- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Địa điểm du lịch Huế - Điện Hòn Chén
Thuộc quần thể di tích cố đô Huế, Điện Hòn Chén là nơi được nhiều du khách tìm đến khi có dịp đến Huế du lịch. Đến với Điện Hòn Chén, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng một di tích - thắng cảnh độc đáo và những giai thoại có “một không hai” ở vùng đất Cố Đô.
Thuộc quần thể di tích cố đô Huế, là nơi được nhiều du khách tìm đến khi có dịp đến Huế du lịch. Đến với Điện Hòn Chén, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng một di tích - thắng cảnh độc đáo và những giai thoại có “một không hai” ở vùng đất Cố Đô.
1. Hướng dẫn đường đi đến điện Hòn Chén
Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Điện Hòn Chén không chỉ là một di tích lịch sử và tôn giáo đáng chú ý mà còn là một thắng cảnh, một điểm tham quan văn hóa thu hút lượng lớn du khách tham quan mỗi năm.
Điện Hòn Chén tọa lạc bên dòng sông Hương
Điện Hòn Chén cách trung tâm Tp. Huế khoảng 8km theo hướng Tây Nam. Từ trung tâm Tp. Huế, du khách có thể đến điện Hòn Chén bằng nhiều cách. Du khách có thể đi thuyền trên sông Hương hoặc di chuyển bằng đường bộ.
Nếu di chuyển bằng đường bộ thì du khách có thể đi theo chỉ dẫn sau: du khách chạy xe theo hướng đường Bùi Thị Xuân rồi rẽ vào đường Huyền Trân Công Chúa. Sau đó, du khách chạy tới bến Than thì đi đò sang điện Hòn Chén.
Nếu không thích di chuyển bằng xe máy hoặc đi thuyền thì du khách có thể chọn xe du lịch chất lượng cao qua các tour du lịch Huế của Viet Fun Travel.
Du khách có thể đến điện Hòn Chén bằng thuyền
2. Điện Hòn Chén - Điện thờ có nhiều giai thoại nhất
Trong số các di tích thuộc quần thể cố đô Huế, có lẽ Điện Hòn Chén là điện thờ gắn với nhiều giai thoại nhất.
Theo truyền thuyết, điện Hòn Chén có tên là Hoàn Chén với ý nghĩa “trả lại chén ngọc”. Chuyện kể rằng trong một lần vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc xuống sông Hương, tưởng không có cách nào lấy lên được thì bỗng nhiên một con rùa nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho vua.
Theo truyền thuyết là thế nhưng trong các văn bằng sắc phong chính thức của triều Nguyễn thì ngôi điện này có tên là Ngọc Trản Sơn Từ với ý nghĩa là đền thờ ở núi Ngọc Trản. Đến thời vua Đồng Khánh, ngôi điện này được đổi tên là Huệ Nam Điện với ý nghĩa mang lại ân huệ cho vua nước Nam và gắn với nhiều giai thoại khác nữa.
Điện Hòn Chén gắn với nhiều giai thoại độc đáo
Dù được biết đến với nhiều tên như thế nhưng dân gian vẫn quen gọi là điện Hòn Chén hoặc điện Hoàn Chén. Điện Hòn Chén nguyên là ngôi đền thờ nữ thần PoNagar của người Chăm. Theo truyền thuyết, nữ thần là con của Ngọc Hoàng được sai xuống trần gian, bà có công tạo ra trái đất, cây cỏ và lúa gạo.
Từ một di tích tôn giáo độc đáo của người Chăm, người Việt đã dung hợp và phát huy tín ngưỡng này thành nơi thờ thánh Mẫu cùng các vị thần của người Việt. Đây được coi là sự hòa nhập về tôn giáo hay còn gọi là bản địa hóa. Tên gọi PoNagar còn được nhiều người gọi là Thiên Y A Na (nghĩa là mẹ Xứ Sở).
Thuyền rồng đưa du khách đến điện Hòn Chén
Sau này, Liễu Hạnh Công Chúa (tức Vân Hương Thánh Mẫu) cũng được đưa vào thờ ở điện Hòn Chén. Ngoài ra, điện Hòn Chén còn là nơi thờ Phật, thờ Quan Công và các vị thần thánh khác. Nhờ những nét riêng của mình mà điện Hòn Chén hiện nay không chỉ là một thắng cảnh du lịch tuyệt đẹp mà còn là điểm tham quan văn hóa độc đáo.
Trong danh sách các địa điểm du lịch Huế không thể thiếu điện Hòn Chén.
Một góc điện Hòn Chén
3. Tìm hiểu kiến trúc điện Hòn Chén
Điện Hòn Chén là cụm di tích có hơn 10 công trình kiến trúc, nằm trên núi Ngọc Trản soi bóng bên dòng sông Hương. Kiến trúc chính của điện là Minh Kính Đài, tọa lạc ở giữa; bên phải là nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện và chùa Thánh; bên trái là dinh Ngũ Hành, động thờ ông Hổ, bàn thờ các quan, anh Ngoại Cảnh. Sát bờ sông còn có am Thủy Phủ v.v..
Minh Kính Đài là ngôi điện chính trong điện cũng là công trình có ý nghĩa nhất. Hiện nay, Minh Kính Đài là nơi tổ chức lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu được khai hội vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch hàng năm. Minh Kính Đài chia làm 3 cung, theo thứ tự từ cao xuống thấp.
Lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu thu hút đông đảo du khách tham gia
Đệ nhất cung (còn gọi là Thượng cung), là nơi thờ Nữ thần Thiên Y A Na, Thánh mẫu Vân Hương, vua Đồng Khánh và một số vị thần khác. Đệ nhị cung thờ hàng chục tượng thần thánh khác nhau, là nơi bày biện các đồ thờ cúng để rước sắc trong những dịp lễ lớn. Đệ tam cung là nơi cử hành lễ cũng là nơi người dân địa phương và du khách thập phương dâng hương cúng bái.
Điện Hòn Chén thờ tượng Thánh Mẫu và nhiều vị thần khác
Điện Hòn Chén gắn liền với đời sống tâm linh của người dân xứ Huế từ bao đời nay. Đây cũng là ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp độc đáo giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian. Đến với điện Hòn Chén du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng một nét kiến trúc cổ kính bên dòng sông Hương, đồng thời tìm hiểu về tôn giáo, lịch sử, văn hóa và con người xứ Huế.
Ngoài điện Hòn Chén, du khách có thể ghé thăm đồi Thiên An, chùa Thiên Mụ, núi Ngự Bình, đập Lập An… trong chuyến du lịch Huế.
Viet Fun Travel