- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Du Lịch Hội An - Hội quán Phúc Kiến
Các Hội quán dường như là một nét riêng rất độc đáo của Hội An. Khi đến thăm khu phố cổ này, du khách có thể đến thăm nhiều địa điểm khác nhau như Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Triều Châu, Hội quán Quảng Đông… Trải qua những thăng trầm và biến động của thờ
Các Hội quán dường như là một nét riêng rất độc đáo của Hội An. Khi đến thăm khu phố cổ này, du khách có thể đến thăm nhiều địa điểm khác nhau như , Hội quán Triều Châu, Hội quán Quảng Đông… Trải qua những thăng trầm và biến động của thời gian, các công trình kiến trúc này vẫn giữ được nét cổ kính, ấn tượng ngày nào. Để hiểu thêm về nó, quý khách hãy tham khảo bài viết sau đây do Viet Fun Travel cung cấp.
Vị trí
Hội quán Phúc Kiến hay còn gọi là Phước Kiến, là điểm du lịch tâm linh tọa lạc tại số 46 đường Trần Phú, nằm trong khu phố cổ Hội An. Đây là công trình lớn nhất trong số các Hội quán được xây dựng ở phố Hội, được rất nhiều du khách yêu thích và viếng thăm thường xuyên.
Hội quán được khởi công xây dựng vào năm 1697, là nơi thờ bà Thiên Hậu Thánh mẫu cùng các vị thần sông nước, tiền của, con cái…, với mong muốn cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa. Ngày nay, đây là nơi họp hội đồng hương của những người Phúc Kiến (Trung Hoa) đến vùng đất này lập nghiệp.
Hội quán Phúc Kiến tọa lạc trong khu du lịch Phố cổ Hội An
Việc di chuyển đến Hội quán không quá khó khăn bởi công trình này nằm ngay trong khu du lịch Phố cổ Hội An. Đây là điểm tham quan thường nằm trong chương trình của các tour du lịch Hội An do công ty lữ hành tổ chức. Nếu đi du lịch tự túc, từ Chùa Cầu Quý khách chỉ cần đi bộ khoảng 500 mét về phía đường Trần Phú là sẽ đến nơi.
Lịch sử hình thành và phát triển
Tương truyền, vào khoảng năm 1649 tại Trung Quốc, nhà Thanh với thế lực hùng mạnh của mình đã tiêu diệt nhà Minh và lập nên triều đại Mãn Thanh. Không chấp nhận thuần phục, các tướng lĩnh của Triều Minh đã nổi dậy với mục tiêu “phản Thanh phục Minh”. Kết quả, họ đã bị thất bại, sau đó phải mang theo cả gia đình lên tàu vượt biển xuống vùng Đông Nam Á.
Hội An cũng là một trong những điểm đến của những người Hoa này, họ đã được chúa Nguyễn cho phép định cư tại đây và lập nên làng Minh Hương. Ngôi làng trở thành nơi cư ngụ của người Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam và Haka (Hẹ).
Hội quán Phúc Kiến gắn liền với sự di cư của các tướng lĩnh triều Minh đến xứ Việt xưa kia
Với tinh thần đoàn kết cao và để hỗ trợ nhau trong quá trình làm ăn buôn bán, mỗi nhóm người đã lập nên một Hội quán riêng. So với những nơi còn lại như Hội quán Triều Châu, hội quán Quảng Đông…, Hội quán Phước Kiến đẹp và nổi tiếng hơn cả với sự nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm bậc nhất lúc bấy giờ.
Cả công trình tọa lạc trên một không gian rộng lớn, được xây dựng theo đúng phong cách kiến trúc đặc trưng của Trung Hoa xưa kia. Theo thời gian, cùng với những đóng góp to lớn của cộng đồng Hoa Kiều đến từ Phúc Kiến, Hội quán ngày càng trở nên khang trang, rực rỡ hơn so với trước.
Phong cách kiến trúc và các lễ hội truyền thống
Vào thế kỷ 17, công trình này được xem là tiêu biểu nhất của chốn phồn hoa đô Hội. Kiến trúc của Hội quán mang đậm nét đặc trưng của đình chùa truyền thống với cổng tam quan, mái ngói lợp âm dương. Ban đầu, công trình này có kết cấu hoàn toàn bằng gỗ, tuy nhiên sau nhiều lần trùng tu đã được thay thế bằng một số loại vật liệu hiện đại hơn.
