- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Du lịch giá rẻ với ‘Ăn nhờ Ở đậu'': Niềm tin quyết định tất cả
Dự án xây dựng mạng du lịch “Ăn nhờ Ở đậu” của một người Việt tại Mỹ đã hoàn thành và lên mạng chính thức vào ngày 12/3, giờ Washington DC, Mỹ tại địa chỉ www.sinhvienusa.org/anod thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận.
Dự án xây dựng mạng du lịch “Ăn nhờ Ở đậu” của một người Việt tại Mỹ đã hoàn thành và lên mạng chính thức vào ngày 12/3, giờ Washington DC, Mỹ tại địa chỉ thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận.
Tác giả dự án này là anh Nguyễn Minh Hiển, hiện đang sống tại Mỹ. Anh Hiển đã tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội, sau đó đến Mỹ vào năm 2005 học ngành kỹ thuật điện tử tại University of Vermont. Đam mê du lịch khám phá, anh Hiển đã đi tới 46 tiểu bang ở Mỹ, chỉ còn 4 bang anh chưa đặt chân tới là Michigan, Wisconsin, Alaska và Hawaii.
Anh có thể giới thiệu sơ qua cho mọi người hiểu rõ hơn về du lịch giá rẻ với “Ăn nhờ Ở đậu” không?
Mạng “Ăn nhờ Ở đậu” hoạt động tương tự như mạng “lướt sofa” (couchsurfing) của thế giới nhưng dành riêng cho sinh viên Việt Nam với nhau. Khi đăng ký vào mạng có thể “xây nhà” để đón tiếp các bạn muốn ở nhờ.
Các bạn muốn ở nhờ cũng có thể liên lạc với các chủ nhà để xin ở. Điều khác biệt chủ yếu giữa “Ăn nhờ Ở đậu” và các mạng ở trọ khác là sự uy tín dựa trên cơ sở tin cậy lẫn nhau thông qua chứng thực và giới thiệu. Việc ở trọ giữa những người bạn trí thức Việt Nam cũng đáng tin hơn, ngoài ra mọi người còn có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau.
Cái tên “Ăn nhờ Ở đậu” theo hàm ý của người xưa có vẻ không được hay lắm, anh có thể giải thích ý nghĩa của những người làm dự án muốn truyền đạt? Và cái tên này phải tốn bao nhiêu lâu để có thể trở thành tên chính thức?
Khi bọn mình mới giới thiệu để các bạn dùng thử hệ thống với tên “Ăn nhờ Ở đậu” cũng có một số hiểu lầm ban đầu. Một số bạn hiểu “Ăn nhờ Ở đậu” theo nghĩa: ăn chầu, ở chực hay ăn vạ ở vật,… và có sự e dè nhất định. Nhưng thực tình ý nghĩa “Ăn nhờ Ở đậu” không phải như vậy.
“Ăn nhờ Ở đậu” mang ý nghĩa gieo duyên lành và tự do không bám víu. Như những con chim hạc bay đến báo tin vui, đất lành chim đậu,… Người đi hành khất như những vị Bồ Tát, không cửa không nhà lang thang, chúa Giê-su đem đến tin mừng cho mọi người,… Đây không phải mang nghĩa đi ăn xin xuất phát từ tuyệt vọng mà thể hiện sự tin tưởng vào lòng tốt có sẵn của cộng đồng, từ đó nương tựa vào cộng đồng. Bởi chúng ta là đồng bào hàm ý nhiều người ở cùng chung một bọc theo nguồn gốc “con Rồng cháu Tiên”. Do đó, cần đùm bọc và thương yêu lẫn nhau.
Về thời gian để cái tên này thành tên chính thức, thì đây là cái tên được chọn ngay từ đầu. Ly kỳ về cái tên này chỉ là việc bảo vệ ý nghĩa của nó trước những cách hiểu khác nhau mà thôi!
Anh cùng vợ đã thực hiện chuyến đi xuyên suốt nước Mỹ, với một chuyến đi dài như vậy thì đối với anh kỷ niệm nào là vui nhất?
Bọn mình có rất nhiều kỷ niệm vui. Ví dụ như bọn mình tí nữa bị lạc trên sa mạc cát ở công viên quốc gia Great Sands Dune ở tiểu bang Colorado. Lúc đó, trời đang sáng và bọn mình vẫn mải mê leo núi cát. Nhưng trời chợt xẩm tối rất nhanh. Dù cả hai vẫn đang ở trên núi và hoàn toàn bị mất phương hướng dù vẫn nhìn thấy ánh sáng đèn xung quanh.
Ban đầu, định đi về hướng ánh sáng và tưởng đường mòn ở gần những thật ra lại khá xa và thực sự bị chệch hướng. Trong đầu cũng lo sợ có thú rừng ra nhăm nhe nên chúng tôi phải kiếm vài cành cây mang theo để tự vệ. Sau một hồi lần theo vết chân để lại và đường mòn, cuối cùng cũng tìm được đường về lều, đốt lửa trại nướng thịt và ăn bánh mỳ lúc giữa khuya.
