứng thứ 10 trên tổng số 27 địa điểm.
Sáng 14.10, Thanh Niên Online đã đặt những câu hỏi dựa vào tiêu chí nào để xếp hạng những nơi bị ma ám kinh dị nhất và gửi email cho RoughGuides nhưng đến sáng nay (15.10) vẫn chưa có phản hồi nào.
Tra cứu nhiều lần trong danh sách 27 địa danh được RoughGuides thông tin thì không hề có tiêu chí nào để website này đánh giá chuyện “ghê rợn nhất thế giới”.
Bà Nancy Parode, một nhà báo chuyên về du lịch của Mỹ, nhận định rằng RoughGuides hầu như không cập nhật thông tin thường xuyên.
Một độc giả của Thanh Niên Online là ông Trần Thế Bảo ở TP.HCM cho biết: “Tao Đàn từ trước năm 1975 đã có nhiều giai thoại, và những câu chuyện gắn liền với thế giới tâm linh”.
Độc giả này phản hồi: “Nếu hồi xưa người ta nói đến vụ án tự tử thì hay nghĩ đến nhảy cầu Bình Lợi, còn treo cổ thì hay nghĩ tới Tao Đàn, vì lúc đó Tao Đàn cây cối rất nhiều và có cây da rất lớn, nằm gần cổng nhà hát Trống Đồng bây giờ (không biết bây giờ còn hay không). Từ khi tôi hiểu biết đến năm giải phóng 1975 thì có hai vụ tự tử treo cổ chết tại cây da”.
Như vậy, những điều kỳ bí, ghê rợn, chuyện “ma” ở công viên Tao Đàn thật sự đã được thêu dệt xuất phát từ những vụ án mạng nói trên và có từ rất lâu.
Dựng chuyện “ma cỏ” để thu hút du lịch hay câu view cho website?
Nhiều ý kiến cho rằng các trang website du lịch dùng các câu chuyện đồn đoán, bí ẩn không những để thu hút du khách đến địa điểm du lịch đó mà còn thu hút hêm các lượt view (lượt xem) website của họ nhằm tăng cường “sự nổi tiếng” của website.
“Nhưng nói gì đi nữa thì trang du lịch RoughGuides có lẽ cũng là có ý muốn quảng bá du lịch Việt Nam”, theo nhận định của ông Bảo.
Một độc giả khác của Thanh Niên Online cho biết: “Tôi đi tập thể dục mỗi ngày vào 4-5 giờ sáng ở đây. Có bữa còn ngồi chơi đến khuya. Ma túy thì có chứ ma cỏ gì. Tôi nghĩ chắc ông phóng viên nước ngoài có thiện tâm muốn thu hút sự tò mò khách du lịch thế giới đến Việt Nam nên bày trò ma quỷ đó mà”.
“Thật ra đây là một câu chuyện để thu hút khách du lịch chứ không phải để hù dọa ai cả. Nếu tạp chí du lịch ấy đã kể một câu chuyện như thế thì cứ cho là như thế đi, cho nó hấp dẫn, rùng rợn”, một độc giả của Thanh Niên Online tên Nhân cho biết.
“Ở châu Âu còn có những câu chuyện về ma cà rồng ở một số lâu đài, địa danh để thu hút khách du lịch nữa mà. Mốt du lịch bây giờ là phải rùng rợn mới hấp dẫn. Còn chuyện bạn tin hay không thì tùy bạn”, theo độc giả tên Nhân.
Nguyễn Minh Trung, một hướng dẫn viên du lịch làm việc ở TP.HCM, cho rằng đa số các website du lịch đăng tải các thông tin sốc và hấp dẫn nhằm thu hút dân mạng vào trang của họ, từ đó họ có thể bán tour hoặc bán quảng cáo.
Nhiều người đi du lịch ngày nay trước khi đến một địa địa điểm du lịch nào đó thường có xu hướng lên mạng, truy cập vào các website, blog du lịch tìm hiểu thông tin về địa điểm đó.
Vì thế trên internet xuất hiện hàng trăm thậm chí hàng ngàn website cung cấp thông tin về các địa điểm du lịch trên thế giới.
Trước một núi thông tin trên internet, nhiều người đặt ra nghi vấn liệu rằng các thông tin này có đáng tin cậy hay không?