- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Du lịch Trung Quốc khám phá 7 cách đón mừng Tết truyền thống
Nội dung
Đất nước Trung Hoa rộng lớn với nền văn hóa lâu đời được xem như điểm “hot” nhất mỗi khi nhắc đến Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết truyền thống nói chung của người Đông Á. Người dân Trung Hoa sẽ làm gì đặc biệt trong những ngày này để thể hiện sự chào đó
1. Cá cược đua ngựa
Cuộc đua ngựa đầu năm mới là “trận đấu” đáng mong chờ nhất trong hàng chục cuộc đua diễn ra suốt một năm, và thường được tổ chức vào ngày thứ 3 của lễ hội mùa xuân.
Trường đua ngựa là nơi biết nói cần phải làm gì với những phong bao lì xì có được trong ngày Tết. Tin hay không tùy bạn, nhưng Tết truyền thống với người Trung Quốc là mùa làm ăn của những con bạc, cả “chuyên nghiệp” và ngược lại. Họ nô nức tới trường đua, với sự “lăn xả” như cái cách vẫn làm với các sòng bạc trên khắp Macao.
Ngoài cá độ cho con ngựa mình yêu thích, trong lễ hội, các “fan” có thể xem múa sư tử truyền thống, quay bánh xe may mắn và nhờ một thầy bói nào đó dự đoán vận mệnh trong năm mới cho mình. Vì vậy ngay cả các con bạc kém may mắn vẫn có lý do để vui thú khi tới đây.
2. Dâng hương cầu may
Hàng ngàn tín đồ của Phật giáo sẽ đi lễ và dâng hương trong ngày đầu tiên của năm mới. Những đoàn dâng hương dài như vô tận xếp hàng nối đuôi nhau đi, trên tay nâng cao bó 3 (hoặc bội số của 3) nén hương nghi ngút khói, một hình ảnh khó hiểu nhưng lại kích thích tò mò của rất nhiều khách du lịch ngoại quốc. Người Trung Hoa quan niệm sự thành tâm đó sẽ khiến trời phật phù hộ một năm mới tốt lành, may mắn.
Nếu hứng thú, hãy thử nhập đoàn lễ như vậy một lần. Nên nhớ bạn phải giơ cao tay để tránh chọc que hương vào mắt người khác. Đôi khi những hàng dài đó hoàn thành xong hành trình của mình đến một ngôi đền nào đó cho tới tận người cuối cùng thì cũng đã…nửa đêm.
3. Ăn đồ ăn biểu tượng cho may mắn
Trung Quốc rộng lớn, đông dân cư và nhiều dân tộc nhỏ. Vì vậy thực phẩm vào ngày Tết truyền thống mỗi vùng cũng khác nhau, nhưng kiểu gì cũng sẽ có bánh bao. Bên cạnh đó, các món ăn điển hình khác bao gồm: bánh khoai môn, bánh củ cải, jau gok (bánh bao chiên giòn), bánh bao và babaofan.
Với nhiều gia đình người Hoa, cá cũng quan trọng trong dịp Tết truyền thống, như gà tây trong ngày Lễ Tạ ơn vậy. Bởi trong tiếng Hoa, chữ “cá” (yu) phát âm gần giống với “còn sót lại”, ngụ ý về một năm dồi dào của cải. Điều đó cũng có nghĩa là nếu bạn được mời tới ăn trong một gia đình Trung Quốc, đừng cố ăn hết thức ăn trên bàn nhé. Tương tự như thế, “niangao” (bánh gạo nếp) đồng âm như “năm tăng,” nghĩa là một năm tiến bộ và thịnh vượng.
Với những cuộc nhậu ăn mừng năm mới, “tinh thần cộng đồng” của lẩu khiến nó trở thành một sự lựa chọn phổ biến vào thời điểm này trong năm.
4. Xem các chương trình Gala trên CCTV
Đón năm mới ở Trung Quốc mà không xem một show Gala mùa xuân trên CCTV là thiếu sót lớn. Spring Festival Gala là một chương trình truyền hình hàng năm của quốc gia, kéo dài 5 tiếng, trực tiếp vào đêm giao thừa năm mới từ 7:00 cho đến một thời gian sau nửa đêm.
