- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Đến miền tây mùa nước nổi đừng bỏ lỡ trải nghiệm dỡ chà bắt cá khi lũ rút
Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Bởi vậy, việc dỡ chà bắt cá mùa này cũng đã trở thành nét văn hóa đậm chất miền Tây Nam Bộ.
Hàng năm cứ vào khoảng tháng 10 - 11 âm lịch (mùa nước rút), thì từng đàn cá, tôm lũ lượt kéo ra sông. Nếu có dịp về miền Tây, đoạn đường từ Thốt Nốt về Cần Thơ, bạn sẽ bắt gặp nhiều đống chà trải dài 2 bên bờ sông với cảnh nhộn nhịp dỡ chà của người dân nơi đây.
Chà là nhiều nhành cây chất thành từng đống dưới sông, rạch rộng chừng 20 - 40 m2 để cá, tôm có nơi trú ẩn. Sau 30 - 45 ngày, chà được dỡ lên để bắt cá vào thời điểm con nước ròng. Dỡ chà là công việc tập thể, chứ một mình không thể nào làm được, vì vậy phải thuê người có kinh nghiệm, lặn giỏi, thạo việc, hoặc anh em trong gia đình trợ giúp.
Cảnh dỡ chà trên sông Ô Môn chảy qua Cần Thơ.
Để dỡ một đống chà phải cần tối thiểu là 4 người và tuần tự tiến hành nhiều công đoạn. Trước hết, dùng lưới mắt nhỏ, phía dưới lưới có gắn chì như sợi xích sắt bao quanh đống chà, và cho người lặn bên ngoài, dùng cọc tre ngắn có nhánh để ghim mép lưới xuống bùn. Phần lưới bên trên kéo cao khỏi mặt nước khoảng 1,5 m trở lên cho cá không phóng ra ngoài.
Kế đến, dùng ghe bao bên ngoài và cho 2 người vào trong lặn dỡ những nhánh chà lên và chuyển cho người trên ghe vứt ra nơi khác. Cứ lần lượt như thế gom dần lưới hẹp lại, và cũng tiếp tục cho người lặn xuống nước ghim cọc giữ mép lưới cho kín đến khi chà không còn, lưới thu hẹp lại thành một túi cá.
Chà cho ra ngoài xong gom lưới hẹp lại thành 1 túi cá.
Cuối cùng, 2 người đứng trên mép ghe, 2 người ở dưới nước kéo lưới lên từ từ, dùng vợt xúc cá cho vào khoang thuyền, thế là xong. Giây phút cuối cùng khi kéo lưới lên là giây phút hồi hộp và căng thẳng nhất. Mọi người ai cũng căng mắt ra nhìn thành quả lao động của chính mình. Nhìn một “rừng cá” đủ loại nhảy xoi xói trong lưới, ai cũng cảm thấy vui mừng.
Những con cá chép màu vàng tươi, những con cá rô, cá lóc màu nâu sẫm, những con cá linh, cá mè vinh vãy trắng bạc, và nhiều chủng loại cá, tôm, tép... kích cỡ khác nhau. Có những con cá còn nhỏ cố tung mình thoát khỏi lưới nhưng không được; có con “sức cùng lực kiệt” phải kẹt vây, kỳ vào lưới treo lủng lẳng. Được hòa mình vào cuộc sống lao động của người dân bạn mới thật sự cảm nhận được bức tranh quê sống động.
Xúc cá cho vào ghe rọng.
Mô hình “chất chà trên sông” là một trong những hình thức đánh bắt cá đặc trưng của người dân miền Tây mang lại hiệu quả kinh tế khá, đồng thời cũng là nét văn hóa tiêu biểu của cha ông ta từ thời “khai hoang lập ấp”.
Những điều bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch Huế
Đặc trưng của Huế là vô số di sản văn hóa, cùng với sự thơ mộng của khung cảnh và con người và nét ẩm thực cung đình đặc trưng, sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm độc đáo mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi đâu.
Rực vàng dâu Hạ Châu Phong Điền
Từ tháng 6 đến tháng 11, du khách khi đến Cần Thơ sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước màu vàng ngon mắt của những chùm dâu Hạ Châu, treo lủng lẳng dọc hai bên đường tỉnh lộ 923 vào trung tâm huyện lỵ Phong Điền.
Những điều chinh phục du khách ở miền Tây
Cảnh tấp nập trên chợ nổi, nhào xuống ruộng bắt cá, ăn cá lóc nướng trui... là 7 "kỳ quan" đáng nhớ của xứ sở sông nước miền tây.
Những trải nghiệm hấp dẫn ở Phú Thọ
Với rất nhiều lễ hội và nền văn hoá đất tổ phong phú, đặc sắc, bạn sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ khi tới vùng đất tổ Phú Thọ
Những trải nghiệm thú vị khi đi du lịch Sơn La
Đến với Sơn La, bạn không chỉ hòa mình vào thiên nhiên, thưởng thức những món ăn đậm chất núi rừng Tây Bắc, mà còn có những trải nghiệm đáng nhớ.