- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Du Lịch Mũi Né - Tháp Poshanư
Tháp Poshanư là một trong những công trình tháp độc đáo còn sót lại của vương quốc Chăm Pa cổ. Tuy đã bị tàn phá bởi thời gian nhưng tháp Poshanư vẫn còn giữ lại nét đẹp của kiến trúc Hòa Lai - nghệ thuật xây dựng tuyệt mĩ nhất của vương quốc Chăm Pa khi
là một trong những công trình tháp độc đáo còn sót lại của vương quốc Chăm Pa cổ. Tuy đã bị tàn phá bởi thời gian nhưng tháp Poshanư vẫn còn giữ lại nét đẹp của kiến trúc Hòa Lai - nghệ thuật xây dựng tuyệt mĩ nhất của vương quốc Chăm Pa khi còn phồn thịnh.
Tháp Poshanư là điểm du lịch vô cùng hấp dẫn tại Mũi Né
1. Giới thiệu về địa điểm du lịch Mũi Né – tháp Poshanư
Tháp cổ Poshanư là cụm di tích gồm nhiều đền tháp nằm trên đồi Lầu Ông Hoàng, cách thành phố Phan Thiết 7km. Tháp được người Chăm xây vào cuối thế kỉ thứ 8 và hoàn thành vào đầu thế kỉ thứ 9 để thờ vị thần Shiva – một vị thần rất linh thiêng của người Ấn Độ. Quần thể tháp Poshanư khi vừa hoàn thành được xem là tuyệt tác kiến trúc của người Chăm Pa thời đó.
Poshanư là một trong số ít những công trình tháp của người Chăm được xây dựng theo kiến trúc Hòa Lai. Kiến trúc Hòa Lai được xem là một trong những phong cách thiết kế nghệ thuật ấn tượng nhất của vương quốc Chăm Pa cổ thời kì phồn thịnh nhất – theo đánh giá của những nhà nghiên cứu khi nhắc về nghệ thuật xây dựng tháp của người Chăm.
Tháp được xây dựng trên đồi Lầu Ông Hoàng từ thế kỉ thứ 9
Đến thế kỉ 15, người Chăm xây dựng thêm một số công trình kiến trúc đơn giản bên trong quần thể Poshanư để thờ công chúa Poshanư, con vua Para Chanh để tưởng tài đức của người. Từ đó quần thể di tích có tên là tháp Poshanư.
Nghệ thuật kiến trúc Hòa Lai tạo nên sự khác biệt về thiết kế của tháp Poshanư so với những công trình tháp Chăm khác. So về quy mô, tháp Poshanư không thể sánh bằng quần thể tháp Chăm ở thánh địa Mỹ Sơn nhưng lại đẹp và tinh tế hơn rất nhiều. Sự khác biệt đó thể hiện rõ ràng nhất ở nghệ thuật trang trí, lối thiết kế đối xứng ở phần thân tháp.
Tuy không còn giữ được nét uy nghiêm của một công trình kiến trúc tuyệt đẹp thời vương quốc Chăm Pa còn phồn thịnh nhưng tháp Poshanư vẫn thu hút rất đông du khách tham gia tour du lịch Mũi Né đến tham quan.
2. Sự tích về sự hình thành tên gọi tháp Poshanư
Tháp Poshanư gắn liền với sự tích với câu chuyện tình yêu của nàng công chúa Poshanư. Poshanư là một trong những người con gái tài năng nhất của vua Para Chanh. Cô là người có công rất lớn trong việc mở rộng vương quốc Chăm Pa, hướng dẫn người dân Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc phá rừng làm rẫy, trồng lúa nước, xây dựng thủy lợi…
Lễ hội của người Chăm diễn ra bên ngoài tháp Poshanu
Poshanư yêu lãnh chúa Po Sahaniempar, một người theo đạo Hồi sống ở vùng Ma Lâm. Dù bị gia đình ngăn cấm nhưng công chúa vẫn quyết định se duyên cùng lãnh chúa Po Sahaniempar. Tình yêu của Poshanư và Po Sahaniempar bị em trai công chúa âm mưu chia rẽ. Trong một lần hành hương về không thấy Poshanư đón, lãnh chúa Po Sahaniempar tức giận bỏ về phía Nam và kết hôn với người con gái dân tộc tên Chargo. Còn Poshanư, khi lặn lội đến Núi Ông – Tánh Linh gặp chồng, sau khi biết chuyện, Poshanư về Bianneh và sống đến cuối đời ở đây.
