- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Du lịch Sài Gòn đừng quên thử đặc sản Hạ Long giá bình dân
Mỗi con ngán nướng giấy bạc giá 30.000 đồng, lẩu bề bề có giá dưới 200.000 đồng, ngay tại Sài Gòn, mức giá thấp hơn rất nhiều so với thành phố biển.
Ngán là một loại nhuyễn thể sống ở vùng nước mặn và nước, nhỉnh hơn con ngao một chút, vỏ sần sùi và sống sâu dưới bùn. Loại nhuyễn thể này có mặt ở hầu hết các cửa biển nhưng ngon nhất là loại ngán sống tại khu vực cửa sông Bạch Đằng nơi giáp ranh giữa Quảng Ninh và Hải Phòng.

Ngán nướng giấy bạc. Ảnh Zing.
Có thể đây là lý do chỉ ở Hạ Long nó mới trở thành đặc sản – nổi tiếng nhất là món bún trộn ngán và cũng chỉ có nơi đây, giá 1kg ngán trên thị trường không dưới 500.000 đồng. Ngán có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, ngon nhất là bún trộn ngán, song để có một đĩa bún trộn ngán tạm ổn, cần ít nhất 0,5kg ngán, nên quán chỉ bán từng con. Cụ thể ngán nướng giấy bạc với giá 30.000 đồng/con và cháo ngán 90.000 đồng/thố/3 con.

Ngán thường được nướng chín tái để bảo đảm độ ngon và dinh dưỡng. Ảnh Zing.
Là một trong những loại nhuyễn thể được “cộp mác” bổ dưỡng và an toàn cho tất cả mọi người (kể cả phụ nữ mới sinh), thịt ngán có vị ngọt, mềm. Song người sành ăn lại đánh giá cao phần nước trong con ngán hơn. Nó có vị ngọt, thơm không thể tìm thấy ở bất kỳ nguyên vật liệu nào.

Cháo Ngán với vị đậm đà khá lạ. Ảnh Zing.
Việc gói giấy bạc của quán cũng là cách giữ cho phần quan trọng này không bị hao hụt trong quá trình nướng. Tuy phần thịt ngán hơi ít, ăn một con “chả bõ bẽn”, nhưng ăn hai con bạn sẽ cảm thấy lại đủ. Ai dùng đến con thứ 3 sẽ thấy hơi ngán. Sau khi đã khai vị với những con ngán ngon, lạ, đắt, bạn đừng quên thử món lẩu bề bề (tôm tích).
Cách chế biến món này khá lạ. Cụ thể, nước lẩu được nấu bằng bề bề và một loại nước sốt được làm bằng cá nguyên chất. Sự kết hợp này đã mang đến một loại nước nhúng vừa ngọt, vừa thơm. Quán còn sang chảnh hơn khi cho thêm phần gạch bề bề, khiến nó càng dậy mùi và béo ngậy.

Lẩu bề bề hút khách với nguyên liệu lạ và sự hài hòa về màu sắc của các nguyên vật liệu. Ảnh Zing.

Dùng chung với bề bề là bắp bò ngọt mềm, chả cua béo đậm. Ảnh Zing.
Nước lẩu đã đặc biệt, “nhân vật chính” còn nổi bật. Bề bề có ngoại hình khá xương xẩu song phần thịt bên trong dai chắc, ngọt đậm. Có điều, cách lấy thịt lại không đơn giản, bạn không thể tách bằng tay mà phải có sự trợ lực của một chiếc kéo bén ngót.

Gạch bề bề không chỉ mang đến hương thơm, vị béo ngậy cho món lẩu mà còn sôi lục bục lạ tai, lạ mắt. Ảnh Zing.

Bề bề khá lớn nên bạn phải kiên nhẫn chờ. Ảnh Zing.
Khi nó chín, bạn dùng kéo phần vỏ hai bên, cắt bỏ đầu, rồi bạn dùng tay kéo phần vỏ cứng hướng từ trên đầu xuống từ từ, phần thịt bề bề trắng nõn, dai chắc đã sẵn sàng cho bạn thưởng thức. Mẹo nhỏ là món chấm kèm lẩu là nước mắm nguyên chất nhưng bề bề là hải sản nên việc tận dụng muối ớt xanh của món ngán sẽ ngon hơn hẳn.