Dù đã ngủ, cắm trại như thế nhiều lần trên đường đi nhưng lần đó thật sự mang rất nhiều cảm xúc. Đã vậy, hôm sau còn phải dậy rất sớm, vì mặt trời chiếu ánh nắng rất gay gắt nên không khí trong lều nóng lên nhanh chóng.
Chuyến đi đó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển dự án “Ăn nhờ ở đậu” không thưa anh?
Tất nhiên! Chuyến đi đó khiến mình cảm thấy can đảm lên rất nhiều, và cảm thấy đi du lịch đem lại những trải nghiệm sống và quan sát thú vị cho các bạn du học sinh xa nhà. Do đó, mình cũng nghĩ tới chuyện làm sao có thể kết hợp được tinh thần cộng đồng của đông đảo du học sinh để giúp nhau ở trọ và giúp đỡ nhiều thứ khác.
Là một người yêu thích du lịch, tìm tòi, khám phá,… anh có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình để giúp những bạn có ý tưởng đi du lịch bụi có thể lên kế hoạch cho một chuyến đi “hoàn hảo”?
Trước tiên, mình khuyên các bạn nên tìm hiểu và hỏi mọi người, nhất là với ai đã có kinh nghiệm đi du lịch ở nơi đó, xem sách Lonely Planet, đi đến đâu thì hỏi người dân địa phương về thông tin mình cần tìm để biết được chỗ nào hay và có giá cả hợp lý. Ở Mỹ, mình cũng hay hỏi những tài xế lái xe tải, hỏi những người hướng dẫn thông tin du lịch về ý tưởng của bản thân. Mọi thứ thực chất đều bắt đầu bằng việc “hỏi”, sau đó mới là hành động. Cứ đi đi, rồi bạn sẽ tới đích.
Nếu các bạn ở Mỹ, các bạn có thể ghé qua thư viện công cộng (Public Library) để xem thêm sách về du lịch, sẽ thu thập được rất nhiều thông tin. Các bạn có thể mượn sách khoảng 2 tháng để mang theo đi du lịch rồi trả lại cho thư viện. Hoàn toàn miễn phí và gọn nhẹ.
Ý tưởng xuất phát của dự án “Ăn nhờ Ở đậu” đối với anh có phải đã được nung nấu từ rất lâu? Và đâu là thời điểm anh cảm thấy muốn bắt tay vào làm nó?
Đúng là mình đã nghĩ tới dự án “Ăn nhờ Ở đậu” được một thời gian nhưng thú thực đối với mình đó chỉ là giấc mơ cách xa mặt đất. Trước khi mình có cơ hội làm việc với những cộng sự hiện tại và nhờ sự giúp đỡ của hội sinh viên Việt nam tại Hoa Kỳ thì ý tưởng mới bắt đầu… chạm đất. Bọn mình bắt đầu dự án vào tháng 08/2013 khi xác định được nhóm làm việc và sự hỗ trợ về mặt cộng đồng của đại diện hội sinh viên khắp các vùng của Mỹ. Khi thấy mọi thứ đã khả thi, thì bọn mình thấy có trách nhiệm phải làm thôi!
Để kết nối được nhiều người tham gia dự án là điều không đơn giản. Vậy tiêu chí nào đối với anh là hấp dẫn để kêu gọi mọi người tham gia “Ăn nhờ Ở đậu”?
Thứ nhất, dự án bản thân nó phản ánh nhu cầu cần thiết có thật của rất nhiều người. Du học sinh thường ai cũng thích khám phá đất nước con người và muốn giao lưu kết nối cộng đồng.
Thứ hai, dự án này để thành công cần có sự bảo trợ về uy tín. Bọn mình là thành viên xây dựng trong nhóm liên hiệp các hội sinh viên ở Mỹ, do đó dự án được ấp ủ trong môi trường được xem là dễ và có cơ hội phát triển, đồng thời vẫn đảm bảo được sự tin cậy.
Thứ ba, cách thực hiện của bọn mình dựa trên yếu tố đơn giản, thân thiện người dùng và tiện dụng hết sức có thể. Các bạn chỉ cần dùng địa chỉ Facebook hay Gmail có sẵn là có thể đăng ký được luôn rồi. Rất đơn giản!
Dự án nào cũng có rủi ro, chẳng hạn khi phát sinh tranh chấp giữa chủ nhà và người ở nhờ thì ai sẽ là người đứng ra dàn xếp. Và tiêu chí phía “Ăn nhờ Ở đậu” có muốn công khai những vấn đề này để mọi người cùng thảo luận và có thể đưa ra cảm nhận riêng của mình không thưa anh?
Theo mình nghĩ, đây là việc cá nhân giữa chủ nhà và khách. Tuy nhiên, hệ thống có cung cấp các khuyến nghị và hướng dẫn sử dụng cho các thành viên đều được biết.
Ví dụ: chủ nhà và khách cần hiểu rõ các “điều lệ” trước khi tham gia vào “hợp đồng”.
“Ăn nhờ Ở đậu” cũng cung cấp cơ chế phản hồi để đánh giá chủ và khách. Có phản hồi sẽ làm chất lượng được phản ánh trung thực hơn. Ngoài ra, thường thì chủ và khách có kết nối thông qua các bạn đại diện vùng hay có những người bạn chung trên Facebook nên việc hòa giải cũng sẽ dễ dàng hơn.
