- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Du lịch Phan Thiết tham dự lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh năm 2016
Theo kế hoạch, lễ hội Nghinh Ông năm 2016 sẽ diễn ra từ ngày 26-28/8 (tức 24, 25/7 âm lịch) tại thành phố Phan Thiết (Bình Thuận).
Tuy có nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá “Ông”, lễ cúng “Ông”, lễ nghinh “Ông” nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá “Ông” là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung.
Lễ hội Nghinh Ông gồm phần lễ và phần hội với nhiều hoạt động gắn với văn hóa tín ngưỡng dân gian địa phương. Phần lễ bao gồm các hoạt động chính như: Lễ Thỉnh Thánh Mẫu; Lễ Thỉnh kinh; Lễ Thỉnh nước; Lễ Khai kinh; Lễ chiêu vong linh Tiền Hiền; Luân phiên tụng niệm; Lễ phóng sinh… Còn phần hội sẽ có những màn biểu diễn nhạc cụ dân tộc, biểu diễn nghệ thuật lân sư rồng và du hành qua các đường phố tại TP. Phan Thiết.
Theo dự kiến lễ hội lần này sẽ có sự tham gia biểu diễn của hơn 700 diễn viên quần chúng đến từ các hội quán như Hội quán Phước Kiến, Hội quán Quảng Đông, Hội quán Triều Châu, Hội quán Hải Nam, Đoàn Quan Đế Miếu, Đoàn Thanh long. Ngoài ra, còn có sự tham gia của một số đoàn đến từ TP.HCM như: Hội quán Nghĩa An, đội lồng đèn, đội cờ, đoàn nhạc cổ Triều Quần.
Đặc biệt, phần hội Nghinh Ông du hành đường phố là phần được mong chờ nhất sẽ diễn ra vào ngày 28/8/2016 (26/7 Âm lịch), bắt đầu lúc 5h00 với lộ trình như sau: Xuất phát từ Quan Đế Miếu – Trần Phú – Ngã Bảy bưu điện – Nguyễn Huệ – rẽ phải Đinh Tiên Hoàng – rẽ trái Lý Thường Kiệt – rẽ trái Trưng Trắc – Trưng Nhị – Nguyễn Văn Cừ – Ngã Bảy bưu điện – Trần Phú – Triệu Quang Phục – Ngô Sĩ Liên – Ngư Ông – Trưng Trắc – rẽ trái Trần Hưng Đạo – rẽ phải Nguyễn Thái Học – rẽ trái Trần Quốc Toản – rẽ trái Nguyễn Thị Minh Khai – vườn hoa Đức Nghĩa – Nguyễn Tri Phương – Ngô Sĩ Liên – Quan Đế Miếu.
Theo Hà Mi (Tổng hợp)