Phía trên mái của là nhiều hình thù đặc sắc, đặc biệt là tích lưỡng long chầu bình hồ lô. Theo quan niệm dân gian xưa kia, bình này là nơi tích tụ sinh khí của Trời và Đất, có tác dụng giúp nâng cao sức mạnh của con người chống lại các loại ốm đau, bệnh tật. Không chỉ có vậy, những con rồng này còn biểu tượng của sự uy quyền, vốn chỉ có vua chúa xưa kia mới được sử dụng.
Khi đứng trước cổng tam quan và nhìn lên phía trên, Quý khách sẽ nhìn thấy dòng chữ “Hội quán Phúc Kiến”. Ngoài ra, nơi này trước kia còn có tên gọi khác là Kim Sơn Tự, bởi nó đã từng là một ngôi chùa uy nghi, bề thế bậc nhất Hội An lúc bấy giờ.
Là một trong những địa điểm du lịch Hội An mang nhiều ý nghĩa tâm linh, khi đến đây Quý khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều công trình điêu khắc tinh xảo. Hầu hết trong số đó đều thể hiện những điển tích nổi tiếng như cá chép vượt vũ môn, Long – Lân – Quy – Phụng… Tất cả đều hiện diện vô cùng sinh động.
Hội quán Phúc Kiến là một công trình kiến trúc độc đáo và tinh xảo
Hội quán là nơi thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, được đặt phía trong gian chính của điện thờ. Trong tín ngưỡng của người phương Đông, bà là người giúp cho con người tránh được giông bão, hiểm họa bủa vây trên con đường phiêu bạt tứ phương. Đây cũng là vị thần được thờ ở hầu hết các đền miếu của người Hoa. Điều này chứng tỏ vị trí quan trọng của bà đối với tín ngưỡng Trung Hoa.
Hàng năm, vào những dịp trọng đại, người ta thường xuyên tổ chức rất nhiều lễ hội truyền thống độc đáo tại Hội quán. Chẳng hạn, vào ngày 16/2 âm lịch sẽ là lễ giỗ tổ 6 vị Lục Tánh Vương Gia, ngày 23/3 âm lịch là vía Thiên Hậu, ngày 15 tháng giêng âm lịch là ngày Nguyên Tiêu.
Với sự hỗ trợ không ngừng của đồng bào Hoa Kiều ở Hội An, Hội quán Phúc Kiến đã và đang trở thành một điểm du lịch văn hóa, tâm linh được nhiều du khách yêu thích. Khi đến đây, du khách đừng quên ghé thăm địa điểm này, bởi có rất nhiều điều thú vị đang chờ đón Quý khách ở phía trước.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Đặc sản Hội An - Món mì Quảng "ngon nhức nhói" nhất định phải ghé đến
Là một trong những món ăn trứ danh của Hội An, mì Quảng luôn được xem là sự lựa chọn hàng đầu mỗi khi khách du lịch đến khám phá ẩm thực Phố Hội.
Du lịch Hội An - Làng gốm Thanh Hà
Tới với phố cổ Hội An, du khách sẽ cảm nhận được vẻ nét đẹp hoài cổ qua từng mái nhà, nếp ngói. Nơi đây có rất nhiều làng nghề truyền thống gợi lên hình bóng một thời phồn thịnh của Hội An xưa, nổi bật trong số đó chính là làng gốm Thanh Hà – một trong nh
Đặc sản Hội An: Bánh bao – Bánh vạc
Là một trong những đặc sản nổi tiếng, được ví như “món bản quyền” của Phố Hội, bánh bao - bánh vạc chắc chắn sẽ lôi cuốn và khiến du khách quyến luyến, khó thể quên. Để bánh bao và bánh vạc Hội An có được hương vị thơm ngon, hấp dẫn, đòi hỏi cả một quá tr
Bánh tráng (bánh cuốn/bánh ướt) - Đặc sản Hội An
Không biết xuất hiện tự bao giờ, chỉ biết rằng từ rất lâu, món bánh tráng Hội An đã là một trong những món ăn ẩm thực đường phố được lòng rất nhiều du khách. Tuy chỉ là một món ăn bình dị, dân dã nhưng bánh tráng (bánh cuốn/bánh ướt) Hội An lại khiến khôn
Đặc sản Hội An - Chè bắp
Dưới cái nắng vàng vọt như “rải mật” của miền Trung, được thưởng thức một chén chè bắp thanh ngọt sẽ khiến du khách cảm thấy như rằng lòng mình dịu mát đi hẳn. Chè bắp Phố Hội tuy chỉ là một món chè dân dã, mộc mạc nhưng lại được rất nhiều người yêu thích