Ngoài đưa đến cho người xem các ca khúc, điệu nhảy, nhào lộn và hài…, việc tổ chức một chương trình với thời lượng phát sóng dài (mà không làm phá vỡ tính thương mại) cũng là một nền tảng cho công tác tuyên truyền của chính phủ. Chương trình này đã “tiến hóa” để trở thành một cách giúp công chúng biết ai là người “quán quân” được ưa chuộng trong năm nay, đồng thời cầu nối trực tiếp văn hóa Trung Hoa tới người Trung Quốc sống ở nước ngoài.
5. Pháo hoa toàn quốc
Hầu hết các nơi ở Trung Quốc, pháo hoa năm mới ở Hồng Kông là những màn bắn lớn nhất của năm. Tiếng pahso ròn rã không ngừng trong 20 phút và thu hút hơn 300.000 người dân dọc theo bờ sông. Qua biên giới ở Trung Quốc đại lục, nơi pháo hoa và pháo không bị cấm, hàng triệu người đặt ra pháo hoa ở khắp mọi nơi, đêm giao thừa thắp sáng đường chân trời.
6. Đi chợ sắm Tết
Chợ năm mới bán những thứ cần thiết cho lễ hội mùa xuân: hoa, bánh kẹo, quần áo và đồ trang trí, và nhiều mặt hàng khác.
Trong năm, các chợ hoạt động ổn định một cách chính thông, nhưng chợ Tết thì mở cửa nhộn nhịp nhất trong một vài ngày trước năm mới và kéo dài đến khuya muộn, thậm chí ban đêm. Các quầy hàng cung cấp mạnh nhất là thực phẩm để bổ sung cho các bữa ăn họp mặt cuối năm của các gia đình, hoặc quần áo với rất nhiều mức hạ giá.
7. Thưởng lãm hoa anh đào
Đây có thể không phải là thời điểm của những bông nở rộ, vì Tháng Tư mới là tháng hoa nở đẹp nhất, nhưng lễ hội mùa xuân là thời gian thích hợp để ngắm hoa anh đào. Đại diện cho sự thịnh vượng và tình yêu, hoa đào đóng một vai trò quan trọng trong ngày Tết truyền thống. Những người yêu nhau hy vọng mối duyên của mình sẽ thêm bền chặt, hoặc những người cô đơn muốn tìm thấy tình yêu đều đến hò hẹn dưới tán hoa.
Theo Depplus
Xem thêm bài viết:
Những điều cần quên ngay khi du lịch Trung Quốc
Du lịch Hong Kong lãng mạn trên phim ‘Bên nhau trọn đời’
Du lịch Trung Quốc tham gia lễ hội băng đăng lớn nhất thế giới
Các resort đẹp như mơ nơi sao Việt tổ chức đám cưới
Những resort thơ mộng bên bờ biển miền Trung và miền Nam Việt Nam là nơi diễn ra đám cưới của rất nhiều cặp đôi nổi tiếng của showbiz Việt.
Cung đường đá nở hoa quyến rũ ở Hà Giang
Đường Hạnh Phúc là con đường nối liền những ngọn núi, phá thế biệt lập cho miền cao nguyên đá Đồng Văn.
20 điểm đến siêu lãng mạn bạn cần khám phá trong năm 2015
Theo bình chọn của trang Roughguides thì 20 điểm đến lãng mạn dưới đây là nơi mà những đôi tình nhân nên khám phá trong năm 2015.
Du lịch Việt Nam cuối tuần tham gia những sự kiện nổi bật
Trao đổi đồ cũ ở Saigon Urban Flea Maket hay nghe hòa nhạc Ngày văn hóa Nhật Bản… là những chương trình hấp dẫn dành cho bạn.
N Seoul Tower – Điểm đến lãng mạn mùa Valentine 2015
Hàng rào khóa tình yêu trên tháp truyền hình N Seoul Tower không chỉ là điểm đến yêu thích của giới trẻ thủ đô Seoul, Hàn Quốc, mà còn là một địa chỉ “ruột” của khách du lịch quốc tế vào mỗi dịp Valentine.