Bề Bề hấp dẫn trong nồi lẩu. Ảnh Zing.

Dùng kéo cắt dọc hai bên thân, bỏ đầu, dùng dao tách lớp vỏ cứng bên trên là cách lấy thịt bề bề nhanh, gọn và đẹp mắt nhất. Ảnh Zing.
Ngoài hai đặc sản Hạ Long, gần đây, quán còn nghiên cứu và giới thiệu hàng loạt cách chế biến mới cho các món ốc quen thuộc như ốc khế xào bắp, ốc bông rang tép hay ốc khế xào bắp tép.

Ốc cà na xào bắp tép với cái giòn, khô của tép kết đôi cùng vị béo mềm của bắp tươi. Ảnh Zing.

Ốc khế rang tép ngoài vị dai, giòn của ốc là vị thơm, giòn, đậm của tép và tỏi. Ảnh Zing.
Mỗi cách chế biến mang đến những trải nghiệm khác nhau, xào sữa béo ngậy, rang tép giòn thơm, đậm đà; xào bắp tép thì vị ngọt mềm của bắp xen kẽ vị khô, thơm của tép lạ miệng.

Ốc bông rang tép, món ăn bạn có thể mút mát phần vỏ thơm béo. Ảnh Zing.
“Đã” nhất là cách chế biến lạ, mặt bằng rộng thoáng, sơ chế kỹ lưỡng nhưng giá các món ốc trong thực đơn chỉ dao động từ 10–60.000 đồng, riêng các món cháo, lẩu có giá trội hơn, từ 40.000 – 160.000 đồng.
Địa chỉ: 43 Phạm Ngọc Thạch, P. 6, Q. 3, TP. HCM.
Theo Zing
Xem thêm bài viết:
Những ‘thiên đường’ ăn uống giá dưới 15.000 đồng ở Sài Gòn
11 quán cơm Việt truyền thống vừa miệng ở Sài Gòn
Súp cua vỉa hè hơn 20 năm tuổi ở Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn

Du lịch Việt Nam trải nghiệm văn hóa cà phê 3 miền Hà Nội – Huế – Sài Gòn
Cà phê, chẳng biết từ bao giờ đã trở thành thức uống không thể thiếu trong đời sống của mỗi người dân Việt Nam. Thậm chí có nhiều người, một ngày không uống ít nhất một cốc cà phê, họ lại cảm thấy mình bị thiếu thiếu cái gì đó.

Du lịch Hàn Quốc mùa hè giải nhiệt cùng món gà hầm Yonggyebaeksuk
Mùa hè là mùa nóng nhất trong năm, và người Hàn Quốc quan niệm trong 3 ngày nóng nhất trong năm (gọi là “Tam phục” – Đầu phục, trung phục, cuối phục) thì nên ăn những món ăn “lấy nhiệt trị nhiệt”, tiêu biểu là Samgyetang (Gà hầm sâm) và Yeonggyebaeksuk (G

Du lịch Nhật Bản ghé thăm 10 kiểu nhà hàng thường thấy
Thật khó để dùng bữa ở một đất nước xa lạ nếu bạn không hiểu về phong cách ăn uống của người dân nơi đó. Du lịch Nhật Bản, nếu không đọc được tiếng Nhật, bạn sẽ thấy những tấm bảng chỉ dẫn ở các nhà hàng trông giống những bức tranh hơn là những thông tin

Những quán bánh ướt và bánh cuốn trứ danh của Sài Gòn
Bánh ướt Bảy Hiền, bánh cuốn Thiên Hương hay bánh cuốn người Hoa hẻm 992… là những cái tên “nhắc mà thèm” của bánh cuốn Sài Gòn.

Du lịch Sài Gòn thưởng thức những món ốc ‘nổi danh’
Dĩ nhiên, những món ốc này vốn không phải chỉ Sài Gòn mới có nhưng nó lại có mặt thường xuyên và hay được thực khách ưu tiên lựa chọn nhất.