Những điều nào theo anh là khó khăn hoặc cần quan tâm nhất trong “Ăn nhờ Ở đậu”?
Hiện giờ “Ăn nhờ Ở Đậu” đang hoạt động theo cách từ người dùng tới người dùng nên việc tương tác là tự phát và tự nguyện. Vì vậy, nếu một khách liên lạc với chủ nhà thì có thể được mời ở trọ hay không là tùy “duyên” hay tùy chủ nhà có chấp nhận hay không.
Do đó, khách nên tự giúp chính mình bằng cách tỏ ra dễ mến và đáng tin cậy như điền đầy đủ thông tin, viết thư mang tính cầu thị chứ chưa thể đòi hỏi mạng “Ăn nhờ Ở đậu” đối xử theo cách “khách hàng là thượng đế” ngay được (cười).
Để giúp các bạn ở nhờ dễ dàng hơn, “Ăn nhờ Ở đậu” đang xây dựng cơ chế “môi giới bắc cầu” tạo ra những đại diện vùng để giúp khách ở trọ dễ hơn với một chi phí nhỏ. Tuy nhiên, khó khăn là việc phát triển mạng lưới cộng tác viên đại diện vùng ở khắp thế giới. Việc này là cần thiết nhưng vì liên lạc qua mạng nên việc thiết lập cần thời gian và cần người để làm. Quan trọng nhất trong mọi tổ chức mình nghĩ vẫn là vấn đề con người, nếu có nhiều bạn nhiệt tình và tài năng tham gia giúp “Ăn nhờ Ở đậu” thì chuyện gì chắc cũng xuôi thôi.
Trong tương lai liệu “Ăn nhờ Ở đậu” có phát triển rộng thêm và dành cho nhiều đối tượng khác nữa không thưa anh?
Hiện giờ mạng “Ăn nhờ Ở đậu” đã có gần 2.000 “ngôi nhà” ở khắp các châu lục khác nhau chứ không chỉ giới hạn ở Mỹ. Nói chung “Ăn nhờ Ở đậu” hiện dành cho mọi đối tượng thông qua cơ chế giới thiệu lẫn nhau, đảm bảo tin cậy chung.
Anh có thể bật mí một dự án khác trong tương lai mà anh đang làm hoặc ấp ủ?
Hiện giờ, “Ăn nhờ Ở đậu” đã và đang phát triển các “lớp chức năng” khác nhau để nối liền và tăng cường tương tác giữa các nhóm người Việt trên thế giới.
Ví dụ: Hiện đã có các lớp bản đồ thể hiện các trường có du học sinh đang học. Việc này giúp người có nhu cầu muốn đi du học có thể liên lạc hỏi thăm thông tin từ các tổ chức của du học sinh, nhóm người Việt làm việc phi lợi nhuận khắp nơi trên thế giới,… Qua đó, các bạn đi đâu hay muốn tìm hiểu về du học, kinh doanh, văn hóa,… và nhiều thứ khác. Từ đó, mở ta cơ hội để liên lạc và hợp tác. Để dùng tính năng trên, bạn để ý bên tay phải của bản đồ có một số biểu tượng để dùng thử.
Cảm ơn anh đã dành thời gian chia sẻ và xin chúc “Ăn nhờ Ở đậu” thành công tốt đẹp!
Theo Huy Bân (Traveltimes.vn)
Xem thêm bài viết:
Du khách Mỹ ‘boa’ nhiều tiền nhất khi đi du lịch
Phim về du lịch Việt Nam lên sóng truyền hình Mỹ
Người Mỹ có xu hướng thích đi du lịch ở đâu tại nước ngoài?
7 sai lầm nhiều người mắc phải khi lần đầu du lịch Paris
Tip cho bồi bàn trong trường hợp không cần thiết hay đặt lịch đi xem quá nhiều nơi là những điều du khách lần đầu du lịch Paris thường mắc sai lầm.
Du lịch khắp miền đông Trung Quốc bằng hình thức… ‘Bedsurfing’
Ju Peng, một nữ sinh 19 tuổi đến từ thành phố Thượng Hải, miền đông Trung Quốc đã gây ‘bão’ dư luận khi cho đăng một mẩu quảng cáo tìm “bạn trai qua đường” trên trang mạng xã hội Weibo với một kế hoạch du lịch độc đáo: Sẵn sàng làm ‘chuy
Du lịch Quảng Bình khám phá hang Sơn Đoòng – “đệ nhất động” tự nhiên của thế giới ở Việt Nam
Sự hùng vĩ, đồ sộ về cảnh quan của hang Sơn Đoòng khiến nó được thế giới vinh danh là “The Great Wall of Viet Nam” (Vạn Lý Trường Thành của VN).
Mở “đài truyền hình” du lịch Việt Nam trên mạng xã hội
Sự phát triển không ngừng của mạng xã hội trao cho chúng ta nhiều cơ hội tuyệt vời để quảng bá du lịch Việt Nam.