- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Độc đáo làng nghề làm nhẫn bạc cổ truyền gần Đà Lạt
Nội dung
Người Churu được biết đến như một tộc người thiểu số sinh sống tại tỉnh Lâm Đồng. Tộc người này có một nghề truyền thống độc đáo từ lâu đời mà ít ai biết đến. Đó là nghề làm nhẫn bạc, một làng nghề hứa hẹn sẽ trở thành một điểm đến thú vị trong tour tham quan các địa điểm du lịch.
Nhẫn bạc của người Churu (ảnh sưu tầm) |
Truyền thuyết cổ xưa của người Churu
Người Churu hiện nay sống tập trung ở các vùng núi của tỉnh Lâm Đồng với hơn 15 ngàn người. Theo truyền thuyết, người Churu là một nhóm nhỏ của người Chăm sống ở các vùng ven biển miền Trung. Vua Chăm bắt họ phải dâng nhiều của cải nhưng khi họ tìm được vật quý dâng vua, quan lại của nhà vua lại giấu đi. Bởi cuộc sống quá cực khổ, họ đã chạy trốn lên các vùng cao nguyên sống chung với các tộc người thiểu số khác cho tới ngày nay. Tuy nhiên đây chỉ là một giả thuyết chưa có căn cứ khoa học cụ thể.
Làng nghề làm nhẫn bạc giữa núi rừng cao Nguyên
Từ thành phố Đà Lạt, theo con đường của quốc lộ 20, du khách sẽ được đến với một làng quê mang tên Ma Đanh thuộc xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng – Nơi tạo ra những chiếc nhẫn bạc tinh xảo của người Churu.
Theo như lời nghệ nhân Ya Tuất, nghề làm nhẫn bạc có từ lâu đời và chỉ được truyền dạy cho con cháu trong làng. Đặc biệt, những chiếc nhẫn làm ra tại đây lại mang hai tên dành cho đối tượng sử dụng cũng khác nhau. Cụ thể, chiếc nhẫn mang tên “Srí K’may” dành cho nữ giới, còn “Srí L’cay” dành cho nam giới.
“Srí K’may”- nhẫn cho nữ giới (phải) và “Srí L’cay” – nhẫn cho nam giới (trái) (ảnh sưu tầm) |
Mỗi chiếc nhẫn đều chứa đựng biết bao tâm huyết và sự dụng tâm của nghệ nhân. Công đoạn làm ra những chiếc nhẫn này khá phức tạp và chứa nhiều điều ly kỳ. Nguyên liệu chính để làm ra nhẫn chính là sáp ong loại tốt nhất, đất sét và một số nguyên liệu khác. Đất sét cũng phải lấy ở một nơi bí mật trong rừng, chỉ nghệ nhân mới biết. Củi đốt là một loại cây rừng có tên kasiu, nếu đốt bằng các loại củi khác, nhẫn sẽ bị nứt, gãy.
Chiếc nhẫn mang lại hạnh phúc
Tuy công đoạn làm nhẫn rất phức tạp và nghề làm nhẫn không mang lại nhiều kinh tế cho người Churu nhưng nghệ nhân làm nhẫn vẫn không bỏ nghề vì theo họ, chiếc nhẫn bạc luôn đem lại nhiều niềm vui, may mắn cho người sử dụng. Chiếc nhẫn được xem như một món quà thể hiện lời chúc phúc để người Churu tặng nhau trong các dịp lễ Tết và hội hè. Còn đối với các cặp trai gái người Churu, nhẫn bạc Srí K’may, Srí L’cay lại như một tín vật thiêng liêng thể hiện lời thề chung thủy. Họ tặng nhẫn cho nhau để tỏ tình, trao nhẫn cho nhau trong lễ cưới dưới sự chứng kiến của hai bên gia đình.
Người Churu làm nhẫn bạc (ảnh sưu tầm) |
Du khách khi đến với xứ sở sương mù, trải qua nhiều địa điểm tham quan ở Đà Lạt nên một lần đến với làng làm nhẫn bạc Ma Đanh. Tại đây, du khách không những được chứng kiến công đoạn làm nhẫn cầu kỳ của người Churu, mà còn được hiểu thêm về một nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam.