- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Địa điểm du lịch Huế - Cầu Trường Tiền
Hiện nay, trong quy hoạch giao thông của Huế đã xuất hiện thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hương. Tuy nhiên, đối với người dân địa phương cũng như khách du lịch, cầu Trường Tiền vẫn giữ vai trò quan trọng và là địa điểm tham quan hấp dẫn khi đến với Cố đô
Hiện nay, trong quy hoạch giao thông của Huế đã xuất hiện thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hương. Tuy nhiên, đối với người dân địa phương cũng như khách du lịch, vẫn giữ vai trò quan trọng và là địa điểm tham quan hấp dẫn khi đến với Cố đô Huế.
Cầu Trường Tiền nằm ở đâu?
Cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương với đầu cầu phía Nam thuộc phường Phú Hợi, đầu cầu phía Bắc thuộc phường Phú Hòa và ở giữa là thành phố Huế. Cầu Trường Tiền hay còn gọi là cầu Tràng Tiền được thiết theo kiến trúc Gothic với chiều dài 402,60m gồm có 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khổ cầu 6m và khẩu đổ mỗi nhịp 67m.
Cùng với sông Hương và núi Ngự Bình, cầu Trường Tiền được công nhận là một trong những biểu tượng đặc trưng nhất của Huế. Cây cầu mang hình dáng mềm mại, nhẹ nhàng và uyển chuyển như tính cách, tâm hồn của người dân xứ Huế.
Mỗi khi đến du lịch Huế, du khách trong và ngoài nước đều tìm cơ hội ghé qua cầu Trường Tiền để ngắm nhìn phong cảnh thơ mộng, thanh bình qua những hình ảnh như những tà áo dài tung bay trong gió của nữ sinh Huế, những con thuyền lờ lững trên sông, hoa phượng đỏ nở rộ vào độ hè về…
Cầu Trường Tiền - Biểu tượng của xứ Huế mộng mơ.
Lịch sử thăng trầm của cầu Trường Tiền
Cầu Trường Tiền là một trong những cây cầu đầu tiên có kết cấu thép được xây dựng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX ở Đông Dương với vật liệu và kỹ thuật của phương Tây. Ban đầu, tên chính thức của cầu là Thành Thái rồi lại đổi tên thành Clémenceau, Nguyễn Hoàng...
Tuy nhiên, do ngày trước phía đối diện tả ngạn của cầu là một xưởng đúc tiền của Triều Nguyễn nên người dân quen gọi là cầu Trường Tiền. Vào năm 1896, vua Thành Thái đã ban chỉ dụ xây dựng cầu sắt và đến tháng 4/1897, Toàn quyền Đông Dương đã đến Huế và bàn bạc với triều đình nên đầu tư xây dựng cầu trở nên bền vững hơn. Sau 2 năm, hoàn thành xong cây cầu gồm 6 nhịp dầm bằng thép với nền lát gỗ lim.
Cũng như chợ Đông Ba, cầu Trường Tiền cũng trải qua những năm tháng thăm trầm của lịch sử cố đô, bị nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp thuở nguyên sơ.
Cầu Trường Tiền là cây cầu nhiều lần gãy nhịp và được dựng lại nhất ở Việt Nam.
Khi mới hoàn thành, cầu Trường Tiền là cây cầu thép vững chắc với kỹ thuật và kết cấu văn minh khiến cho chính quyền thực dân Pháp vô cùng tự hào. Do đó, Viên toàn quyền Đông Dương còn tuyên bố khi nào cầu sập thì Pháp sẽ trả lại quyền độc lập tự do cho nước Nam.
Nhưng chỉ sau 5 năm tức năm Nhâm Thìn 1904, cơn bão lịch sử khiến cây cầu thép bị sụp đổ và làm bay mất 4 nhịp cầu xuống sông Hương. Đến năm 1906, cầu Trường Tiền đã được tu sửa lại và mặt cầu đúc bằng bê tông cốt thép.
Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại thì cầu lại được trùng tu và cải tạo lớn một lần nữa với việc mở rộng thêm hành lang hai bên cho người đi bộ, đi xe đạp và phần hành lang ở giữa rộng hơn như ban công làm nơi ngắm cảnh, nghỉ chân hay tránh nhau.
Vào ngày 19/12/1946, bom mìn trong chiến tranh Việt – Pháp đã làm cầu Trường Tiền sập hai bên phía tả ngạn và 2 năm sau, cầu lại được tu sửa tạm để cho người dân đi lại. Đến năm 1953, cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ. Trong cuộc tổng tiến công diễn ra vào năm 1968, một tấn thuốc bom đã phá hủy hoàn toàn trụ cầu thứ 3 và sập nhịp cầu số 4, đổ xuống lòng sông Hương. Khi đó, một chiếc cầu phao lát bằng gỗ theo kiểu dã chiến đã được dựng lên để nối đôi bờ sông trong thời gian chờ cầu tu sửa lại.