Để nhớ công ơn của công chúa, người dân Chăm Pa xây dựng một vài kiến trúc nhỏ thờ bà bên trong quần thể tháp Poshanư. Tháp Poshanư hiện đang là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng Mũi Né vô cùng hấp dẫn. Poshanư cũng là tháp Chăm duy nhất còn sót lại của thành phố Phan Thiết.
3. Khám phá quần thể tháp Poshanư
Quần thể tháp Poshanư gồm 1 tháp chính và 2 tháp phụ. Tháp chính là công trình lớn nhất của cụm di tích, gồm 3 tầng, cao 15m. Tháp được xây dựng hướng về phía Đông, nơi được xem là chốn cư ngụ của các vị thần theo truyền thuyết Ấn Độ. Cửa chính của tháp cũng được xây ở hướng này.
Quần thể tháp Poshanư gồm 1 tháp chính và 2 tháp phụ được xây dựng theo kiến trúc Hòa Lai
Để đảm bảo tính đối xứng của nghệ thuật Hòa Lai, người Chăm dựng thêm 3 cửa giả ở 3 hướng còn lại. Cả 4 cửa đều được điêu khắc nhiều họa tiết hoa và hình tượng kì quái. Đỉnh tháp có 4 cửa nhìn về 4 hướng. Bên trong tháp chính là Linga – Yoni bằng đá – linh vật bằng đá của đạo Hindu.
Tháp phụ thứ nhất là nơi thờ Thần Lửa. Tháp nằm ngay cạnh tháp chính. Tháp phụ thứ 1 có chiều cao 4m, là tháp nhỏ nhất trong 3 tháp. Tháp chỉ có 1 cửa vào duy nhất hướng về phía Đông. Tháp phụ thứ 2 là nơi thờ thần bò Nandin – vật cưỡi của thần Shiva. Tháp có chiều cao 12m được thiết kế tương tự tháp chính.
Tháp Poshanư là điểm hành hương văn hóa của người theo đạo Hindu. Mỗi ngày, tháp đón hàng trăm lượt du khách đến tham quan và tìm hiểu về văn hóa của người Chăm Pa. Nếu đến đây vào dịp lễ hội Rija Nưga, du khách sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội sôi nổi của người dân nơi đây.
Mỗi ngày đều có nhiều lượt khách du lịch đến đây tham quan và chụp hình
Ngoài tháp Poshanư là công trình kiến trúc Chăm Pa vô cùng nổi tiếng, ở Mũi Né vẫn còn rất nhiều điểm du lịch văn hóa khác như Lầu Ông Hoàng, Trường Dục Thanh… đang chờ đón du khách đến khám phá.
Du khách có thể tham khảo thêm về những địa danh du lịch đẹp ở Mũi Né qua bài viết “Trường Dục Thanh”.
Tháp Poshanư là công trình kiến trúc tháp Chăm hoàn mỹ nhất trong số những quẩn thể di tích Chăm Pa còn tồn tại. Du khách đến đây vừa có thể ngắm cảnh lại vừa có thể tìm hiểu thêm về văn hóa của người Chăm. Rất nhiều điều tuyệt vời hấp dẫn đang chờ đón du khách tại khu du lịch Tháp Poshanư – Phan Thiết.
Du lịch Việt Vui tổng hợp