- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Đôi chân gãy gập đau đớn của những phụ nữ bó chân
Những cụ bà có từng trải qua hủ tục bó chân ở Trung Quốc đang trải qua những năm cuối đời với đôi bàn chân gãy gập, khô nứt đầy đau đớn.
Bó chân là một hủ tục xuất hiện ở Trung Quốc từ thời nhà Tống, khi chuẩn mực cái đẹp của người phụ nữ là có đôi bàn chân nhỏ. Hủ tục này kéo dài hàng nghìn năm, trải qua nhiều triều đại phong kiến, và chỉ kết thúc ở thế kỷ 20. Ảnh: Getty Images. |
Theo truyền thuyết nổi tiếng của Trung Quốc, phong tục này được bắt đầu từ việc cung phi Triệu Phi Yến của Hán Thành Đế nhảy múa trên đôi chân được quấn lụa. Dáng vẻ yểu điệu, thướt tha của nàng khiến Hán Thành Đế say mê, gọi đôi chân bó là “kim liên tam thốn”, nghĩa là “gót sen ba tấc” và lệnh cho những cung phi khác làm theo. Ảnh: Getty Images. |
Công cuộc “làm đẹp” bắt đầu từ khi bé gái lên 4 tuổi. Các bé gái sẽ được bà, mẹ cho ngâm chân vào thảo dược và máu động vật để tránh bị hoại tử sau này. Sau đó, bẻ gập phần ngón chân xuống rồi dùng vải quấn chặt, kéo về phía gót chân. Ảnh: Getty Images. |
Hai lần một ngày, các bé gái sẽ được thay một lớp băng mới, mỗi lần thay là một lần quấn chặt tấm băng hơn. Quá trình làm đẹp đầy đau đớn này thường được thực hiện vào mùa đông, bởi thời tiết lạnh làm tê liệt cảm giác, phần nào giúp giảm bớt cơn đau. Ảnh: Getty Images. |
Việc bó chân lan rộng ra các tầng lớp dân chúng, đặc biệt trong các nhà giàu, phụ nữ không phải lao động. Hủ tục này đã bị bãi bỏ, nhưng ảnh hưởng thì vẫn kéo dài đến ngày nay. Ảnh: Getty Images. |
Đây là Luo Pu, cụ bà 100 tuổi, sống ở Liuyi, ngôi làng được gọi là Làng phụ nữ bó chân. Ở đây có rất nhiều phụ nữ trải qua tục bó chân còn sống. Ảnh: Getty Images. |
Bà là một trong số nhiều cụ già ở Trung Quốc được cho là những phụ nữ "gót sen ba tấc" cuối cùng của nước này. Ảnh: Getty Images. |
Sau rất nhiều năm bị quấn chặt trong băng vải và đi đôi giày bé xíu, các ngón chân của bà Luo Pu dính lại, méo mó. Da chân cũng bị khô, nứt nẻ, và bong tróc. Ảnh: Getty Images. |
Hiện nay, những người già có đôi chân nhỏ ở làng Liuyi thành lập một đội múa, cùng tập luyện những điệu múa với kiếm trong đôi giày nhỏ như em bé. Ảnh: Getty Images. |
Bàn chân với vết cắt sâu và phần ngón bị gập hẳn xuống của cụ Zhou Guizhen, 86 tuổi, khiến người xem rùng mình sợ hãi vì những cơn đau mà cụ đã chịu đựng. Ảnh: AFP/Getty Images. |
Hình ảnh 3 cô gái có đôi chân nhỏ chụp trước khi hủ tục này bị cấm vào năm 1912. Trường hợp cuối cùng được ghi nhận vẫn thực hiện việc bó chân là vào năm 1957. Ảnh: Public Domain/News Dog Media. |
5 quán chè luôn kín khách bất kể hè hay đông ở Sài Gòn
Sài Gòn có quán chè khắp mọi nơi, nhưng người sành ăn khó lòng bỏ qua xe chè chảnh Nguyễn Tri Phương vừa bán vừa hát, chè đợi ở vỉa hè quận 3, hay sạp chè Miên nhiều món lạ ở quận 10.
Những tình huống thót tim trong buồng lái du khách không hề biết
Hành khách không hay biết chuyện gì đang xảy ra trong buồng lái, bởi phi công luôn cố gắng hết sức để họ bớt lo lắng và sợ hãi không cần thiết trên máy bay.
Kỳ nghỉ trăng mật dài bất tận của cặp đôi người Bỉ
Cùng với một chiếc ôtô, cặp đôi người Bỉ đã tận hưởng tuần trăng mật bằng cách đi qua nhiều quốc gia, trong nhiều tháng và chưa có ý định dừng lại.
Mật mã trên da người sống của thổ dân Ấn Độ
Những người càng có nhiều hình xăm ở Naga càng có quá khứ dữ dội, bởi mỗi hình xăm đều tượng trưng cho một mạng người mà họ đã đoạt được.
Chàng trai đi xe máy từ Italy đến Việt Nam trong 10 tháng
Vượt qua 40.000 km và hơn 20 quốc gia, Rietro Porro (33 tuổi, người Italy) sắp hoàn thành mục tiêu chạy xe máy từ Italy đến TP.HCM.