- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Độc đáo món ăn ngày Tết ở các quốc gia châu Á
Trong năm mới, theo truyền thống của dân tộc mình, người dân các quốc gia châu Á thường chuẩn bị những món ăn dành cho mâm cỗ ngày Tết.
1. Nhật Bản
Những món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết người Nhật gọi là Osechi bao gồm xúp Ozoni (được nấu khá công phu với các thành phần: bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà), mứt đậu đen, Tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), Ie Sebi (tôm rán vàng), bánh dày… được xếp trong một hộp hình khối chữ nhật trong đỏ ngoài đen.
Sáng mùng một Tết, cả gia đình làm lễ đón mừng Năm Mới. Lần lượt từng người bắt đầu từ người ít tuổi nhất quay mặt về hướng Đông và uống rượu sake. Mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Tiếp đó là ăn các món Osechi sau khi cúng thần năm mới.
Tham khảo khách sạn Tokyo
2. Đài Loan
Bàn tiệc gia đình trong ngày 30 Tết của người Đài Loan thông thường phải có các món ăn như: Cải bẹ xanh cọng to để nguyên cây nấu, tượng trưng cho sự trường thọ; hẹ trắng để nguyên cọng nấu tượng trưng cho sự lâu dài; cá tượng trưng cho sự dư dả trong suốt năm, không được ăn hết nguyên con; củ cải trắng tượng trưng cho khởi đầu may mắn; cá viên, thịt viên tượng trưng cho sự đoàn tụ; bánh tổ tượng trưng cho sự thăng tiến; gà nguyên con tượng trưng cho sự đoàn tụ của toàn gia đình…
Khách sạn Taipei (Đài Bắc)
3. Hàn Quốc
Đến Hàn Quốc mỗi dịp năm mới, bạn sẽ được nghe đến những cái tên như ttok_kuk, gakkimchi, rượu Gui Balki, hay các món ăn khác: bánh bao, bánh pin-dae-ttok (bánh tráng kếp đậu xanh) và su-jong-gwa (chè quế) hay shikhye, một loại rượu pân nấu bằng gạo. Người Hàn Quốc cho rằng, ngày Tết ăn ttok_kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác. Ttok kuk còn có tên khác là Cheomsebyeong. Cheom có nghĩa là thêm tuổi. Ăn một bát Ttok kuk vào ngày đầu tiên của năm mới có nghĩa là thêm một tuổi nữa.
Khách sạn Seoul
4. Trung Quốc
Nước Trung Quốc tập trung nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc gìn giữ những phong tục, món Tết riêng. Trên mâm cỗ ngày Tết, người Hoa ở Quảng Đông thường chuẩn bị các món như: Bánh tổ tượng trưng cho “niên niên cao thăng” (năm mới tốt hơn năm cũ), giò heo trước nấu đậu phộng hay còn gọi là món “hoàng chòi chầu xẩu” với mong muốn tiền của hoạch tài chỉ giơ tay ra là nắm được, món tôm lăn bột tượng trưng cho niềm vui và tiếng cười sẽ rộn rã khắp nơi, món gà ngậm hành với mong muốn sang năm mới mọi việc đều tốt đẹp…
Khách sạn Thượng Hải
5. Ấn Độ
Trong ngày Tết (ngày Lễ hội ánh sáng – Diwali diễn ra khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 hằng năm), món ăn không thể thiếu là sữa nóng, bánh xốp, bánh ngọt và bánh sôcôla. Các món bánh ăn trong ngày Tết thường không có chất béo và không làm từ trứng. Ngoài ra, người Ấn Độ thích ăn các loại trái cây đắng trong ngày Tết để cầu may mắn vì họ tin tưởng rằng, ăn món này sẽ đuổi được nhiều ma quỷ quấy phá việc làm ăn.
Khách sạn Dehli
6. Malaysia
Món ăn phổ biến vào dịp Tết của Malaysia có tên là Otak – Otak, hay còn có tên là Otah – Otah. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này ở bất cứ nơi đâu, tại các trung tâm ăn uống của thành phố, các nhà hàng lớn hay trong những bữa ăn gia đình. Người ta có thể ăn bất cứ món ăn này vào mọi thời điểm buổi sáng, buổi trưa hay trong bữa tối.
Khách sạn Kuala Lumpur
7. Indonesia
Người Indonesia theo đạo Hồi đón Tết Tahun Baru Hijriah, họ thường ăn món bánh gần giống như bánh tét của miền Nam. Gạo thơm được gói trong lá dừa rồi đem hấp chín. Nói chung, các món ăn của người Indonesia thường khá cay và nồng, đặc biệt, cũng như Việt Nam, cơm là thực phẩm chính không thể thiếu tại đảo quốc này.
Khách sạn Jakarta
8. Lào
Trong mâm cỗ Tết của người Lào nhất định phải có món lạp. Trong tiếng Lào, lạp có nghĩa là lộc. Lạp có thể làm bằng thịt lợn, gà, bò, chim, cá… Trong mỗi gia đình, món lạp thường được làm rất công phu bởi quan niệm lạp không ngon nghĩa là năm mới làm ăn xui xẻo. Lạp được xem là linh hồn của dân tộc Lào trong năm mới. Người ta có thể đem tặng nhau món lạp với hi vọng năm mới có nhiều lộc.
Khách sạn Vientiane
9. Campuchia
Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Bon Chol Chnam của người Campuchia là món cari. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cari thơm lừng.
Khách sạn Phnom Penh
Những món ăn nên nếm thử khi đến Philippines
Món ăn Philippines có nhiều điểm khá giống và dễ ăn đối với du khách Việt Nam. Song một số phương pháp chế biến, phối hợp gia vị độc đáo do người Philippines sáng tạo nên tạo nên nét đặc trưng riêng.
Du lịch Campuchia nên thưởng thức món ăn gì?
Đất nước Campuchia cũng có rừng, biển, núi sông nên ẩm thực khá phong phú. Trên hành trình du lịch đất nước chùa tháp, tranh thủ thưởng thức những món ăn nổi tiếng là điều không thể thiếu với dân phượt. Món Campuchia phảng phất một chút Thái, một chút Việ
Khám phá 8 thành phố ẩm thực nổi tiếng Trung Hoa
Được mệnh danh là một trong những quốc gia có nền ẩm thực phong phú nhất thế giới, tỉnh thành ở Trung Quốc có những món ăn nổi tiếng, đặc trưng riêng. Hãy cùng iVIVU chiêm nghiệm hương vị thuần trong ẩm thực tại 8 thành phố ẩm thực nổi tiếng nhất Trung Ho
5 món ăn đặc trưng nhất của ẩm thực Thái Lan
Nếu có cơ hội du lịch Thái Lan, bạn đừng quên thưởng thức những món ăn đặc trưng nhất như: Cà ri xanh đỏ, tom yum goong, gỏi đu đủ cay som tam, phở xào pad Thái, chè chuối Kluay Buat Chee.
Món ăn vặt Hà Nội “đổ bộ” Sài Gòn
Sài Gòn được mệnh danh là thiên đường ẩm thực đường phố với sự du nhập của các món ăn đặc trưng khắp nơi. Nay danh sách ấy đang tiếp tục nối dài với sự gia nhập của các món ăn vặt đang nổi đình đám ở Hà Nội.