Có thể nói, kể từ khi hoàn thành vào năm 1899 đến nay, cầu Tràng Tiền là cây cầu nhiều lần bị gãy nhịp và cũng được dựng lại nhiều nhất ở Việt Nam.
Cầu Trường Tiền đẹp ảo mộng trong ánh chiều tà.
Sau khi chiến tranh kết thúc và đất nước hòa bình thống nhất vào năm 1975, mãi đến năm 1991 cầu Trường Tiền mới được đại trùng tu và kéo dài đến tận năm 1995 mới hoàn thành xong. Trong lần khôi phục này đã có nhiều thay đổi vô cùng quan trọng, đó là dỡ bỏ những ban công ở hành lang hai bên và lòng cầu bị hẹp lại do nẹp thêm hai ống lan can.
Đặc biệt, màu sơn ghi xám thay cho màu nhũ bạc nguyên bản và tấm biển đồng gắn ở đầu cầu với tên cầu Tràng Tiền thay cho cầu Trường Tiền đã tạo nên sự thiếu thống nhất về lịch sử tên gọi của cầu.
Vào dịp lễ hội Festival Huế năm 2002, cùng với các địa điểm du lịch Huế hấp dẫn khác, cầu Trường Tiền cũng được trang trí lộng lẫy bằng hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại, được điều khiển bằng phần mềm lập trình. Điều này đã khiến khi đêm xuống, cầu trở nên huyền ảo, lung linh hơn với nhiều màu sắc rực rỡ.
Cầu Trường Tiền rực rỡ về đêm.
Với chiều dài lịch sử hơn 100 năm, cầu Trường Tiền đã trải qua rất nhiều thăng trầm cùng với người dân Huế. Hình ảnh những nhịp cầu cong cong soi bóng xuống dòng sông Hương thơ mộng cùng những con thuyền, những tán hoa phượng đỏ và tà áo dài tung bay sẽ mãi là ký ức đẹp đẽ trong lòng xứ Huế. Bên cạnh đó, với vẻ đẹp duyên dáng của mình, cầu Trường Tiền còn trở thành nguồn cảm hứng vô tận trong giới văn nghệ sĩ.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, cầu Trường Tiền vẫn giữ được nét đẹp hiền hòa, thơ mộng và rất đặc trưng của xứ Huế. Nếu chưa có dịp đến thăm cầu Trường Tiền thì du khách hãy một lần đến với xứ Huế mộng mơ để có thể tham quan và khám phá được hết vẻ đẹp cuốn hút ấy.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Núi Ngự Bình – Vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên Huế
Núi Ngự Bình là một trong những thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng ở Huế. Mặc dù không hùng vĩ, cheo leo gập ghềnh như những ngọn núi khác nhưng núi Ngự toát lên vẻ trầm mặc, thanh thoát và cũng rất hữu tình như tâm hồn người dân xứ Huế. Nếu có dịp, mời quý kh
"Điểm mặt" TOP 6 Địa chỉ quán café yên tĩnh ở Hà Nội cho những ai cần
Hà Nội sôi động và xô bồ là thế nhưng thành phố này luôn có những góc bình yên đến lạ! Những quán café yên tĩnh ở Hà Nội mà Viet Fun Travel giới thiệu sau đây là những điển hình. Đến đây du khách có thể thoải mái “trải lòng” mình với những ly café đắng, “
Đi du lịch Hà Nội nên mua đặc sản gì về làm quà biếu?
Đi du lịch Hà Nội nên mua đặc sản gì về làm quà biếu? Đây là câu hỏi mà không ít du khách mỗi khi đi du lịch đến mảnh đất Hà Thành lại tự đặt ra cho mình. Sau đây, VietFun Travel sẽ đưa cho du khách những ý kiến thật thú vị về các món quà Hà Nội có thể đe
Những điều cần lưu ý khi đi du lịch Huế vào dịp Tết
Với vẻ đẹp thơ mộng ẩn trong cái cổ kính, cái lãng mạn, cái không khí trầm mặc rất riêng, Huế sẽ một điểm đến vô cùng thú vị cho những ai đang muốn du lịch vào dịp Tết. Tuy nhiên, để chuyến du xuân xứ Huế được thuận lợi và trọn vẹn nhất thì những điều cần
Tưng bừng Lễ hội Cổ Loa ở Hà Nội
Lễ hội Cổ Loa ở Hà Nội không chỉ là dịp để nhân dân tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng đã có công dựng và giữ nước mà còn là lễ hội văn hóa đặc sắc với nhiều hoạt động vui chơi thú vị cho mọi người thư giãn sau một năm làm việc vất vả.